TS Lê Thành Ý: Cải cách thể chế để đạt mức thu nhập trung bình cao và thu nhập cao

07/09/2022 15:42

Khát vọng trở thành nước thu nhập trung bình cao năm 2035 và vươn lên thu nhập cao trong năm 2045, đã thúc đẩy Việt Nam chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tạo đột phá trong triển khai thực hiện các chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội.

Trong thời gian dài, tăng trưởng đất nước dựa vào lao động giá rẻ và nguồn tài nguyên thiên nhiên đã khó vượt qua thách thức thu nhập trung bình thấp; đang đòi hỏi phải chuyển đổi việc triển khai không đồng đều chính sách và kế hoạch sang tổ chức thực hiện nhất quán và triệt để những mục tiêu đề ra.

yy1-1662539851.png

Cải thiện mạnh mẽ việc thực hiện quy định pháp luật gợi ra những vấn đề xây dựng nền tảng cải cách thể chế, nhằm tạo định chế chuyển hoá ưu tiên phát triển thành hành động cụ thể; hợp lý hoá quy trình hành chính để gia tăng hiệu lực của chính quyền các cấp; sử dụng công cụ thị trường để khuyến khích cả khu vực công lẫn tư; thực thi quy định luật pháp để nâng cao niềm tin, sự công bằng và sau cùng là thiết lập cơ chế đảm báo sự tham gia và giám sát để nâng cao tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.

Vượt qua thác thức. thực hiện ưu tiên phát triển để chuyển đổi sang một xã hội thu nhập cao

Trong thời điểm thách thức hiện nay, Việt Nam cần vượt qua hàng loạt những chuyển đổi, từ tập trung vào số lượng sang chất lượng tăng trưởng; từ giải quyết vấn đề cấp bách sang giải quyết những nội dung cơ cấu; từ thử nghiệm và nhân rộng chính sách sang khởi động một cuộc cải cách thể chế mới (còn gọi là Đổi mới lần thứ hai), từ giải quyết những vấn đề tổ chức thực thi sang thực hiện đồng thời 6 ưu tiên phát triển trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19*; đặc biệt BĐKH đã đặt ra những thách thức lớn đối với mô hình tăng trưởng. Với việc triển khai không đồng nhất, thể chế chưa sẵn sàng giải quyết những thách thức phức tạp như BĐKH và bỗ trợ chuyển đổi sang một xã hội phát triển. Những thách thức được dự báo sẽ định hướng các ưu tiên phát triển và thay đổi hành động để đạt được khát vọng thu nhập cao.

yy2-1662539857.png

Đất nước sau 35 năm Đổi mới

(* 6 ưu tiên phát triển bao gồm i), thích ứng với quá trình toàn cầu hoá chậm hơn, tăng tốc độ số hoá nền kinh tế, ii)chuyển từ tư duy tăng trưởng bằng mọi giá sang tập trung xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững;

iii) tăng cường cơ sở hạ tầng qua cải thiện chất lượng chi tiêu công và đẩy mạnh giải pháp thu hút khu vực tư nhân;

iv)cân bằng sự ổn định của ngành ngân hàng với mở rộng tài chính toàn diện

v) phát triển thị trường vốn

và vi) Chuyển từ nỗ lực giảm nghèo từng phần sang một chương trình bảo trợ xã hội trên toàn quốc)

Để đạt được mức thu nhập trung bình cao và thu nhập cao vào năm 2045, cần chuyển từ thực thi không đồng đều đối với tăng trưởng xanh (hiện thấp hơn đến 40% so với ngưỡng của các nước thu nhập trung bình thấp) sang tổ chức thực thi mạnh mẽ và nhất quán 5 trong 6 lĩnh vực ưu tiên

Theo các nhà phân tích, nền tảng 5 cải cách thể chế có thể giúp Chính phủ phát triển tầm nhìn, năng lực và tạo động lực tốt hơn; đó là yếu tố quyết định để triển khai hiệu quả cải cách nhằm tạo khung định chế vững chắc; tinh giản các quy trinh thủ tục, sử dụng các công cụ thị trường thông minh, tăng cường hiệu lực thực thi và thúc đẩy sự tham gia và giám sát. Theo đó, những cải cách tiến hành sẽ giúp định hướng cụ thể các bước cần thiết để nâng cao kết qủa thực hiện những chủ trương của Chính phủ.

Thể chế tạo khung chuyển hoá tầm nhìn cải cách

Khung định chế đảm bảo sự lãnh đạo và phối hợp mạnh mẽ thành tố của tầm nhìn, Thiếu định chế cụ thể và vững chắc, sự phối hợp giữa các cơ quan thực hiện cải cách sẽ gặp khó khăn; không có cơ quan trụ cột thực thi cải cách, những thông điệp chính sách của lãnh đạo nhà nước khó chuyển hoá thành các kế hoạch hành động cụ thể và nhất quán. Thiếu cơ quan thực thi trụ cột sẽ làm suy giảm trách nhiệm giải trình và từ đó, giảm động lực do chức năng và trách nhiệm thể chế bị phân tán và không xác định rõ ràng.

yy3-1662539862.png

Nghị quyết 15-NQ/TW (ngày 5/5/2022 của Bộ Chính tạo bước đột phá cho Thủ đô Hà Nội 

Từ Hiến pháp 1992 được thông qua đến nay, tổ chức Chính phủ ít thay đổi đã mang lại những lợi ích song cũng trì hoãn sự thay đổi thể chế để thích ứng khi quy mô nền kinh tế đã tăng lên gấp nhiều lần. Các lĩnh vực ưu tiên phát triển đã và đang thay đổi trong khi tổ chức thể chế thực hiện  chưa điều chỉnh phù hợp đã gây nhiều hệ luỵ.

Bằng kinh nghiệm quốc tế và những vấn đề rút ra từ thực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, cần điều chỉnh khuôn khổ định chế cho phù hợp vứi ưu tiên phát triển. Theo đó,đã khuyến nghị phân công thực hiện từng lĩnh vực ưu tiên với cơ chế đảm bảo thực thi trụ cột và quyền quyết định ở cấp cao nhất. Hợp nhất các chức năng và nhiệm vụ liên quan trong một định chế trụ cột không nhất thiết là tập trung tất cả vào một Bộ hoặc một cơ quan mà là thiết lập cơ chế hiệu quả để điều phối và tích hợp các quyết định.

Xuất phát từ hầu hết các quy tắc phân cấp tài khoá đã không thay đổi từ năm 1996, sự phân tán nguồn lực với quy mô khá nhỏ ở nhiều địa phương khiến hiệu quả thực hiện các ưu tiên thấp, đang đòi hỏi phải điều chỉnh khung khổ phân cấp cho phù hợp với điều kiện hiện tại nhằm tăng cường sự phối hợp mạnh mẽ ở cấp vùng thông qua cơ quan điều phối hoăc quản lý khu vực.

Các quy trình và thủ tục hành chính tinh giản là nội dung thiết thực để vận hành tốt nền hành chính, kênh quan trọng là đẩy nhanh các quy trình quyết định và phê duyệt, cho phép các tổ chức hành chính ứng phó hiệu qủa trước những thách thức. Gánh nặng đè lên nhiều ngành là do di sản của nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp trước đây; nhằm đẩy nhanh quá trình hợp lý hoá thủ tục hành chính, các cơ quan chức năng đã sử dụng chuẩn tham chiếu để theo rõi và từ năm 2019, Chính phủ đã đẩy mạnh số hoá các quy trình, thủ tục hành chính và giảm dần chi phí giao dịch có liên quan.

Nguyên tắc hàng đầu để kinh tế thị trường vận hành tốt là thông tin đồng nhất cho các bên tham gia, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng và sử dụng cơ chế giá để cân bằng cung cầu. Thông tin tốt và kịp thời là yếu tố cốt lõi để phân phối tối ưu nguồn lực; cạnh tranh thúc đẩy đổi mới sáng tạo và khích lệ các chủ thể hoạt động; và giá cả là tín hiệu được sử dụng trên thị trường để điều chỉnh hành vi. Nhờ vận dụng những nguyên tắc này trong đổi mới nền kinh tế nên tầm nhìn, năng lực và động lực thực hiện các ưu tiên phát triển của đất nước đã được cải thiện rõ rệt.

Những nước thành công về kinh tế là những quốc gia đã biết kết hợp các công cụ khác nhau để tận dụng mọi sự kiện và thực hiện những chiến dịch truyền thông nhằm giải thích và làm rõ lơi ích của các chính sách, có thể làm thay đổi trạng thái cân bằng để tạo ra những liên minh hưởng lợi. Muốn nâng cao động lực, lòng tin và sự công bằng của công chúng, khuyến khích sẽ là công cụ thay đổi hành vi, Thực thi quy tắc, quy định là công cụ tạo động lực, có thể mang lại thành công trong triển khai thực hiện.

Những quy định mềm có thể chia sẻ thông tin để sửa đổi hành vi và khuyến khích thương lượng giữa các đối tác.Yêu cầu nhãn mác hàng hoá phảỉ có đầy đủ thông tin sản phẩm giúp định hướng hành vi có trách nhiệm của người tiêu dùng, đồng thời tạo yêu cầu phải tuân thủ các quy định sản xuất kinh doanh gắn với trách nhiệm xã hội và môi trường.

 Những quy tắc và quy định không đầy đủ hoặc thiếu hoàn chỉnh, giám sát và theo rõi sẽ dẫn đến việc thực thi yếu kém. Đi cùng với cơ quan quản lý mạnh và hệ thống tư pháp để thực thi quyền sở hữu tài sản và bảo vệ người tiêu dùng. Theo các nhà nghiên cứu, giải pháp hứa hẹn thực thi hiệu quả đó chính là sử dụng công nghệ thông tin đột phá và nền tảng dữ liệu số,

 Hướng tới trách nhiệm giải trình và tính minh bạch, giới phân tích nhận xét, giống như hệ thống thần kinh cho biết nơi nào cần chú ý trên cơ thể; thông tin chính là thần kinh của hệ thống chính trị và kinh tế-xã hội. Các luồng thông tin minh bạch là điều kiện cần cho một quá trình có sự tham gia hiệu quả. Cơ chế chia sẻ thông tin cần là tiếng nói phản hồi của các bên liên quan đến nhà hoạch định chính sách, nhằm phân bổ nguồn lực và trách nhiệm giải trình cao hơn. Chia sẻ thông tin minh bạch đến các bên liên quan sẽ làm tăng trách nhiệm giải trinh và tạo ý thức sở hữu chung để củng cố quá trình cải cách.

Cải cách thể chế để thực thi hiệu quả

Trong những năm 1990-2000, từ một nền kinh tế đóng cửa trên thế giới, Viêt Nam đã trở thành một  trong những nên kinh tế cới mở nhất. Kết quả này là do chính phủ đã sử dụng thành công nền tảng cải cách thể chế để thực thi hành động. Các nhà phân tích cho rằng, mỗi cải cách thể chế đều góp phần vào cải thiện các nhân tố triển khai thực hiện. Khi vận dụng đồng thời 5 cải cách Việt Nam đã thực sự tạo ra sự khác biệt về kết qủa thực thi, Có thể thấy rõ 5 cải cách này đã mang lại những kết quả cụ thể trong thiết lập khung định chế; từng bước tinh giản các quy trình và thủ tục hành chính;vận dụng cách tiếp cận tạo ra sự cạnh tranh dựa trên cơ chế thị trường;và tăng cường các quy trình có sự tham gia.

yy4-1662539866.png

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Viêt Nam

Từ góc nhìn khách quan của một định chế tài chính toàn cầu,Ngân hàng Thế giới (W,B) nhận xét “ Bằng cách tác động tích cực đến các nhân tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện, việc áp dụng đồng thời 5 cải cách thể chế đã giúp Việt Nam thực hiện ưu tiên phát triển một cách hiệu quả”

5 cải cách thể chế hình thành nền tảng thực thi hiệu quả đã được thể hiên cụ thể trên các mặt:

Trước hết là, thiết lập nột khung định chế mạnh bằng việc thành lập Ban chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập kinh tế Quốc tế và kiện toàn bộ Công Thương, tạo một hệ thống phân cấp lãnh đạo rõ ràng;

Từng bước tinh giản các quy trình và thủ tục hành chính thông qua việc thiết lập  các cơ chế đặc biệt cho nhà đầu tư chiến lược, uỷ quyền đầu tư cho cấp tỉnh và thiết lập cơ chế một cửa để giải quyết các thủ tục…,

Áp dụng cách tiếp cận dựa vào thị trường để tao sự cạnh tranh, giảm thuế quan để thay đổi giá cả hàng hoá và dịch vụ, chia sẻ thông tin minh bạch, tạo cơ chế hữu hiệu để vận dụng các biện pháp thị trường;

Đạt hiệu quả thi hành trên cơ sở giám sát sự tuân thủ của các tổ chức xuất khẩu và các doanh nghiệp FDI cho dù còn có sự khác biệt về hiệu quả hoạt động;

Tăng cường các quy trình có sự tham gia theo hướng sử dụng dữ liệu mở và tham vấn,coi hiệp hội doanh nghiệp và người dân như môt phần của các cam kết quốc tế, tăng cường sức mạnh và tinh thần làm chủ cũng như nâng cao trách nhiệm giải trình.

Cải cách thể chế vươn tới thu nhập trung bình cao và thu nhập cao

Chuyển từ thu nhập trung bình sang thu nhập cao là một quá trình với nhiều thách thức. Trong nền kinh tế toàn cầu 50 năm qua, một số ít nước chuyển được từ thu nhập thấp lên thu nhập trung bình và số quốc gia chuyền được từ thu nhập trung bình lên mức thu nhập trung bình cao còn ít hơn nhiều. Vào năm 1965, 18 nước trên thế giới có thu nhập cao, đến 2013,5 nền kinh tế Đông Á (Hồng Kông, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore và Đại Loan) được xếp loại thu nhập cao.Trong đó, Hàn Quốc từ mức thu nhập tương đương với Việt nam hiện nay,sau 25 năm đã tăng gấp 6 lần.Ngược lại,Thái Lan với nhiều nỗ lực nhưng thu nhập bình quân chỉ tăng chưa tới 3 lần.

yy5-1662539871.png
Chú thích ảnh

Khát vọng vươn lên tầm cao mới

Việt nam đang ở ngã 3 đường, để chuyển đổi thành công như Hàn Quốc, điều cấp bách là chuyển đổi mạnh mẽ từ trạng thái thu nhập trung bình sang thu nhập cao. Xây dựng nền tảng gồm 5 cải cách thể chế có thể tạo yếu tố quyết định để triển khai hiệu quả khát vọng này.

Vào giữa thập niên 1980, khi đất trên đà suy sụp kinh tế, Việt Nam đã chuyển đổi nền kinh tế từ kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường định hướng XHCN. Chính phủ đã cải cách mạnh mẽ thể chế, sử dụng công cụ thị trường để giải phóng sức sản xuất trong nông nghiệp và đẩy nhanh tự do hoá thương mại. Khi chưa trong tình trạng cấp bách có thể thực hiện cách tiếp cận cải cách từng phần dựa vào các dự án thí điểm, Tuy nhiên, cải cách theo hướng này thường thiếu toàn diện, có thể làm nản lòng nhà cải cách và mất đi cơ hội.

 Theo các nhà phân tích, Việt Nam có nguy cơ rơi vào bẫy thu nhập trung bình nếu không đẩy mạnh cải cách thể chế. Quỹ đạo tăng trưởng khác nhau giữa Hàn Quốc và Thái Lan được giải thích bằng sự khác biệt về thể chế. Nền kinh tế Hàn Quốc trưởng thành trong thập niên 1980 khi thể chế có dấu hiệu yếu kém, Chính phủ đã mạnh dạn áp dụng những cải cách táo bạo, thay thế những kế hoạch 5 năm bằng các chương trình nghị sự đổi mới để cải thiện việc lập kế hoạch và linh hoạt hơn trong các quy trình ra quyết định, đơn giản hoá thủ tục hành chính và sử dụng  công cụ thị trường. Kinh nghiệm rút ra từ Hàn Quôc cho thấy, đây là thời điểm để Việt nam hành động mạnh hơn trong cải cách thể chế.

 Tìm kiếm sự cân bằng giữa ổn định thể chế và khả năng thích ứng là mục tiêu chính sách của nhiều quốc gia. Do những thay đổi trong bối cảnh toàn cầu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, việc tập trung cải thiện khả năng thích ứng của thể chế không chỉ giúp giải quyết được thách thức nảy sinh mà còn có thể thực hiện được những ưu tiên phát triển,

Thay cho lời kết

Thực hiện 5 cải cách thể chế đòi hỏi Việt Nam phải thay đổi tư duy, có quyết tâm và cam kết cao. Các nhà hoạch định chính sách đã thay đổi táo bạo vào nửa cuối thập niên 1980 trong Đổi mới, khi đất nước phải đối mặt với cuộc khủng hoang kinh tế nghiêm trọng nhất. Trong bối cảnh toàn cầu và thực trạng đất nước ngày nay, rất cần một cuộc Đổi mới lần thứ 2. Hy vọng cải cách thể chế của Chinh phủ sẽ thành công, đưa đất nước vươn tầm đạt tới mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao./.

 

TS Lê Thành Ý