Trong khuôn khổ Lễ hội Sen Hà Nội 2024, không gian văn hóa Trà Việt đã tổ chức nhiều hoạt động trải nghiệm đặc sắc thu hút sự tham gia của vị khách quý, chuyên gia, nghệ nhân trà trong và ngoài nước. Sự tham gia trải nghiệm, thường trà hòa trong những nét văn hóa đặc trưng và không khí vui tươi náo nhiệt của Lễ hội Sen Hà Nội 2024 đã tạo nên không khung cảnh thưởng trà nên thơ lắng động.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Lê Minh Hoan dù rất bận rộn những đã dành phần lớn thời gian của buổi sáng Chủ nhật ngày 15/7 để thăm quan, trải nghiệm không gian Trà Việt, tham gia viết bức thư pháp dài 70m và trao đổi thân mật với các nghệ nhân trà, chủ sơ sở sản xuất và các trà hữu từ mọi niềm Tổ quốc. Ông cũng dành thời gian, cùng Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội Nguyễn Xuân Đại, Phó Chánh văn phòng Thường trực Văn phòng Điều phối Nông thôn mới Hà Nội Nguyễn Văn Chí góp ý giúp các chủ thể hoàn thiện bao bì, mẫu mã đến cách kể câu chuyện sản phẩm hấp dẫn.
Đáng chú ý, những vị khách quốc tế đến từ các châu lục khác nhau cùng say sưa bên chén trà nóng, thả hồn phiêu lãng vào những câu chuyện văn hóa đầy cảm xúc. Từ ánh mắt nụ cưới của họ cho thấy, họ cảm thấy thú vị với nét văn hóa thưởng trà đặc trưng của Việt Nam. Bà Đại sứ Peru tại Việt Nam, bà Patricia Yolanda Rasez Portocarrero, cùng phu quân đã thưởng trà, trải nghiệm công đoạn sản xuất trà cùng HTX Nguyên Hương, và làm trà ướp sen xổi với nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn. Bà Đại sứ cũng trải nghiệm sao chè, vò chè và món ăn truyền thống tại không gian Chè Kho Bằng An.
Bà Đại sứ rất vui về những chia sẻ thông tuệ, am tường về văn hóa thưởng trà của nghệ nhân Cao Sơn. Trà sen hay chè sen là tên gọi chỉ loại trà ướp hương sen. Trà sen được coi là một loại trà đại diện của văn hóa trà Việt Nam, đóng góp vào nền văn hóa trà thế giới. Trà sen trở thành một tinh thần đặc trưng của văn hóa trà Việt Nam, mang trong đó nhiều triết lý, lịch sự và lòng kính trọng.
Chắc có lẽ đây là lần đầu tiên, bà biết thêm nhiều thông tin thú vị xung quanh việc thưởng trà, ướp trà đúng phong cách của người Hà Thanh xưa. Một nơi lý tưởng để thưởng thức trà sen cổ truyền là dưới mái hiên. Người uống trà ngồi xếp bằng trên sập gỗ. Cảnh quan nếu có thì trông ra hồ sen xanh ngát mênh mang gió. Người uống trà có thể ngắm cảnh, làm thơ, hàn huyên tâm sự hay trầm ngâm tự tại. Muốn có trà ngon, chỉ hái những búp trà loại "một tôm hai lá" và phải hái nhanh, nhẹ nhàng, không để búp bị nhàu nát. Loại trà ngon là sau khi sao phải còn lại một lượng nước nhất định từ 5-7%. Trà hái xong không ướp hương ngay mà phải để trong chum đất, trên ủ lá chuối, ướp từ 20-30 ngày nhằm làm giảm độ chát và để cánh trà phồng lên hút được nhiều hương. Một cân trà ướp hương sen cần có 1000-1400 bông sen, mà phải đúng loại sen ở đầm Đồng Trị, Thủy Sứ, làng Quảng Bá, Hồ Tây (sen ở đây có trăm cánh và hương thơm đặc biệt mà sen ở những nơi khác không có). Sen được hái khi trời vừa mới ửng sáng, lúc còn e ấp hơi sương, tinh túy của đất trời còn đọng lại trong đài nhụy sen.. Bông sen còn đẫm sương được tách lấy phần hạt gạo rồi rải đều, cứ một lớp trà một lớp gạo sen. Sau cùng phủ một lớp giấy bản. Ướp như vậy liên tục 7-9 lần, mỗi lần ướp xong lại sấy khô rồi mới ướp tiếp. Công phu là thế nên một ấm trà sen có thể uống hàng chục tuần trà. Nước trong rồi, hương sen còn ngan ngát.
Có lẽ đây là cách ướp trà độc đáo có một không hai trên thế giới. Khi hoàng hôn dải nắng vàng lên mặt hồ sen, các thiếu nữ chèo thuyền ra chọn những bông sen đang còn hé nụ lén bỏ vào một dúm trà nhỏ. Sớm hôm sau khi ánh bình chưa chạm tới chúng thì các thiếu nữ lại chèo thuyền ra lấy lại những dúm trà đó. Trà rất thơm hương tự nhiên của đất trời trong suốt đêm dài. Cũng thế, nước pha trà được hứng từ những lá sen còn đọng sương sớm. Đây chính là thiên cổ đệ nhất trà.
"Trà là thức uống dung dị, một chén trà ngon sẽ giúp bạn suy nghĩ thấu đáo, chuẩn bị tinh thần cho những dự định, công việc. Để có tách trà ngon phải tuân thủ 5 nguyên tắc: "Nhất thủy - nhị trà - tam pha - tứ ấm - ngũ quần anh", áp dụng nguyên tắc này vào việc pha trà sẽ tạo nên một thức uống tuyệt vời, ý nhị, đầy tinh tế. Nước pha trà: Nước pha trà được coi là quan trọng nhất, trà nên pha bằng nước đầu nguồn, tinh khiết, nước giếng khơi ở những vùng đá ong. Còn trên vùng núi cao phải ưu tiên nước khe. Chọn loại trà: Việc chọn trà có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định tách trà đó thơm ngon, đượm vị hay không. Có thể chọn trà tươi và trà khô. Pha trà: Sau khi tráng trà, nhanh chóng rót một lượng nước sôi vừa đủ để đảm bảo sau khi chia cho mọi người mà vẫn còn 1 lượng nước cốt ngập trà là được. Ấm pha trà: Ấm pha trà ngon nên là loại ấm được làm từ đất hồng sa, đất tử sa,…có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau, nhưng thường có một số đặc điểm chung, như miệng ấm rộng để dễ rót trà, nắp ấm đậy kín để giữ nhiệt, và tay cầm ấm vừa vặn để dễ cầm nắm", nghệ nhân Nguyễn Cao Sơn chia sẻ.
Đến với không gian trải nghiệm trà Việt tại Lễ hội Sen Hà Nội 2024, du khách có cơ hội xin chữ, tặng chữ đầy ý nghĩa; trải nghiệm tranh thêu tay cùng HTX Thêu Tay Mỹ Đức, làm hoa giấy cùng Xưởng hoa Ogus, và thưởng thức âm nhạc truyền thống từ nghệ sĩ Sơn Xẩm đến từ Thái Bình. Các nhà trà đã sáng tạo và đổi mới trong việc phát triển sản phẩm phù hợp với giới trẻ, cách trưng bày, thử nếm sáng tạo giúp du khách có những trải nghiệm tuyệt vời về trà. Các thương hiệu trà cụ như An Thổ Túc, VanShan Ceramic, Gốm Huân cũng có cơ hội quảng bá và tiếp cận gần hơn với người yêu trà Việt. Đặc biệt, thương hiệu Tre Hà Thành đã gây ấn tượng lớn với du khách với những cây tre Việt Nam trưng bày tại không gian trà.
Một số hoạt động tại Không gian văn hóa Trà Việt