TS. Lê Thành Ý: Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn

09/06/2022 13:06

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từng nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống dân cư”.Từ vai trò và vị trí quan trọng của nông nghiệp và nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội, bài viết đề cập đến tác động của CNH-HĐH đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

Công nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH-HĐH) là việc làm phổ biến ở mọi quốc gia; theo đó, CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là một hợp phần quan trọng  Là chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm, gia tăng thu nhập và xây dựng tiền đề đưa nông thôn tiến kịp trình độ văn minh nhân loại;CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ tạo nền tảng thúc đẩy tiến trình CNH-HĐH đất nước. Xác định đúng đắn vị trí quan trọng của tam nông trong HĐH đất nước là một đòi hỏi khách quan. Bởi không có sự giàu có của nông dân thì không có sự giàu có của đất nước,và không có HĐH nông thôn thì cũng không có HĐH quốc gia.

Thủ tướng Chính phủ Việt Nam từng nhấn mạnh “phải hết sức coi trọng vai trò có ý nghĩa chiến lược lâu dài của nông nghiệp trong ổn định xã hội, bảo đảm an ninh lương thực và cải thiện đời sống dân cư”.Từ vai trò và vị trí quan trọng của nông nghiệp và nông thôn đối với phát triển kinh tế xã hội, bài viết đề cập đến tác động của CNH-HĐH đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

1.Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn

Cơ cấu kinh tế nói chung được xác định là tỷ lệ của các khu vực nông nghiệp, công nghiệp hoặc dịch vụ trong tổng thể nền kinh tế hoặc là những nhân tố sản xuất như nguồn lợi tự nhiên,vốn và lao động có tác dụng thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế xã hội. Còn chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi về cơ cấu và thể chế cần thiết cho sự tăng trưởng liên tục của sản phẩm quốc dân (GNP), bao gồm tích luỹ của vốn vật chất và con người, sự thay đổi về nhu cầu, sản xuất, lưu thông và việc làm. Cơ cấu kinh tế nông thôn là tổng thể các mối quan hệ về chất lượng và số lượng, nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao. Xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn là tỷ trọng nông nghiệp ngày càng giảm, còn tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ngày một gia tăng.Trong không gian nông thôn rộng lớn, cơ cấu nông nghiệp là một phân hệ trong toàn bộ hệ thống kinh tế nông thôn.

Có thể hiểu, nông nghiệp là một bộ phân của kinh tế nông thôn và kinh tế nông nghiệp là một ngành trong cơ cấu kinh tế nông thôn. Do nông nghiệp là thành phần quan trọng nhất của kinh tế nông thôn nên khái niệm kinh tế nông nghiệp thường gắn bó chặt chẽ, không tách khỏi kinh tế nông thôn. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp được phân thành cơ cấu của các tiểu ngành như trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản; các loại hình cơ cấu kinh tế này cần được nghiên cứu đồng bộ và gắn với cơ cấu kinh tế quốc gia. 

23nthong-1627917049.jpg

Tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn (CCKTNNNT) phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế ở mỗi nơi và trong từng giai đoạn cụ thể. Do CNH, HĐH nông thôn là quá trình phát triển lực lượng sản xuất; tạo nhiều việc làm và áp dụng những công nghệ, tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nông thôn nên có thể nói CNH,HĐH là trung tâm trong chuyển dịch CCKTNNNT. Đây là mối quan hệ mang tính nhân quả, không tách rời nhau (Lê Quốc Doanh 2012)

Là nền kinh tế với đại bộ phận dân cư sống ở nông thôn làm nông nghiệp, phát triển theo hướng CNH-HĐH, Việt Nam đã xây dựng được cơ sở vật chất - kỹ thuật để từng bước đáp ứng sự nghiệp xây dựng đất nước và thu hút các nguồn lực xã hội cho phát triển bền vững. Với tốc độ tăng trưởng GDP liên tục gia tăng, cơ cấu kinh tế cả nước đã có sự thay đổi theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp; còn tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ gia tăng. Năm 2020, trong cơ cấu GDP cả nước, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 14,85%; ngành công nghiệp, xây dựng đã lên 33,72% và khu vực dịch vụ 41,63%.

Đến nay, đóng góp vào tăng trưởng GDP của 2 ngành Công nghiệp và Dịch vụ chiếm hơn 80% toàn bộ nền kinh tế, chứng tỏ xu thế tiến bộ, phù hợp với chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong CNH-HĐH. Chuyển dịch này đã góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và củng cố tiềm lực kinh tế đất nước. Cơ cấu nền kinh tế cũng tiếp tục chuyển dịch theo hướng phát huy tiềm năng của các thành phần, đan xen nhiều hình thức sở hữu. Nếu năm 2005, kinh tế nhà nước chiếm 37,62%/GDP, đến năm 2017 chỉ còn 28,63%. Ngược lại, kinh tế có vốn nước ngoài (FDI) đã từ 15,16% tăng lên 19,63% và kinh tế ngoài nhà nước đã khẳng định được vị trí là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế.

2. Chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội nông thôn

Chuyển dịch kinh tế ngành nông nghiệp đã tác  động  tích  cực  đến  chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, mà biểu hiện rõ nhất là thúc đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu hộ dân nông thôn. Trên địa bàn nông thôn, số hộ thuần nông đã giảm dần và ngày càng có thêm nhiều hộ làm công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn cũng làm thay đổi tích cực cơ cấu lao động.

Lao động làm việc trong các ngành công nghiệp và dịch vụ gia tăng, trong khi số lao động ngành nông nghiệp ngày càng giảm thấp. Vào năm 2020, 97,8% lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên trong cả nước (53,4 triệu người) làm việc là trong các ngành kinh tế. Trong đó, lao động trong nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 32,77% công nghiệp,xây dựng là 30,36% và dịch vụ chiếm 36,32% (19,4 triệu người),

Từ xu hướng chuyển dịch lao đông trong CNH-HĐH đất nước có thể thấy, cơ cấu lao động đã chuyển đổi gắn liền với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế.  Số  lao  động  trong  các  ngành công nghiệp và dịch vụ ngày một gia tăng, trong khi lao động trong ngành nông nghiệp càng ngày càng giảm. Nếu như năm 1986 lao động phi nông nghiệp chỉ chiếm 26,07% đến năm 2011 lên 41,52% và năm 2020, tỷ  lệ  này đã tới 67,2% ; lao  động  nông  nghiệp năm 2020 chỉ còn 32,8% tổng lao động xã hội.

3. Tăng trưởng và cơ cấu nông-lâm- thủy sản giai đoạn 2001-2020

Cùng với chuyển dịch ngành kinh tế, cơ cấu nội bộ của ngành Nông nghiệp cũng đã có sự thay đổi tích cực ở cả 3 nhóm ngành Nông, Lâm, Thủy sản.

Trong giai đoạn từ 2010 đến 2019, giá trị sản xuất (theo giá thực tế) của toàn ngành Nông nghiệp Việt Nam đã tăng 2,11 lần (từ 396.576 tỷ đồng lên 836.234 tỷ đồng). Tiểu ngành Nông nghiệp có giá trị sản xuất cao nhất, tăng 1,87 lần (từ  315.310 tỷ đồng lên 588.709 tỷ đồng); Lâm nghiệp tăng 2,87 lần (từ 15.136 tỷ đồng lên 43.484 tỷ đồng); Thủy sản sản có tốc độ tăng trưởng cao nhất, tăng 3,09 lần (từ 66.130 tỷ đồng lên 204.041 tỷ đồng). Biến động của giá trị và cơ cấu nông lâm thủy sản giai đoạn 2001-2019 được thể hiện ở bảng  dưới đây

Bảng1 Giá trị và cơ cấu giá trị nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2010-2019

(theo giá thực tế)

Năm

Ngành

2010

2013

2015

2017

2019

Nông nghiêp     (Tỷ Đồng)

                                %

315.310

79,5

 

503.556

76,4

533.633

74,9

559.989

72,9

588.709

70,4

 Lâm nghiệp     (Tỷ Đồng)

                                %

15.136

3,8

23.996

3,6

30.636

4,3

36.872

4,8

43.484

5,2

Thủy sản          (Tỷ Đồng)

                                %

66.130

16,7

 

recommended byMgidMgid

CASAMIA BALANCA

Biệt thự sinh thái ven sông Hội An thiết kế KTS Võ Trọng Nghĩa

131.429

19,9

148.192

20,8

171.300

22,3

204.041

24,4

Toàn ngành     (Tỷ Đồng)

                                %

396.576

100

658.981

100

712.460

100

768.161

100

836.234

100

Đơn vị tỷ Đ. %: Nguồn: Tổng cục Thống kê

4.Tăng trưởng nông lâm thủy sản Việt Nam giai đoạn 2012 - 2020

Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản có mức tăng trưởng bình quân 2,68%/năm trong giai đoạn từ năm 2012 đến 2020 , đặc biệt năm 2018 đạt mức tăng trưởng cao nhất 3,76%.  Năm 2020 mặc dù thiên tai và đại dịch Covid-19 gây ảnh hưởng nặng nề, song ngành nông nghiệp vẫn đạt mức tăng trưởng 2,65%. Mức tăng trưởng nông nghiệp liên tục từ năm 2012 đến 2020 được thể hiện trong bảng 2

Bảng 2 Tỷ lệ  tăng trưởng ngành Nông nghiệp giai đoạn 2012 – 2020

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tă trưởng%

2,92

2,13

3,44

2,41

1,36

2,9

3,76

2,01

2,65

Đơn vị%; Nguồn: Tổng cục Thống kê

5 Nhìn nhận từ góc nhìn nghiên cứu

Phân tích chuỗi tăng trưởng dài hạn trong ngành nông nghiệp giới nghiên cứu đã rút ra, mức độ thiếu ổn định của sản xuất trước những ảnh hưởng bất lợi của thiên tai, dịch bệnh, mà cho đến nay cơ sở hạ tầng và tiến bộ kỹ thuật chưa đủ khả năng khắc phục. Những năm 2016,2019  ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt tăng trưởng thấp là do ảnh hưởng của hạn hán và BĐKH tác động đến năng suất,sản lượng cây trồng; ngành chăn nuôi phải gánh chịu những thiệt hại nặng nề bởi dịch tả lợn. Ngoài ra, nông sản Việt Nam còn gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ và giá cả xuất khẩu thấp. ( Lê Thanh Dung 2019).

Trong quá trình phát triển, cơ cấu Nông nghiệp đã được điều chỉnh, chuyển từ mục tiêu số lượng sang chất lượng và giá trị gia tăng cao. Theo đó, cơ cấu cấu ngành hàng và sản phẩm có sự thay đổi, gia tăng tỷ trọng sản phẩm có lợi thế và có thị trường tiêu thụ. Bên cạnh đó, giảm dần sản phẩm có xu hướng tạo nguồn cung dư thừa. Theo Bộ NN&PTNT, cơ cấu nội ngành đã chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế, phù hợp với nhu cầu thị trường và thích ứng với BĐKH. Những ngành sản phẩm có lợi thế và thị trường tiêu thụ thuận lợi đã tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng, chất lượng và tỉ trọng đóng góp cho tăng trưởng.

Thực trạng sản xuất nông nghiệp cho thấy, sản lượng, chất lượng cây trồng chủ lực có lợi thế tăng mạnh, đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng trong nước và gia tăng xuất khẩu.Trong 5 năm gần đây, lĩnh vực trồng trọt đã tăng thêm 7,8% thu nhập trên 1 ha; cây ăn quả đóng góp vào tăng trưởng ngành trồng trọt từ 12% (2012) lên gần 32% trong năm 2017; riêng cây công nghiệp có giá trị cao đã đóng góp tới 43% vào tăng trưởng ngành trồng trọt,

Về chăn nuôi, đã cải thiện đáng kể chất lượng giống, nhiều giống nuôi mới có năng suất, chất lượng với kỹ thuật tiên tiến đã được phổ biến rộng trong sản xuất. Sau 5 năm thực hiện tái cơ cấu, sản lượng thịt hơi các loại tăng 30%; thịt gia cầm tăng bình quân 17%; thịt lợn, thịt bò tăng 12,7%; sữa tươi tăng 47% và trứng gia cầm tăng 18,7%.

Trong lĩnh vực thuỷ sản, đã tổ chức sản xuất theo chuỗi giá trị, bảo đảm an toàn thực phẩm; tổ chức lại sản xuất trên biển, nâng cao gần 3 lần thời gian bảo quản hải sản đánh bắt, đã đưa tổng sản lượng thủy sản từ 5,92 triệu tấn tăng lên 7,2 triệu tấn/năm, nhờ đó; tốc độ gia tăng giá trị sản xuất bình quân hàng năm đã tăng 4,7%.

Mặc dù có nhiều thành công, song việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp hiện chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế sẵn có. Đáng quan ngại là tốc độ tăng trưởng GDP của ngành có có xu hướng suy giảm. Nếu giai đoạn 1995-2000 có mức tăng bình quân 4%/năm, giai đoạn 2001-2005 xuống 3,83%/năm, những năm 2006-2010 còn 3,3%/năm và đến 2011-2015 chỉ đạt 3,1%/năm.

Trong cơ cấu cơ cấu kinh tế toàn ngành, tỷ trọng giá trị nông nghiệp còn  lớn, chiếm tới 73,6%; chăn nuôi chưa trở thành nền kinh tế mũi nhọn.  Sau một thời gian tăng trưởng nhanh, thủy sản có xu hướng chững lại; lâm nghiệp có nhịp độ tăng trưởng nhanh, nhưng tỷ trọng trong giá trị toàn ngành lại thấp, chỉ chiếm 2,9%.

Bộ mặt nông thôn đã có nhiều thay đổi.  Khu vực nông thôn cả nước có 8.297 xã với 66.206 thôn (ấp,bản), có 16.880,47 nghìn hộ dân cư và  62.885,27 nghìn nhân khẩu. Quy mô hộ gia đình nông thôn từ mức bình quân 3,61 người/hộ (năm 2016) đã tăng lên 3,73 người/hộ trong năm 2020. Tuy nhiên, so với 5 năm trước, khu vực nông thôn đã  tăng 5,59% về số hộ và tăng 9,05% về số nhân khẩu.               

TS. Lê Thành Ý