Tết Trung Thu là tổng hợp nhiều phong tục của mùa thu. Hầu hết các yếu tố lễ hội cùng với phong tục của ngày lễ này đều có nguồn gốc từ xa xưa. Đây còn được biết đến là ngày tết đoàn tụ, ngày gia đình sum họp vui vầy. Với nhiều người, đây còn là ngày lễ giúp họ bồi đắp nỗi nhớ quê, nhớ người thân, cầu mong một vụ mùa bội thu và hạnh phúc. Chính vì thế, Tết Trung Thu đã trở thành di sản văn hóa tinh thần vô cùng quý giá đối với nhiều người.
Thế nhưng, cổ nhân lại có câu “Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông”. Tại sao lại nói như thế?
Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa
Một năm có 12 tháng, sau ngày rằm tháng tám âm lịch, chỉ còn hơn 100 ngày nữa là bước qua năm mới, đồng nghĩa với việc một năm sắp kết thúc. Một tháng chỉ có 30 ngày, nếu tháng đó đã trôi qua một nửa thì cũng sẽ sớm kết thúc. Do đó, ngày Tết Trung Thu rất xứng đáng để tổ chức, nhưng khi thời gian trôi qua quá nhanh cũng khiến mọi người phải tiếc nuối, thậm chí là bất lực. Vì thế, người xưa mới có câu rằng: Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa.
Người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông
Trong câu nói này, bốn mươi chín ý dùng để chỉ số tuổi của một người, tức là 49 tuổi. Tuổi ở đây cũng dùng để chỉ năm, còn đông ý chỉ thời tiết lạnh lẽo của mùa đông. Vì thế, ý nghĩa của câu nói này đó là, người đời sợ nhất là năm 49 tuổi, còn 1 năm sợ nhất là thời tiết lạnh giá thời điểm cuối năm. Vậy tại sao mọi người lại sợ số tuổi 49?
Thực tế cho thấy, con người ở thời cổ đại hiếm ai có thể sống được đến năm 60 tuổi. Đến năm 50 tuổi sẽ được gọi là năm thiên mệnh, ý chỉ họ đã phần nào biết được bao nhiêu năm nữa thì mình sẽ qua đời. Một con người sau tuổi 50, cơ thể không còn được như thời trẻ, sức khỏe trở nên suy yếu, những căn bệnh trước đây khi thời tiết thay đổi sẽ dễ dàng bị trở lại, ví dụ như viêm khớp dạng thấp cùng với nhiều căn bệnh khác. Điều đáng nói, những căn bệnh này sợ nhất là thời tiết lạnh lẽo. Do đó, một khi bước qua tuổi 50 thì mọi người sẽ càng sợ lạnh hơn. Vì thế người xưa mới có câu rằng “Người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông”.
Thực tế, câu nói này còn có một ý nghĩa sâu xa hơn đó là, mỗi người hãy trân quý thời gian của mình, sớm vạch ra kế hoạch cho những điều cần làm trong tương lai. Núi đứng trên mặt đất, con người cần đứng trên ý chí. Trăng khuyết không đổi sáng, gương cũng không đổi thép. Điều quan trọng nhất với một con chim chính là đôi cánh, điều quan trọng nhất đối với một người là lý tưởng. Con người sống không có ý tưởng chẳng khác nào đang sống uổng phí. Do đó, để cảnh báo cho thế hệ mai sau nên trân quý thời gian, người xưa dạy rằng: “Năm sợ trung thu, tháng sợ một nửa, người sợ bốn mươi chín, năm sợ đông”.