Kiên Giang: Khóa huấn luyện lớp học kinh doanh cho nông dân sản xuất lúa thuộc dự án "Các trung tâm đổi mơi sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm - GIC"

15/12/2022 17:04

Sáng 4/1, tại xã Tân Hội, huyện Tân Kiêp, tỉnh Kiên Giang đã khai giảng Khóa huấn luyện “Lớp học kinh doanh cho nông dân – FBS”. Lớp học có 30 học viên, đến từ các đơn vị: Chi cục Phát triển Nông thôn, Chi cục Trồng trọt – BVTV, Trung tâm Khuyến nông, Hội Nông dân tỉnh, Phòng NN-PTNT huyện Tân Hiệp (mỗi đơn vị 1 người), còn lại là thành viên Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp – Thanh niên Phú Hòa.

rr-1672135064.jpg
Khóa huấn luyện “Lớp học kinh doanh cho nông dân – FBS" nhằm khởi động cho dự án "Các trung tâm đổi mơi sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm - GIC" tại ĐBSCL

Theo đó, trong thời gian 5 ngày (từ ngày 4-8/1), Các học viên sẽ được học 10 chuyên đề do các giảng viên từ Dự án GIZ (Tổ chức Hợp tác quốc tế Cộng hòa Liên bang Đức) lựa chọn. Lớp học nhằm hỗ trợ dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC”, điều chỉnh và hoàn thiện tài liệu cho phù hợp với điều kiện thực tế ở ĐBSCL.

Kiên Giang là 1 trong 6 tỉnh, thành vùng ĐBSCL, gồm: Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Hậu Giang, Sóc Trăng và TP Cần Thơ được lựa chọn tham gia dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC”. Dự án có tổng vốn đầu tư 7 triệu Euro, do Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tài trợ bằng nguồn vốn ODA không hoàn lại. UBND tỉnh Kiên Giang cam kết bố trí kinh phí đối ứng khoảng 700.000 Euro (tương đương hơn 1,9 tỷ đồng) để tham gia thực hiện dự án “Các trung tâm đổi mới sáng tạo xanh trong nông nghiệp và thực phẩm – GIC” tại địa phương.

Đồng bằng sông Cửu Long là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất Việt Nam, đóng góp hơn 50% tổng sản lượng lúa cả nước, 70% các loại trái cây và 95% sản lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thâm canh sản xuất nông nghiệp, thủy sản cùng với các tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) khiến khu vực kinh tế trọng yếu này đang đối mặt với nhiều thách thức.

Trong nhiều năm qua, Chính phủ Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách, kêu gọi đầu tư và hợp tác quốc tế thực hiện nhiều chương trình phát triển, giúp ĐBSCL từng bước tái cơ cấu, chuyển đổi định hướng phát triển ngành nông nghiệp nhằm giúp khu vực tăng trưởng bền vững, thích ứng linh hoạt với BĐKH, bảo vệ con người và sự cân bằng sinh thái trong khu vực.

Đồng hành cùng Việt Nam trong các nỗ lực phát triển bền vững ĐBSCL, trong những năm qua Chính phủ CHLB Đức đã liên tục triển khai nhiều dự án nông nghiệp, môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu tại khu vực này. Với tổng vốn đầu tư bảy triệu Euro, Dự án GIC Việt Nam là gói cam kết hỗ trợ kỹ thuật tiếp theo từ Chính phủ Đức, được phối hợp thực hiện bởi Cục Kinh tế Hợp tác và Phát triển Nông thôn, GIZ và chính quyền sáu tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, Kiên Giang và Sóc Trăng từ năm 2020-2024.