Nghề “gõ” sầu riêng

TH
Huyện Phong Điền đang rộ vụ thu hoạch sầu riêng. Đây cũng là thời điểm mà bà con nông dân trông đợi nhất trong năm. Năng suất vụ sầu riêng năm nay tăng so với cùng kỳ năm trước nên người làm nghề "gõ” sầu riêng (còn gọi là thợ gõ, thợ cắt) cũng bận rộn hơn. Tại các nhà vườn, giá nhân công thợ "gõ" sầu riêng dao động từ 1-3 triệu đồng/người/ngày. Tiền công cao nhưng không mấy ai theo được nghề.

 

Anh Huỳnh Tuấn Kiệt tất bật với công việc "gõ" sầu riêng vào thời điểm rộ vụ mùa thu hoạch.

Anh Huỳnh Tuấn Kiệt tất bật với công việc "gõ" sầu riêng vào thời điểm rộ vụ mùa thu hoạch.

Đi cùng anh Huỳnh Tuấn Kiệt, một thợ "gõ" sầu riêng tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, chúng tôi được trải nghiệm một buổi thu hoạch đầy thú vị. Chỉ với chiếc dao Thái, anh Kiệt thoăn thoắt trèo lên cây cao, dùng cán dao gõ từng trái sầu riêng để lắng nghe âm thanh. Trái nào đạt đủ 8 tuổi, anh mới cắt trái. Cứ thế, anh thoăn thoắt hái trái, chẳng mấy chốc đã được hàng chục giỏ đầy.

Top Xuyên Việt: https://topxuyenviet.com/du-lich/

Thông thường, chỉ cần ngửi mùi thấy thơm, gai cứng, “da đồi mồi” là biết trái đã chín. Nhưng cái tài của người “gõ” sầu riêng chính là thẩm định được độ tuổi trái ngay từ lúc chưa ngửi được mùi thơm. Anh Kiệt bộc bạch: “Khi sầu riêng chín, vỏ thường teo lại nên gõ sẽ nghe tiếng “bộp bộp”; khi gõ nghe chát, đanh cứng “boong boong” nghĩa là trái sầu riêng chưa chín. Trái đủ 8 tuổi trở lên khi cắt xuống để tự nhiên vẫn chín, hàng 7 tuổi phải dùng biện pháp ủ chín, còn hàng nhỏ tuổi hơn là trái non”. Để phân biệt sầu đạt 7 tuổi và 8 tuổi rất khó vì âm thanh gõ rất giống nhau. Do đó, phải gõ 2 vị trí là phần cuối và giữa trái sầu để phân biệt âm thanh. Âm thanh gõ ở trái 8 tuổi sẽ nghe “bộp bộp” rõ hơn. Anh Kiệt lý giải, đó là do trái sầu riêng thường chín từ dưới lên.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Kiệt bộc bạch: “Gia đình tôi trồng sầu riêng mấy chục năm nay. Từ nhỏ, vào lúc thu hoạch trái, tôi thường phụ tiếp thương lái và học lóm được nghề này. Chỉ là thao tác gõ cán dao đơn giản nhưng nhận ra sự khác nhau giữa các âm thanh lại rất khó. Nhiều người theo nghề hái sầu riêng thuê đã mấy mùa, được tiếp cận nhiều thợ chuyên "gõ" sầu nhưng vẫn chưa học được nghề. Trước khi chính thức trở thành thợ “gõ” chuyên nghiệp, tôi cũng rất nhiều lần cắt nhầm trái non. Do đó, nghề này rất cần chịu khó, sáng ý mới có thể gắn bó, làm nghề chuyên nghiệp”. Hiện nay, dù đã theo nghề gần 10 năm nhưng anh Kiệt vẫn rất cẩn trọng. Không chỉ gõ trái mà anh còn cẩn thận “nêm cơm” để hạn chế xảy ra rủi ro. Bởi với những người làm nghề này, chỉ cần “gõ” nhầm trái non sẽ mất uy tín với thương lái.

Anh Kiệt cho biết, thợ "gõ" sầu riêng chịu khó theo nghề sẽ có thu nhập khá ổn định. Trên địa bàn huyện Phong Điền hiện có khoảng 4 vựa lớn và 50 vựa nhỏ chuyên kinh doanh mua bán sầu riêng. Các vựa nhỏ chủ yếu hoạt động theo mùa, tiêu thụ hàng gia đình. Thông thường, mỗi vựa đều thuê một đội ngũ thợ "gõ" riêng bởi sầu riêng là mặt hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhờ đó, nghề "gõ" sầu riêng cũng ăn nên làm ra. Tại các vựa sầu riêng lớn với số lượng thu mua từ 3-5 tấn trái/ngày, giá nhân công “gõ” sầu riêng khoảng 500 đồng/kg; tại vựa nhỏ có số lượng thu mua khoảng 1,5 tấn thì giá công “gõ” khoảng 1.000 đồng/kg. Đối với thợ lành nghề, chỉ cần một buổi, đã có thể “gõ”và thu hoạch 3-5 tấn trái. Giá nhân công cao nên người làm nghề có thu nhập ổn định; nhất là khi vào vụ cao điểm, thợ “gõ” sầu riêng có thu nhập từ 1-3 triệu đồng/ngày.

Thời điểm này, sầu riêng đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Ông Lê Văn Sanh, ngụ tại ấp Nhơn Thọ 2A, xã Nhơn Ái, cho biết, nhờ kinh doanh mua bán trái cây mà ông học được bí quyết “gõ” sầu riêng. Hiện nay, ông là người trực tiếp đi thẩm định và thu mua sầu riêng ở nhiều nhà vườn. Trung bình mỗi ngày, ông thu mua khoảng 2-3 tấn trái; sau khi trừ chi phí mang về lợi nhuận khoảng 6 triệu đồng.

Huyện Phong Điền là địa phương có diện tích trồng sầu riêng khá lớn, với khoảng 2.000ha, chủ yếu là giống hạt lép Ri6. Là giống trái cây ngon nên những năm gần đây, bà con nông dân tăng diện tích trồng, đời sống ngày càng cải thiện, vươn lên khấm khá. Đây là niềm vui chung và cũng là điều kiện để những thợ "gõ" sầu riêng thêm an tâm, gắn bó với nghề.

 

Anh Huỳnh Tuấn Kiệt tất bật với công việc "gõ" sầu riêng vào thời điểm rộ vụ mùa thu hoạch.

Anh Huỳnh Tuấn Kiệt tất bật với công việc "gõ" sầu riêng vào thời điểm rộ vụ mùa thu hoạch.

Đi cùng anh Huỳnh Tuấn Kiệt, một thợ "gõ" sầu riêng tại xã Nhơn Nghĩa, huyện Phong Điền, chúng tôi được trải nghiệm một buổi thu hoạch đầy thú vị. Chỉ với chiếc dao Thái, anh Kiệt thoăn thoắt trèo lên cây cao, dùng cán dao gõ từng trái sầu riêng để lắng nghe âm thanh. Trái nào đạt đủ 8 tuổi, anh mới cắt trái. Cứ thế, anh thoăn thoắt hái trái, chẳng mấy chốc đã được hàng chục giỏ đầy.

Thông thường, chỉ cần ngửi mùi thấy thơm, gai cứng, “da đồi mồi” là biết trái đã chín. Nhưng cái tài của người “gõ” sầu riêng chính là thẩm định được độ tuổi trái ngay từ lúc chưa ngửi được mùi thơm. Anh Kiệt bộc bạch: “Khi sầu riêng chín, vỏ thường teo lại nên gõ sẽ nghe tiếng “bộp bộp”; khi gõ nghe chát, đanh cứng “boong boong” nghĩa là trái sầu riêng chưa chín. Trái đủ 8 tuổi trở lên khi cắt xuống để tự nhiên vẫn chín, hàng 7 tuổi phải dùng biện pháp ủ chín, còn hàng nhỏ tuổi hơn là trái non”. Để phân biệt sầu đạt 7 tuổi và 8 tuổi rất khó vì âm thanh gõ rất giống nhau. Do đó, phải gõ 2 vị trí là phần cuối và giữa trái sầu để phân biệt âm thanh. Âm thanh gõ ở trái 8 tuổi sẽ nghe “bộp bộp” rõ hơn. Anh Kiệt lý giải, đó là do trái sầu riêng thường chín từ dưới lên.

Chia sẻ về công việc của mình, anh Kiệt bộc bạch: “Gia đình tôi trồng sầu riêng mấy chục năm nay. Từ nhỏ, vào lúc thu hoạch trái, tôi thường phụ tiếp thương lái và học lóm được nghề này. Chỉ là thao tác gõ cán dao đơn giản nhưng nhận ra sự khác nhau giữa các âm thanh lại rất khó. Nhiều người theo nghề hái sầu riêng thuê đã mấy mùa, được tiếp cận nhiều thợ chuyên "gõ" sầu nhưng vẫn chưa học được nghề. Trước khi chính thức trở thành thợ “gõ” chuyên nghiệp, tôi cũng rất nhiều lần cắt nhầm trái non. Do đó, nghề này rất cần chịu khó, sáng ý mới có thể gắn bó, làm nghề chuyên nghiệp”. Hiện nay, dù đã theo nghề gần 10 năm nhưng anh Kiệt vẫn rất cẩn trọng. Không chỉ gõ trái mà anh còn cẩn thận “nêm cơm” để hạn chế xảy ra rủi ro. Bởi với những người làm nghề này, chỉ cần “gõ” nhầm trái non sẽ mất uy tín với thương lái.

Anh Kiệt cho biết, thợ "gõ" sầu riêng chịu khó theo nghề sẽ có thu nhập khá ổn định. Trên địa bàn huyện Phong Điền hiện có khoảng 4 vựa lớn và 50 vựa nhỏ chuyên kinh doanh mua bán sầu riêng. Các vựa nhỏ chủ yếu hoạt động theo mùa, tiêu thụ hàng gia đình. Thông thường, mỗi vựa đều thuê một đội ngũ thợ "gõ" riêng bởi sầu riêng là mặt hàng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Nhờ đó, nghề "gõ" sầu riêng cũng ăn nên làm ra. Tại các vựa sầu riêng lớn với số lượng thu mua từ 3-5 tấn trái/ngày, giá nhân công “gõ” sầu riêng khoảng 500 đồng/kg; tại vựa nhỏ có số lượng thu mua khoảng 1,5 tấn thì giá công “gõ” khoảng 1.000 đồng/kg. Đối với thợ lành nghề, chỉ cần một buổi, đã có thể “gõ”và thu hoạch 3-5 tấn trái. Giá nhân công cao nên người làm nghề có thu nhập ổn định; nhất là khi vào vụ cao điểm, thợ “gõ” sầu riêng có thu nhập từ 1-3 triệu đồng/ngày.

Thời điểm này, sầu riêng đang bước vào mùa thu hoạch rộ. Ông Lê Văn Sanh, ngụ tại ấp Nhơn Thọ 2A, xã Nhơn Ái, cho biết, nhờ kinh doanh mua bán trái cây mà ông học được bí quyết “gõ” sầu riêng. Hiện nay, ông là người trực tiếp đi thẩm định và thu mua sầu riêng ở nhiều nhà vườn. Trung bình mỗi ngày, ông thu mua khoảng 2-3 tấn trái; sau khi trừ chi phí mang về lợi nhuận khoảng 6 triệu đồng.

Huyện Phong Điền là địa phương có diện tích trồng sầu riêng khá lớn, với khoảng 2.000ha, chủ yếu là giống hạt lép Ri6. Là giống trái cây ngon nên những năm gần đây, bà con nông dân tăng diện tích trồng, đời sống ngày càng cải thiện, vươn lên khấm khá. Đây là niềm vui chung và cũng là điều kiện để những thợ "gõ" sầu riêng thêm an tâm, gắn bó với nghề.