Về dự hội nghị có các Giáo sư, tiến sỹ đầu ngành về các lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm sản và thị trường. Về đại biểu khách mời có GS.TS.Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc Viện KHNN Việt Nam; bà Nguyễn Tâm Trang, Trung tâm hỗ trợ xuất khẩu, Cục xúc tiến thương mại, Bộ công thương; TS.Hoàng Xuân Trường, PGĐ Trung tâm NC và PT Hệ thống nông nghiệp, Viện CLT và CTP. Bà Nguyễn Thị Tám, GĐ Công ty cà phê Tám Trình, Chủ tịch chi hội doanh nghiệp Lâm Hà, Lâm Đồng. PGS.TS.Ngô Thị Phương Thảo, Trưởng khoa Bất động sản và kinh tế tài nguyên - Trường Đại học kinh tế Quốc dân cùng các thầy trong khoa.
Hội nghị có sự tham gia đầy đủ các các thành viên trong HĐKH của công ty như: TS.Hà Phúc Mịch, chủ tịch HĐKH công ty; Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp Hữu cơ Việt Nam; TS.Nguyễn Văn Biếu, Phó chủ tịch HĐKH công ty; GS.TSKH.Trần Duy Quý, chủ tịch Hội Khoa học và phát triển nông thôn Việt Nam (PHANO); GS.TS. Nguyễn Ngọc Kính, nguyên Vụ trưởng vụ KHCN, Bộ NN và PTNT; Cùng các ủy viên HĐKH của công ty như: PGS.TS.Mai Quang Vinh; Ông Phí Đức Tuấn; TS.Dương Đường Bệ; PGS.TS.Lê Nguyên Đương; PGS.TS.Lê Thị Cúc; Ông KS.Chu Văn Tiệp; Ông TS.Dương Quốc Sỹ và Ông TS.Nguyễn Tiến Mạnh.
Đại biểu đã xem phim giới thiệu về 27 năm hình thành và phát triển công ty, cùng 07 năm hội đồng khoa học đã đồng hành và hoạt động hỗ trợ công ty. Nghe báo cáo của HĐKH và của công ty tổng kết hoạt động năm 2022 và định hướng hoạt động trong năm 2023.
Công ty đã đưa được giống lúa ST 25 ra trồng tại Hải Dương và đã mang lại thành công lớn. Công ty cũng đã liên kết với các tỉnh trong cả nước để phát triển các sản phẩm lúa gạo đặc sản, lúa gạo hữu cơ cùng các tỉnh. Công ty cũng có hàng nghìn điểm bán hàng trong cả nước với 6 kênh bán hàng chủ động (trực tiếp và online).
Công ty đã đón nhận Giấy chứng nhận sản phẩm gạo hữu cơ số 0722/GCN-TTPT ngày 25/3/2020, từ đó tới nay, sản phẩm gạo hữu cơ của công ty đã có mặt trong nước và quốc tế.
Công ty đã tìm kiếm và phát triển thị trường sang các nước Châu âu, Mỹ… thông qua hội chợ BIOFACH.
Công ty thường xuyên liên kết với các tỉnh để xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng cao.
Chiến lược của công ty là xây dựng nhà máy sơ chế, chế biến quy mô lớn tại Hà Nội để phát triển sản phẩm gạo
Trong hai năm qua, công ty đã vượt khó qua thời kỳ Covid 19, công ty đã cố gắng duy trì và phát triển các kênh hàng mới, đầu tư có trọng điểm và kết hợp với các nhà khoa học cùng các tỉnh để duy trì và phát triển công ty.
Công ty Bảo Minh đã đầu tư nhà máy sơ chế, chế biến gạo hữu cơ, đây là khâu quan trọng để tạo ra sản phẩm gạo hữu cơ, là tiền đề để xuất khẩu sang thị trường khó tính như châu Âu và Mỹ. Lúa hữu cơ đã sản xuất ra nhưng cần ra gạo hữu cơ thì cần phải có một nhà máy với dây truyền được chứng nhận hữu cơ.
Gạo Bảo Minh, không chỉ đơn thuần là gạo đơn thuần, mà đó là giá trị của các vùng văn hóa trong cả nước, là mồ hôi, công sức của bà con nông dân.
Thưởng thức gạo Bảo Minh là tận hưởng Văn Hóa Việt ở tất cả các vùng miền của Việt Nam.