1. Căng cơ
Căng cơ xảy ra khi các sợi cơ xung quanh khu vực đầu gối bị kéo giãn quá mức, do không khởi động kỹ trước khi chơi bóng, khiến các cơ không được làm nóng, trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương. Ngoài ra, cường độ vận động cao, chạy trong thời gian dài, sút bóng quá mạnh, chạy đổi hướng hoặc xoay người đột ngột cũng có thể dẫn đến căng cơ và gây đau đầu gối.
Dấu hiệu nhận biết căng cơ bao gồm cảm giác đau nhói ở khu vực bị căng, đặc biệt là cơ đùi trước hoặc sau, sưng nhẹ và hạn chế cử động đầu gối. Khi bị căng cơ, người bệnh có thể xử lý bằng cách:
- Nghỉ ngơi: Hạn chế vận động để giảm áp lực lên vùng cơ bị căng.
- Chườm lạnh: Thực hiện chườm đá trong 15 - 20 phút/lần, 2 - 3 lần/ngày trong 48 giờ đầu.
- Kéo giãn: Sau khi cơn đau giảm, thực hiện các bài tập kéo dãn cơ nhẹ nhàng để phục hồi độ linh hoạt.
Căng cơ là chấn thương thường gặp khi chơi đá bóng
2. Rách dây chằng chéo
Rách dây chằng chéo (ACL hoặc PCL) thường xảy ra khi có sự xoay, vặn, đổi hướng, tăng giảm tốc độ đột ngột trong lúc chạy, nhảy, va chạm mạnh hoặc tiếp đất sai kỹ thuật. Khi bị rách dây chằng chéo, cầu thủ sẽ có cảm giác đau nhói ở giữa đầu gối ngay khi bị chấn thương, đầu gối sưng to, cứng khớp, khớp không ổn định, khó duỗi hoặc gập gối, thậm chí không thể đứng vững và có cảm giác lỏng lẻo khớp gối.
Lúc này, người bệnh cần ngay lập tức thực hiện những sơ cứu ban đầu bằng cách áp dụng liệu pháp RICE (Rest - nghỉ ngơi, Ice - chườm lạnh, Compression - băng ép, Elevation - kê cao chân). Sau đó, người bệnh cần đến cơ sở y tế để được đánh giá chính xác và có phương pháp điều trị phù hợp. Các bài tập chữa giãn dây chằng đầu gối có thể được chỉ định để lấy lại sức mạnh và độ ổn định khớp gối dưới hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu.
Rách dây chằng chéo là chấn thương phổ biến dẫn đến đau đầu gối khi chơi đá bóng.
3. Bong gân
Bong gân đầu gối xảy ra khi dây chằng ở khớp gối bị kéo căng quá mức, làm cho điểm bám gân trên xương bị rách một phần hoặc toàn bộ. Nguyên nhân thường là do tiếp đất sai tư thế sau khi nhảy hoặc bị tác động lực mạnh từ bên ngoài.
Triệu chứng thường gặp bao gồm đau nhức, sưng tấy, bầm tím, khó cử động gối và có thể nghe tiếng “rắc” khi chấn thương xảy ra. Các phương pháp điều trị bong gân đầu gối thường được áp dụng bao gồm:
- Sơ cứu: Nghỉ ngơi và chườm lạnh ngay sau chấn thương để giảm đau và sưng.
- Hỗ trợ: Dùng nẹp hoặc băng thun để cố định khớp gối.
- Tập phục hồi: Sau khi giảm sưng và đau, tập các bài tập tăng cường sức mạnh và độ linh hoạt cho đầu gối.
Bong gân cần được sơ cứu ngay bằng chườm lạnh và cố định khớp gối.
4. Rách sụn chêm
Rách sụn chêm thường xảy ra cùng lúc với các tổn thương khác ở đầu gối, khi đầu gối bị xoay, vặn mạnh trong lúc chịu trọng lực như bật nhảy, va chạm,... lúc đá bóng. Người bệnh sẽ các dấu hiệu bao gồm đau nhói, sưng, cứng khớp, khó duỗi thẳng hoàn toàn khớp gối và cảm giác đầu gối bị “khóa” khi cử động.
Khi có các dấu hiệu rách sụn chêm, người bệnh cần thực hiện ngay các biện pháp sơ cứu ban đầu như nghỉ ngơi, chườm lạnh, sau đó đến cơ sở y tế để được thăm khám và có biện pháp chữa trị phù hợp. Trong các trường hợp nhẹ, sụn chêm có thể tự lành lại sau khoảng 6 tuần điều trị, trường hợp nặng hơn sẽ cần can thiệp phẫu thuật khâu hoặc cắt bỏ phần sụn chêm tổn thương.
Phục hồi chức năng sau phẫu thuật sụn chêm là vô cùng cần thiết giúp cải thiện khả năng thăng bằng, tăng sức mạnh và sự dẻo dai của khớp gối, từ đó khôi phục chức năng ban đầu.
Rách sụn chêm thường đi kèm với các tổn thương khác ở đầu gối, đặc biệt là rách hoặc đứt dây chằng chéo
5. Gãy xương
Gãy xương ở khu vực đầu gối (như xương bánh chè hoặc xương chày) thường do va chạm mạnh khi tranh bóng, té ngã và bị lực tác động trực tiếp lên đầu gối. Biểu hiện của gãy xương bao gồm đau dữ dội và liên tục, biến dạng ở vùng gối, sưng lớn, không thể cử động hoặc chịu trọng lực và người bệnh có thể cảm nhận tiếng “rắc” khi gãy xương.
Người bệnh cần cố gắng giữ nguyên vị trí khi bị chấn thương, tránh cử động để không làm xương bị lệch thêm và gọi hỗ trợ y tế ngay lập tức. Các bác sĩ sẽ có những chỉ định bó bột, nẹp hoặc phẫu thuật phù hợp với tình trạng xương gãy. Theo hướng dẫn của bác sĩ, người bệnh người bệnh sẽ cần tập các bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng và sức mạnh cơ bắp xung quanh.
Hình ảnh gãy xương bánh chè đầu gối
6. Trật khớp gối
Trật khớp gối xảy ra khi các xương ở khớp bị lệch khỏi vị trí bình thường, thường do va chạm cực mạnh khi tranh bóng hoặc té ngã và tác động lực đột ngột lên đầu gối. Triệu chứng bao gồm đau dữ dội, sưng lớn, biến dạng rõ rệt ở đầu gối và không thể cử động.
Lúc này, bệnh nhân không nên tự ý nắn chỉnh đầu gối, giữ nguyên tư thế và đến cơ sở y tế ngay lập tức. Việc điều trị trật khớp gối thường diễn ra rất phức tạp do có liên quan đến các cấu trúc xung quanh như gân, cơ, dây chằng và bao khớp. Sau điều trị phẫu thuật, người bệnh cần kết hợp các bài tập phục hồi chức năng để giúp khớp gối trở lại trạng thái bình thường và tránh tái phát chấn thương.
Hình ảnh chụp X-quang cho thấy khớp gối bị trật khỏi vị trí ban đầu
Đau đầu gối khi đá bóng là một dấu hiệu cảnh báo về những chấn thương tiềm ẩn. Việc nhận biết sớm và xử lý đúng cách sẽ giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe lâu dài. Đồng thời, người chơi cần chú ý khởi động kỹ, tập luyện đúng kỹ thuật, và đảm bảo chế độ dinh dưỡng hợp lý để tăng cường sức bền và độ dẻo dai của cơ thể.
Trung tâm Trị liệu và Phục hồi chức năng MYREHAB MATSUOKA là cơ sở đáng tin cậy, nổi bật với phương pháp phục hồi chức năng theo tiêu chuẩn Nhật Bản, kết hợp kiến thức chuyên sâu và công nghệ hiện đại. Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm tại đây luôn cam kết đồng hành cùng từng bệnh nhân, xây dựng chương trình tập luyện cá nhân hóa để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
Quý khách có thể truy cập vào website chính thức của trung tâm https://myrehab-matsuoka.com/ để tìm hiểu thêm về các thông tin, kiến thức liên quan đến phục hồi chức năng các chấn thương nhé.