Đói dinh dưỡng để lại nhiều "di chứng" đối với sức khỏe, sinh kế và tuổi thọ của các cá nhân cũng như đối với nền kinh tế của quốc gia

"Hiện nay Cục Kinh tế hợp tác và PTNT đang tham mưu với Chính phủ, các địa phương xây dựng kế hoạch liên quan đến phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm và hướng đến là đảm bảo dinh dưỡng, khai thác được các tiềm năng của các vùng, miền. Trong đó, đặc biệt là ở các xã đặc biệt khó khăn trên địa bàn khoảng 1.000 xã"

Vừa qua, 14/1/2015, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Lễ phát động khởi động CTHĐ  Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam; ngày 12/5/2016, thành lập Ban chỉ đao Quốc gia giai đoạn 2016 – 2025 do Phó Thủ tướng làm Trưởng ban; ngày 12/6/2018, Thủ tướng ký ban hành QĐ số 712/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động quốc gia về Chương trình “Không còn nạn đói”. Chương trình đã được triển khai giai đoạn 2018-2021 và đạt được những mục tiêu kép, không chỉ giúp bà con các vùng khó khăn có điều kiện tiếp cận nguồn vốn, kỹ thuật nuôi trồng canh tác, cũng như biết cách tạo ra những bữa ăn đủ dinh dưỡng.

v-1670835641.jpg

Công cuộc chống suy dinh dưỡng và  sự phát triển con người, là một trong các chương trình để đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững thiên niên kỷ của thế giới.

 Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam phối hợp với Đài phát và Truyền hình Hà Nội thực hiện phóng sự về Chương trình hành động quốc gia "Không còn nạn đói". Ông Ma Quang Trung, chuyên gia tư vấn Chương trình "Không còn nạn đói" đánh giá, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình "Không còn nạn đói", các bộ, ngành ở Trung ương cơ bản hoàn thành nhiệm vụ của Thủ tướng giao.

Tuy nhiên, việc triển khai ở các địa phương hiện còn lúng túng, thậm chí có địa phương chưa triển khai. Đến nay, ở cấp địa phương mới có 16/42 tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia "Không còn nạn đói". Theo kế hoạch, giai đoạn 2021 - 2025 dự kiến thực hiện tại 42 tỉnh có xã đặc biệt khó khăn, huyện nghèo.

Hiện Chương trình "Không còn nạn đói" không có nguồn lực riêng, hoàn toàn dựa vào lồng ghép với các chính sách khác, đặc biệt ở 3 Chương trình mục tiêu quốc gia về: giảm nghèo, phát triển dân tộc miền núi và nông thôn mới. Vì thế, việc lồng ghép vốn cũng như huy động thêm nguồn lực để thực hiện mục tiêu các mục tiêu Chương trình "Không còn nạn đói" là rất quan trọng.

c-1670835804.jpg

Chia sẻ về việc triển khai Chương trình “Không còn nạn đói”, PGS.TS Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, khái niệm không còn nạn đói ở đây về vấn đề đói đứt bữa ở Việt Nam đã được giải quyết. Tuy nhiên, vấn đề đói về dinh dưỡng còn khá cao ở các vùng dân tộc và miền núi. Tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình của Việt Nam là 19% thấp hơn mức trung bình của thế giới là 22%, nhưng tỷ lệ suy dinh dưỡng ở những vùng khó khăn như miền núi và đồng bào dân tộc của chúng ta đều cao hơn 22%, cao hơn mức trung bình của thế giới, đây là vấn đề thách thức. Theo ông, cần có sự đồng hành giữa các ngành, đặc biệt là ngành nông nghiệp, y tế và công thương để giải quyết thách thức về tỷ lệ suy dinh dưỡng chứ đây không chỉ là trách nhiệm riêng của ngành y tế. 

Ông Lê Đức Thịnh nhấn mạnh, trong giai đoạn 2022-2025, chương trình "Không còn nạn đói" sẽ được mở rộng xuống các địa phương, đặc biệt là các địa phương thuộc các Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và phát triển dân tộc miền núi có tỷ lệ hộ nghèo và suy dinh dưỡng cao từ 25-30%. 

t-1670835857.jpg

Đói dinh dưỡng để lại nhiều "di chứng" đối với sức khỏe, sinh kế và tuổi thọ của các cá nhân cũng như đối với nền kinh tế của quốc gia.

Theo đánh giá của Bộ NN&PTNT, sau hơn 3 năm triển khai, Chương trình đã góp phần thay đổi nhận thức của cán bộ và người dân về nông nghiệp bảo đảm dinh dưỡng. Người dân đã nhận thức được việc cần sản xuất để bù đắp việc thiếu hụt dinh dưỡng cho hộ gia đình, đặc biệt là phụ nữ mang thai và trẻ em dưới 2 tuổi.