Trí tuệ tập thể cho hành động: Lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm quốc gia tại Việt Nam

Vào hai ngày 19-20 tháng 3 năm 2024 vừa qua, tại thành phố Montpellier, Pháp đã diễn ra các phiên Hội thảo song song về “Quan hệ giữa Nghiên cứu và Chính sách” được phối hợp tổ chức bởi Đại học Montpellier, Pháp và Trung tâm nghiên cứu Nông nghiệp thế giới (CGIAR) nhằm thúc đẩy Chuyển đổi Hệ thống lương thực thực phẩm bền vững toàn cầu.
z5456564603488-958a29cc708a370f4c242161ad707c6f-1716131549.jpg
Toàn cảnh Hội nghị

Đại diện của Việt Nam, PGS. TS. Viện sĩ Đào Thế Anh, Phó viện trưởng Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam (VAAS) đã tham dự và phát biểu về trường hợp sử dụng cho quốc gia “Lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm quốc gia tại Việt Nam” tại mục 1.B của tài liệu này với nội dung rút gọn như sau:

z5456563832433-8905020383cd1f11b2970508af654897-1716131550.jpg
z5456560830898-8a81c83bd80ea17acf6ace0e30f02060-1716131550.jpg
PGS.TS Viện sĩ Đào Thế Anh cùng một số đại biểu tại Hội nghị

“Việt Nam hiện nay là đất nước sản xuất lương thực thực phẩm ngày càng quan trọng cho thị trường trong nước quốc tế, đồng thời đảm bảo an ninh lương thực quốc gia. Trong suốt 20 năm qua, đổi mới nghiên cứu nông nghiệp đã làm tăng diện tích sản xuất và sản lượng của các loại cây lương thực chủ chốt trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nông nghiệp thâm canh còn gây ra nhiều tác động tiêu cực đến môi trường như phát thải khí nhà kính cao, ô nhiễm đất và nước, và suy giảm đa dạng sinh học. Bên cạnh đó, cũng có rất nhiều rủi ro, cú sốc và căng thẳng ngày càng gia tăng do biến đổi khí hậu tác động đến hệ thống lương thực và là mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh lương thực và sinh kế trong tương lai của các nhóm dễ bị ảnh hưởng bởi những nguyên do này. Cho dù tỷ lệ nghèo đã giảm đáng kể, nhưng Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với vấn đề “an ninh dinh dưỡng” như một gánh nặng với nhiều thách thức như tỷ lệ suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng và béo phì. Nhu cầu cải thiện khả năng “tiếp cận chế độ ăn uống an toàn và bền vững” cho tất cả người tiêu dùng đã được thể hiện qua các nghiên cứu, và sẽ đưa ra các cuộc đối thoại chính sách đa ngành được hỗ trợ bởi các nhà khoa học. Việc xác định đồng thời các sáng kiến và cơ hội xuyên suốt rất cần thiết cho quá trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm của Việt Nam, điều đó đã góp phần vào Kế hoạch hành động quốc gia về Chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm, đảm bảo minh bạch, trách nhiệm và bền vững đến năm 2030 (National Action Plan - Food System). Lộ trình chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam được xây dựng dựa trên những đóng góp kiến thức khoa học của các nghiên cứu và học viện trường trong nước và quốc tế, bao gồm cả hai tổ chức CIRAD và IRD.”