Xây dựng nền tảng giáo dục vững chắc - Con đường dẫn tới thịnh vượng ở Đông Á và Thái Bình Dương cho tất cả mọi người
Mở đầu, (W.B) đã nhấn mạnh, kỷ niệm Ngày Giáo dục Thế giới năm nay, các nhà giáo dục đã mang đến cơ hội để suy ngẫm về sức mạnh biến đổi của giáo dục. Các quốc gia ở Đông Á có những kinh nghiệm phù hợp với tăng trưởng kinh tế kể từ những năm 1970, được gọi là “phép màu Đông Á”. Phép màu này dựa trên sự kết hợp của chính sách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế hướng ngoại, sử dụng nhiều lao động với đầu tư thích hợp cho giáo dục. Nhấn mạnh vào khả năng đọc viết và tính toán, giáo dục đã trang bị cho nhân loại, từ những người nông dân biết vận dụng tiến bộ công nghệ nông nghiệp đến những người làm ăn phát đạt trong sản xuất xuất khẩu, những kỹ năng cần thiết về tiến bộ kinh tế kỹ thuật. Tuy nhiên, tiến bộ đạt được trong giáo dục lại diễn ra không đồng đều.
Dữ liệu Đánh giá Học sinh Quốc tế (PISA) của OECD, đo lường trình độ đọc, toán và khoa học của học sinh lứa tuổi 15 cho thấy, sự khác biệt đang kể về kết quả giữa các quốc gia ở Đông Á. Mặc dù khu vực có hệ thống giáo dục tốt trên thế giới; một số quốc gia đạt được tiến bộ đáng kể; nhưng vẫn còn nhiều nước đang phải vật lộn với những vấn đề cơ bản.
Tỷ lệ nhập học ở bậc tiểu học và trung học trong khu vực khá cao, song các quốc đảo Thái Bình Dương vẫn còn quá nhiều trẻ em và thanh thiếu niên không phát triển được khả năng đọc viết và tính toán, Báo cáo của Ngân hàng Thế giới về “Hoàn thiện nền tảng Giáo viên và giáo dục cơ bản ở Đông Á và Thái Bình Dương”cho biết , gốc rễ của các vấn đề trong độ tuổi dưới 15 là trình độ của những năm đầu đi học: Hơn một nửa trong 10 năm học đầu đời của trẻ ở các nước thu nhập trung bình gặp khó khăn với khả năng đọc và làm toán cơ bản; khoảng cách về kỹ năng nền tảng bày không chỉ là vấn đề giáo dục mà còn là vấn đề kinh tế. Hầu hết các quốc gia thu nhập trung bình đều mong muốn tăng trưởng nhanh và phát triển kinh tế tri thức dựa trên công nghệ. Tuy nhiên, việc thiếu các kỹ năng nền tảng khiến những nước này gặp khó khăn trong phát triển nhân lực có trình độ kỹ thuật số và kỹ năng tiên tiến,nhất là về Kỹ thuật và Toán học. Cần có những người tốt nghiệp có tay nghề cao để ươm tạo tinh thần kinh doanh và thu hút các ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao nhưng lại đang bị thiếu hụt. Do phát triển kỹ năng là một quá trình tích lũy nên không có con đường tắt nào để phát triển kỹ năng phức tạp mà nền kinh tế hiện đại đang cần.
Học sinh cần có khả năng không chỉ đọc và hiểu văn bản mà còn phải biết đánh giá thông tin, đưa ra phán đoán về các sự kiện, cạnh tranh và hành động. Ngoài ra, cần biết phát triển khả năng diễn giải và áp dụng kiến thức vào các vấn đề hàng ngày. Đây là khả năng nền tảng mà mọi người đều cần để ứng phó với tình huống không quen thuộc và đưa ra những đổi mới kịp thời. Các quốc gia có thể giải quyết thách thức này như thế nào? Ngày càng có nhiều bằng chứng chứng tỏ, khi trẻ em đến trường và sẵn sàng học tập thì giáo viên lại là người có tác động lớn nhất đến việc học những kỹ năng nền tảng này.
Nhiều nước đã tập trung vào ba lĩnh vực để củng cố. Đó là: Trước hết, biến nghề dạy học trở thành một nghề hấp dẫn và có chọn lọc, thông qua cải cách tiền lương, đặc biệt là ở đầu vào, điều kiện làm việc và sàng lọc khắt khe như ở Thượng Hải (Trung Quốc), Hàn Quốc và Singapore đã từng làm. Thứ 2, nâng cao năng lực giáo viên thông qua đào tạo và vận dụng công cụ nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng giảng dạy. Bằng chứng quốc tế cũng cho thấy, những chương trình hiệu quả nhất đã tập trung vào nội dung kiến thức, tạo cơ hội thực hành; cung cấp hỗ trợ huấn luyện liên tục và liên kết đào tạo với các khuyến khích nghề nghiệp. Ba là, thúc đẩy nỗ lực của giáo viên trong mọi lĩnh vực để học sinh đi học đầy đủ và sử dụng hiệu quả thời gian trên lớp thông qua cơ chế giải trình trách nhiệm và giải quyết các vấn đề kém hiệu quả.
Việt Nam đã đạt tỷ lệ vắng mặt thấp ở các cấp học nhờ đánh giá giáo viên và trách nhiệm giải trình rõ ràng; song cần thúc đẩy mạnh ngành công nghiệp trong phát triển kỹ năng bằng cách thu hút sự tham gia của các công ty hàng đầu vào lĩnh vực sản xuất và dịch vụ trong thiết kế chương trình giảng dạy, tuyển dụng giảng viên có kinh nghiệm thực tế và cung cấp cơ hội học tập tại những nơi làm việc khác nhau. Các quốc gia có thể điều chỉnh hiệu quả việc cung cấp kỹ năng phù hợp. Hàn Quốc là một ví dụ điển hình về vai trò của các công ty hàng đầu trong thiết lập các chương trình theo nhu cầu trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Từ lâu, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ cải cách thành công trong củng cố hệ thống giáo dục đào tạo nhằm đạt được thịnh vượng kinh tế khu vực và học hỏi từ những nước thành công này. W.B sẽ tiếp tục hợp tác chặt chẽ với các nước để củng cố hệ thống giáo dục, tập trung vào các kỹ năng nền tảng và phát triển giáo viên. Hy vọng kinh nghiệm từ khu vực sẽ là những bài học quý trong hoạch định chiến lược và phát triển giáo dục ở nước ta./.