Kỳ 17.
Sau cách mạng chính trị thì họ tiến hành cách mạng kinh tế, đẩy mạnh kinh tế thương nghiệp, đặc biệt là tiến hành công nghiệp hóa, tức là sản xuất bằng máy móc, đi lại trên bộ bằng tàu hỏa, ô tô có động cơ, trên biển thì có tàu thủy… Đặc biệt là cải tạo vũ khí tinh xảo hiện đại, thay gươm giáo bằng đại bác, tàu chiến, súng cầm tay của bộ binh cũng bắn nhanh bằng đạn đồng. Tất cả các loại súng to, nhỏ của họ bắn nhanh bằng đạn đồng, vỏ đồng trong đã có thuốc, chỉ cần mổ vào đít đạn là nổ, đạn đại bác của họ bắn trên tàu chiến hoặc trên bộ xe kéo đạn rơi xuống mới nổ như bom phá, có tính chất sát thương phá hủy lớn. Trong khi đó thần công của ta và của Trung Quốc muốn bắn phải nhồi thuốc rất lâu, đạn rơi xuống không nổ, chỉ như ném hòn gang xuống, trúng ai người đó mới bị thương hoặc chết. Lính bộ binh của ta phần lớn vẫn trang bị giáo mác, một vài khẩu súng hỏa mai trong một đơn vị hàng trăm người, bắn bằng đạn chì chỉ dùng để đi săn, khi bắn vẫn phải nhồi thuốc. Các quý vị đều biết trong các trận chiến ở Gia Định năm 1859, ở Đại đồn Chí Hòa, tại thành Biên Hòa, tại thành Hà Nội năm 1873 và năm 1882, quân ta đông hàng vạn chống cự rất anh dũng nhưng vì không có vũ khí hiện đại, quân Pháp chỉ có vài nghìn, thậm chí vài trăm vẫn phá được các thành lũy kiên cố của ta. Năm 1884 ta mất nước vì nhiều nguyên nhân, trong đó có một nguyên nhân quan trọng là không có có vũ khí hiện đại. Phong trào Cần Vương vừa qua thất bại là do nhiều nguyên nhân, một trong số đó là thiếu vũ khí. Trong khởi nghĩa Phan Đình Phùng ở Hương Khê - Hà Tĩnh, tướng Cao Thắng đã bắt chước mẫu của Pháp chế tạo súng trường 1874 đã làm cho quân Pháp rất khiếp sợ nhưng sản xuất bằng thủ công của vài lò rèn, cuối cùng cũng không sản xuất được nhiều vì thiếu nguyên vật liệu và không có máy móc. Tôi đã lên Yên Thế năm 1902 thăm Hoàng Hoa Thám. Một trong những lý do tồn tại cho đến nay của nghĩa quân Yên Thế cũng có nhiều nguyên nhân, trong đó có lý do là mua được vũ khí buôn lậu từ Quảng Đông, Quảng Tây Trung Quốc nhưng vẫn không được nhiều. Cho nên sự nghiệp của Duy Tân hội có thành công hay không là do nhiều yếu tố trong đó có yếu tố có nhiều vũ khí hiện đại hay không. Nhưng lấy vũ khí ở đâu ra? Hiện nay quân Pháp kiểm soát sắt thép với dân ta rất gắt gao, ta lại không có nhà máy, không có công nghiệp hiện đại. Thắng lợi của Duy Tân hội do nhiều yếu tố trong đó có vấn đề vũ khí buộc ta cầu viện quân đội Nhật Bản đánh Pháp. Cầu ngoại viện đánh Pháp không phải là chúng ta không tin vào sức mạnh đồng bào ta, nhưng cho dù anh hùng mà ngày nay không có vũ khí hiện đại trong tay chúng ta cũng sẽ thất bại. Thời kỳ Tiền Lê, Lý, Trần, Hậu Lê, Tây Sơn, Vũ khi quân xâm lược Trung Quốc cũng giống như vũ khí của ta, gươm giáo cung tên như nhau nên ta đã đánh bại quân đội phong kiến Trung Quốc khi chúng sang xâm lược. Nay ta cầu viện thì cầu viện nước nào? Trung Quốc chăng? Trung Quốc dưới chế độ phong kiến nhà Thanh lạc hậu, vũ khí cũng lạc hậu không hơn gì nước ta nên đã bị các nước tư bản phương Tây đánh bại trong các cuộc chiến tranh thuốc phiện năm 1840, 1856, Phải cắt đất đai cho các nước Anh, Pháp, Tây Bồ... làm tô giới, mở các cửa biển cho chúng thông thương, ký các hiệp ước bất bình đẳng bán nước. Các nước phương Tây còn tràn vào Bắc Kinh cướp phá vơ vét tàn nhẫn không khác gì năm 1885 quân Pháp tràn vào cướp bóc giết chóc ở kinh thành Huế. Các nước tư bản phương Tây còn chiếm mỗi nước một vùng rộng lớn làm khu vực ảnh hưởng. Tô giới là vùng đất mà một đế quốc chiếm trọn một vùng và kiểm soát, chỉ có người của chúng mới được vào ra, kể cả người Trung Quốc cũng không được bén mảng, còn khu vực anh hưởng là vùng chúng độc quyền buôn bán. Ngày nay Trung Quốc đang bị các nước tư bản Phương Tây xâu xé, mất độc lập nghiêm trọng. Tháng 9 năm 1894 hạm đội lớn Bắc Dương của Trung Quốc đã bị hạm đội Nhật Bản hiện đại hơn đánh bại và tiêu diệt ở biển Hồng Hải, 8/10 tàu của Hạm đội bị đánh chìm, bộ binh cũng bị bộ binh Nhật Bản đánh bại. Nhật Bản đã tiêu diệt 35.000 lính nhà Thanh, nhà Thanh phải nhường ảnh hưởng ở Tiều Tiên cho Nhật Bản. Nhật Bản chiếm đóng cả đảo Đài Loan, đảo Bành Hồ, cảng Lữ Thuận thuộc bán đảo Lưu Đông. Nhà Thanh phải bồi thường cho Nhật Bản 340.000.000 lạng bạc, tương đương 210.000.000 USD, tương đương ngân sách Nhật Bản trong vòng 5 năm. Vì lạc hậu mà Trung Quốc nước lớn tới 9,6 triệu km2, dân số 700 triệu người đã bị Nhật Bản là nước nhỏ hơn nhiều lần đánh bại. Ở Việt Nam, Trung Quốc đã bị Pháp đánh bại ở miền Bắc Việt Nam trong cuộc chiến tranh năm 1883-1884. Cho nên những trí thức mang tư tưởng mới của Trung Quốc như Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu nhận thấy vấn đề nên đã vận động Duy Tân cứu nước, nhưng cuộc biến pháp năm 1898 đã bị phe phong kiến bảo thủ Từ Hy Thái hậu phản công lại. Các biến pháp (những cải cách) của hai ông được vua Quang Tự ủng hộ thất bại. Vua Quang Tự bị bắt giam, còn nhiều người, trong đó có Lương Khải Siêu phải chạy trốn sang Nhật Bản, phe biến pháp hàng nghìn người bị giết trong đó có nhiều trí thức duy tân quan trọng. Mới rồi đây Nhật Bản còn đánh bại cả đế quốc Nga, một trong những nước mạnh của châu Âu, tiêu diệt hạm đội Thái Bình Dương của Nga trong cuộc chiến tranh Nga- Nhật từ 8-2 năm 1904 đến 10-8 năm 1904 ở biển Hoàng Hải. Kết quả thủy quân Nga bị tiêu diệt 5.000 lính, lục quân của Đế quốc Nga bị tiêu diệt 39.518 lính, Nga mất cảng Lữ Thuận, Đại Liên, đường sắt Chang Chim, đảo Sa Kha lin, Nhật Bản làm chủ vùng biển Cam trát ca.
Cử tọa có tiếng xôn xao:
-Hả, Nhật Bản có sức mạnh quân sự mạnh như vậy sao?
-Thưa quý vị, quý vị có biết vì sao Nhật Bản vươn lên thành cường quốc ở châu Á và thế giới không?
Có tiếng của một đại biểu:
-Đề nghị ngài Chủ tịch giải thích.
-Nhật Bản trước năm 1868 vẫn là một nước phong kiến do dòng họ Tô ky ga oa thống trị. Chế độ phong kiến này suy yếu phải dựa vào Pháp, nước Nhật Bản có nguy cơ rơi vào tay Pháp, bị Pháp xâm lược. Năm lãnh chúa ở các công quốc tây nam là Hốc Cai đô, Hoshu, Sihihoku, Kyushu và Okinawa vốn đã có nền kinh thế buôn bán thị trường phát triển, có tư tưởng duy tân đất nước, đã liên kết lại đánh bại quân đội của Tô Ky ga oa, lật đổ triều đại này năm 1868, trả lại chính quyền cho Thiên Hoàng Mút xô hy tô (Minh Trị) và tiến hành cải cách đổi mới, gọi là Minh Trị Duy Tân, ra sức phát triển công thương nghiệp, đưa thanh niên sang du học ở các nước phương Tây, tiếp nhận khoa học kỹ thuật, kiến thức mới và về xây dựng đất nước, xây dựng quân đội Nhật Bản theo mô hình quân đội Phổ (Đức). Hai sự kiện Nhật Bản đánh bại Trung Quốc, đánh bại Nga, một đất nước diện tích bằng 1/6 quả địa cầu đủ thấy sức mạnh quân sự của họ hùng mạnh như thế nào. Cho nên nếu cầu viện nước ngoài chúng ta sẽ cầu viện Nhật Bản vì họ có lực lượng quân sự mạnh có thể đánh bại quân đội Pháp, vả lại họ cùng đồng chủng đồng văn với Việt Nam ta.
-Bây giờ xin kính mời Minh chủ Kỳ Ngoại hầu Cường Để:
Kỳ Ngoại hầu Cường Để bước lên bàn diễn giả và nói:
-Thưa các quý vị, các quý vị đã về đây lập Duy Tân hội là đã tỏ lòng yêu nước và quyết tâm hoạt động cứu nước. Xin tỏ lòng kính phục, đa tạ và chúc quý vị sức khỏe, về địa phương ra sức xây dụng Duy Tân hội lớn mạnh, hoàn thành đại sự vẻ vang to lớn của chúng ta. Xin đa tạ, đa tạ.
Cường Để nói xong cúi mình chào, cả phòng họp đứng dậy chắp tay cúi đầu đồng thanh nói:
-Xin đa tạ, đa tạ Minh chủ. Chúc ngài sức khỏe lãnh đạo Duy Tân hội phát triển, hoàn thành đại sự của dân tộc.
-Xin đa tạ, đa tạ.
Phan Bội Châu nói:
-Kính mời ngài Tổng thư ký Tiểu La có lời chỉ giáo:
Tiêu La nói:
-Đại hội thành lập Duy Tân hội bế mạc. Các quý vị là những thành viên chủ chốt, về địa phương ra sức hoạt động tổ chức tốt phát triển lực lượng hội ở khắp ba kỳ. Bây giờ xin mời quý vị xuống nhà ăn chạm ly với nhau ly rượu chúc mừng đại hội thành công.
20 hội viên đứng dậy chắp tay:
-Xin đa tạ ngài Tổng thư ký.
Nam Thịnh Sơn trang vẫn chìm trong tối và yên bình. Vài vì sao trên trời nhấp nhánh xa xăm. Trong phòng ăn của sơn trang, các hội viên cụng ly với nhau như những lời thề hẹn ước cùng non sông đất nước.
* *
*
Công việc của Duy Tân hội sau khi thành lập rất nhiều nhưng Tiểu La Nguyễn Thành do nằm trong sự theo dõi của mật thám cho nên không thể đi đâu được. Thế là Nam Thịnh sơn trang thành nơi đi lại của Phan Bội Châu và những yếu nhân khác trong Hội như Đặng Tử Kính, Đặng Thái Thân, Tăng Bạt Hổ...
(Còn nữa)
CVL