Lý giải về nguyên nhân trên, Công ty Thoát nước Hà Nội, do cường độ mưa lớn trên diện rộng nên xuất hiện tình trạng úng ngập tại phố Tôn Đản, Thụy Khuê, phố Tạ Hiện – Lương Ngọc Quyến, phố Điện Biên Phủ - Nguyễn Tri Phương, đường Nguyễn Phong Sắc, đường Phú Xá, đường Trần Cung, phố Phan Văn Trường, phố Hoa Bằng, đường Nguyễn Chính, phố Thái Hà, phố Nguyễn Khuyến...
Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội (Công ty Thoát nước Hà Nội) cho hay, Hà Nội xảy ra mưa trên diện rộng với lượng mưa phổ biến từ 70-160mm, thời gian mưa tập trung từ thời điểm 13h30 đến 15h30.
Lượng mưa đo được tại một số khu vực như quận Tây Hồ là 152,5 mm, quận Cầu Giấy là 172,6 mm, quận Ba Đình là 102,7 mm, quận Thanh Xuân là 101,5 mm...
Sau trận mưa lớn suốt chiều 29.5 nhiều tuyến đường tại Hà Nội bị ngập sâu. Nhiều phương tiện rất khó khăn di chuyển, thậm chí xe cộ chết máy do nước ngập sâu.
Để đảm bảo công tác phòng, chống úng ngập, ngay khi có mưa, công ty đã triển khai công tác ứng trực, giải quyết thoát nước, tua vớt rác tại miệng thu trên toàn địa bàn quản lý; đồng thời vận hành các cửa phai hồ Bảy Mẫu, Đầm Chuối, Hố Mẻ… và các trạm bơm Yên Sở, Đồng Bông 1, Đồng Bông 2, Cổ Nhuế… để hạ mức nước trên hệ thống, đảm bảo khả năng tiêu thoát nước và sẵn sàng đón các trận mưa tiếp theo.
Các thông tin lượng mưa, chế độ vận hành trạm bơm, cửa phai và tình hình úng ngập được cập nhật theo thời gian thực về Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước và lên phần mềm HSDC Maps.
Theo dự báo của Đài khí tượng Thủy văn khu vực Đồng bằng Bắc Bộ: Vùng mây đối lưu này tiếp tục gây mưa rào và dông cho quận Hai Bà Trưng, Long Biên, Hoàng Mai, Thanh Xuân, sau đó có khả năng lan sang các quận Đống Đa, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và một số các quận lân cận khác của thành phố Hà Nội.
Các lực lượng phương tiện của công ty tập trung làm vệ sinh, kiểm tra thanh thải đảm bảo thông thoáng dòng chảy bị ảnh hưởng do mưa, vận hành các cửa phai, trạm bơm nhằm hạ mực nước trên toàn bộ hệ thống sẵn sàng đón mưa tiếp theo.
Trong một diễn biến khác, các chuyên gia đã chỉ ra thêm nhiều nguyên nhân dưới Hạ Giới như:
Theo Sở Xây dựng Hà Nội, một số điểm ngập úng dai dẳng do thi công các dự án giao thông, hạ tầng gây ảnh hưởng đến khả năng tiêu úng.
Nhận định về tình trạng ngập lụt tại Hà Nội, GS Nguyễn Văn Liên, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng, cho rằng thành phố cần đánh giá lại khả năng tiêu thoát của hệ thống thoát nước khi xảy ra mưa cường độ lớn.
Theo ông, các thông số thiết kế cũ chưa thể đáp ứng được trước tình hình biến đổi khí hậu, mưa cực đoan có thể xảy ra ngày càng nhiều. Hệ thống thoát nước hiện tại không còn phù hợp với tình hình mới.
"Cần nhiều giải pháp tổng thể để giải quyết bài toán ngập úng đô thị, trong đó có việc vận hành hồ điều tiết, trồng cây xanh, khơi thông lòng sông và nâng cao năng lực tiêu thoát bằng cách đẩy nhanh tiến độ các dự án thoát nước đang bị đình trệ", vị chuyên gia nhận định.
Trận mưa rào lớn chiều 29/5 đã khiến hàng chục khu vực thuộc tuyến phố nội đô đang bị ngập nước. Ghi nhận lúc 15 giờ 30, các con phố như: Thụy Khuê (Trường Chu Văn An - Dốc La Pho); Phan Văn Trường (cổng chợ - doanh trại quân đội); Trần Bình (đoạn UBND phường Mai Dịch đến Bệnh viện 19/8); Đỗ Đức Dục (đường vào Miếu Đầm); Nguyễn Khuyến (Khu vực trước cổng Trường Lý Thường Kiệt); Ngã tư Phan Bội Châu - Lý Thường Kiệt; Ngã tư Tây Sơn - Thái Hà; Phạm Ngọc Thạch (nhà B7 Phạm Ngọc Thạch); Vương Thừa Vũ; Nguyễn Trãi (Trường Đại học Khoa học và Nhân văn - bên chẵn làn xe buýt); Bùi Xương Trạch (số nhà 49 đến đến số nhà 93 Bùi Xương Trạch); Phùng Khoang (đình Phùng Khoang) đều ngập sâu từ 10 cm -20 cm, nước dềnh lên vỉa hè, khiến người và phương tiện di chuyển khó khăn, nhất là những người đi xe máy, có thể bị ngã đổ phương tiện, do mỗi khi ô tô đi qua, sóng nước té vào. |