Tác động bất lợi của những hiện tượng cực đoan có thể làm biến động thị trường tài chính tiền tệ, đòi hỏi phải có sự quan tâm và hành động kịp thời của các nhà hoạch định chính sách. Tuy nhiên, các nhà phân tích cũng cho rằng, nền kinh tế Việt Nam đã có sự tăng trưởng tích cực với mức tăng GDP trên 8% trong năm 2022. Sự tăng trưởng mạnh mẽ này một phần do hiệu ứng tăng trưởng thấp của năm 2021 và nhu cầu phục hồi cao sau thời kỳ phong toả và xuất khẩu vững chắc trong 3 quý đầu năm 2022.
Do động lực tăng trưởng năm 2023 yếu đi bởi những tác động của thị trường tài chính và kinh tế toàn cầu, tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam sẽ thấp hơn năm 2022, dưới mục tiêu Quốc hội đề ra 6,5% và chỉ đạt khoảng 6,3%.
Phân tích về nội dung báo cáo, chuyên gia cao cấp của WB, bà Dorsati Madani cho rằng: Tăng trưởng GDP của Việt Nam dần được cải thiện trong quý II năm 2023 và 2 năm sau đó, với dự báo mức tăng đạt 6,5% mỗi năm. Cùng với cải thiện tăng trưởng, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) năm 2023 ở mức 4,5%, sẽ giảm dần xuống 3,5% vào năm 2024 và 3,0% trong năm 2025.
Liên quan đến ngành dịch vụ, chuyên gia kinh tế cao cấp Elwyn cho rằng: Khu vực dịch vụ ở Việt Nam đã đóng góp nhiều cho tăng trưởng kinh tế và việc làm. Tuy nhiên, còn nhiều ngành và tiểu ngành có thể tác động đến mọi lĩnh vực kinh tế. Ví như, dịch vụ xã hội, bao gồm cả y tế và giáo dục chiếm tới 14,4%; dịch vụ đổi mới sáng tạo đòi hỏi kỹ năng cao về kỹ thuật hành nghề, chiếm 6,4%, các dịch kỹ năng thấp bao gồm cả bán lẻ, hành chính hỗ trợ, và giải trí… chiếm tới 44,7%; riêng dịch vụ kỹ năng thấp tham gia thương mại, bao gồm cả vận tải, bán buôn, du lịch và lưu trú chiếm.khoảng 34,5%.
Phân tích diễn biến và triển vọng của kinh tế Việt Nam gần đây, báo cáo đánh thức tiềm năng dịch vụ để tăng trưởng đã nhấn mạnh tăng trưởng kinh tế vững chắc nhờ vào tiêu dùng tư nhân và xuất khẩu tăng mạnh. Với niềm tin và thận trọng khi xem xét nhưng rủi ro có thể xảy ra, tổ chức này lạc quan dự báo, mức tăng trưởng, cân đối tài khoản vãng lai và cân đối kinh tế sẽ gia tăng đều đăn trong những năm 2023-2025; tương tự ,chỉ số giá tiêu dùng bình quân và nợ công sẽ giảm dần trong cùng thời gian, (xem biểu 1)
Biểu 1: Dự báo chỉ tiêu cân đối vĩ mô giai đoaạn 2023-2025
Đơn vị tính: %
Chỉ tiêu |
Năm 2022 |
Năm 2023 |
Năm 2024 |
Năm 1925 |
Tăng trưởng GDP (%) |
8,0 |
6,3 |
6,5 |
6,5 |
Giá tiêu dùng CPI (%) |
3,1 |
4,5 |
3,5 |
3,0 |
Tài khoản vãng lai (% GDP) |
-1,7 |
-0,3 |
0,1 |
0,1 |
Cân đối khóa* (% GDP) |
1,4 |
-0,3 |
0,8 |
1,4 |
Nợ công (% GDP) |
35,7 |
35,9 |
33,2 |
31,9 |
Nguồn: W.B 2023
Nhìn nhận về các yếu tố tăng trưởng, báo cáo nhận định, xét từ phía cầu, do tăng tiền lương và đầu tư phục hồi kinh tế trong những năm 2022-2023 khu vực nhà nước vào năm 2023, đóng góp cho nền kinh tế cao hơn một chút so với năm 2022. Trong đầu tư, đóng góp của vố FDI và vốn đầu tư trong nước gia tăng vào nửa cuối năm 2023.
Cho dù nhiều rủi ro được cân bằng; nhưng nhiều bất định khiến cân đối chính sách trở nên khó khăn. Nhìn từ bên ngoài W.B cho rằng, áp lực lạm phát và nhất là Mỹ cùng EU tiếp tục chính sách thắt chặt tiền tệ, khiến các cân đối thương mại phục hồi chậm Mặt khác, những biến động của thị trường tài chính toàn cầu sẽ tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế. Trong khu vực, kinh tế Trung Quốc phục hồi không đồng đều hoặc chưa đầy đủ, có thể gây bảnh hưởng bất lợi đến khả năng xuất khẩu của Việt Nam.
Về rủi ro trong nước, W.B lưu ý đến lạm phát gia tăng sẽ ảnh hưởng đến áp lực tiền lương danh nghĩa và chi phí sản xuất, gây mất ổn định. Do giá cả các mặt hàng tăng cao, tiêu dùng cá nhân bị giảm sút và bất định tăng lên về kinh tế sẽ làm giảm bớt đầu tư trong nước.
Từ những bất định có thể diễn ra, giải pháp chính sách đề cập đã tập trung vào đánh đổi giữa mục tiêu tăng trưởng và lạm phát; phối hợp giữa chính sách tài khóa và tiền tệ để duy trì ổn định kinh tế. Theo đó, triển khai hiệu quả dự án đầu tư công là cách hỗ trợ tăng trưởng thiết thực để đem lại thanh khoản cho nền kinh tế.
Do dư địa chính sách tiền tệ còn hạn chế, trong lựa chọn chính sách cần tăng cường tính linh hoạt tỷ giá theo hướng can thiệp ngoại hối và thắt chặt tiền tệ; cân chỉnh can thiệp ngoại hố sao cho tránh được suy giảm dự trữ và cân nhắc tỷ giá linh hoạt, cho phép đồng tiền mất giá trong bối cảnh cần thiết. Nếu lạm phát cơ bản và toàn phần tiếp tục gia tăng, cần cân nhắc thắt chặt tiền tệ qua tăng lãi suất; đảm bảo hỗ trợ thanh khoản đầy đủ trên thị trường vốn chủ chốt nhằm tránh tác động quá mức. Cùng với những giải pháp trên đây, phải tăng cường củng cố khung chính sách và hoạt động giám sát nhằm nâng cao tính minh bạch trong lĩnh vực tài chính, sửa đổi luật tín dụng và ngân hàng tạo thuận lợi để tăng cường giám sát các tập đoàn có ngân hàng hợp nhất, xử lý những ngân hàng mất khả năng thực hiện nghĩa vụ; tăng cường giám sát dự trên rủi ro./.