Chuyện làng - Chuyện phố: Hội di sản có giúp bảo tồn di sản ở bản làng được không ?

Khi chia tay các nghệ nhân để đến Đà Nẵng họp BCH Hội di sản, nhiều nghệ nhân đề xuất ý kiến hay. Các nghệ nhân cứ trăn trở về chính sách với nghệ nhân, chính sách bảo tồn di sản.

Cụ Chảo Q T 78 tuổi bảo, chế độ kinh phí chi cho bảo tồn nghi lễ nhảy lửa không bẵng công cắt cỏ voi nuôi bò . Tập huấn một điệu múa chỉ chi công có năm ngày mà các nghệ nhân tập cả tháng chưa nhập được hồn điệu múa .Muốn được phong nghệ nhân lại bắt hồ sơ phải có phim video.


 dt1bhm-1723514631.jpg

Nghệ thuật Xòe Thái trở thành Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Nguồn: Internet. 

 

Nghệ nhân than thở : " Tôi làml bằng, tấm lòng yêu di sản, lấy đâu 40-50 tr thuê làm phim. Sao các ông xét phong tặng cứ nghĩ những điều khổ nghệ nhân vậy ?".

Có anh trưởng phòng văn hoá được làm chủ đầu tư đề án số 6. Vừa mừng nhưng rất lo. Vì cả tỉnh , cả vùng chỉ có các công ty tư xây dựng , họ chưa bảo tồn làng bao giờ , chưa biết bảo tồn di sản phi vật thể. Loay hoay mãi anh đành làm đơn trả dự án. Ôi sao ở miền núi thiếu các công ty tư vấn loại hình bảo tồn di sản vậy ?Có công ty tư vấn thấy tiền công không bằng cắt cỏ ngựa , cỏ nuôi bò cũng bỏ cuộc . Nhiều , nhiều câu hỏi về di sản lắm. Tôi hứa sẽ chuyển ý kiến cho BCH Hôi và hy vong với chức năng của Hội, nhiều ý kiến ở bản , ở làng sẽ đến được cơ quan quản lý