Mới đây, Ngân hàng Thế giới (W.B) đã công bố báo cáo Cập nhật Tình hình Kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương kỳ tháng 10 năm 2022 với tựa đề “Cải cách để phục hồi”. Báo cáo nhận định tăng trưởng ở hầu hết các quốc gia đang phát triển Đông Á và Thái Bình Dương đã phục hồi, nhịp độ tăng trưởng của các nước đang phát triển khu vực (ngoài Trung Quốc) được dự báo sẽ tăng lên 5,3% trong năm 2022, cao gấp trên 2 lần mức tăng 2,6% vào năm 2021.
Trong thông cáo báo chí phát đi từ Washing ngày 26 tháng 09 năm 2022 W.B cho biết, tăng trưởng khu vực dựa vào nhu cầu trong nước đang phục hồi. Thời gian tới, kinh tế khu vực có thể bị ảnh hưởng bởi nhu cầu thế giới chững lại, nợ gia tăng và lệ thuộc vào các biện pháp xử lý ngắn hạn nhằm chống đỡ với giá lương thực thực phẩm và nhiên liệu tăng cao. Theo Cập nhật tháng 10 năm 2022 của Ngân hàng Thé giới, do Trung Quốc, nước đóng góp tới 86% vào sản lượngcủa khu vực, được dự báo chỉ tăng 2,8% trong năm 2022,(giảm gần 3 lần so với 8,1% trong năm 202) làm tăng trưởng khu vực chậm lại còn 3,2% trong năm nay, giảm trên 2 lần so với mức tăng 7,2% trong năm 2021..
Kinh tế toàn cầu chững lại, làm giảm nhu cầu xuất khẩu và sản phẩm chế tạo, chế biến xuất khẩu của khu vực;lạm phát gia tăng và đồng tiền mất giá làm tăng gánh nặng trả nợ và thu hẹp dư địa tài khóa đã ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia nhất là những nước nợ cao.Trong phòng vệ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khi giá cả lương thực thực phẩm và nhiên liệu gia tăng, các biện pháp mang tính hỗ trợ đáp ứng nhu cầu, nhưng lại làm tăng méo mó chính sách. Giải pháp kiểm soát giá thực phẩm và trợ giá năng lượng đem lại lợi ích cho người giàu đã ảnh hưởng đến chi tiêu chính phủ cho hạ tầng, giáo dục và y tế;. biện pháp giãn hoãn thời gian trả nợ, nới lỏng điều kiện cho vay trong đại dịch, khiến nguồn lực bị kẹt ,vốn không đến được những ngành nghề và lĩnh vực năng động..
Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới Manuela V. Ferro.cho rằng “Vừa phải đối phó với tốc độ tăng trưởng toàn cầu chững lại, các quốc gia vừa cần xử lý những méo mó chính sách đang gây trở ngại cho phát triển dài hạn.”.
Nhờ vị trí và môi trường kinh doanh thuận lợi, trong những năm gần đây, nền kinh tế ASEAN đã phát triển nhanh chóng. Trong bối cảnh kinh tế khu vực, từ những kiến giải của các tổ chức và chuyên gia nước ngoài, bài viết đề cập đến một số khía cạnh nỏi bật của ĐNA và Việt Nam để cùng trao đổi..Kinh tế toàn cầu chững lại, làm giảm nhu cầu xuất khẩu và sản phẩm chế tạo, chế biến xuất khẩu của khu vực;lạm phát gia tăng và đồng tiền mất giá làm tăng gánh nặng trả nợ và thu hẹp dư địa tài khóa đã ảnh hưởng xấu đến nhiều quốc gia nhất là những nước nợ cao.Trong phòng vệ cho các hộ gia đình và doanh nghiệp khi giá cả lương thực thực phẩm và nhiên liệu gia tăng, các biện pháp mang tính hỗ trợ đáp ứng nhu cầu, nhưng lại làm tăng méo mó chính sách. Giải pháp kiểm soát giá thực phẩm và trợ giá năng lượng đem lại lợi ích cho người giàu đã ảnh hưởng đến chi tiêu chính phủ cho hạ tầng, giáo dục và y tế;. biện pháp giãn hoãn thời gian trả nợ, nới lỏng điều kiện cho vay trong đại dịch, khiến nguồn lực bị kẹt ,vốn không đến được những ngành nghề và lĩnh vực năng động..
Phó Chủ tịch phụ trách Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới Manuela V. Ferro.cho rằng “Vừa phải đối phó với tốc độ tăng trưởng toàn cầu chững lại, các quốc gia vừa cần xử lý những méo mó chính sách đang gây trở ngại cho phát triển dài hạn.”.
Nhờ vị trí và môi trường kinh doanh thuận lợi, trong những năm gần đây, nền kinh tế ASEAN đã phát triển nhanh chóng. Trong bối cảnh kinh tế khu vực, từ những kiến giải của các tổ chức và chuyên gia nước ngoài, bài viết đề cập đến một số khía cạnh nỏi bật của ĐNA và Việt Nam để cùng trao đổi..
Cải cách để phục hồi trong nền kinh tế Đông Á-Thái Bình Dương
Loại trừ một số ngoại lệ,báo cáo cập nhật tháng 10 năm 2022 của W.B cho biết, khu vực Đông Á -Thái Bình Dương (EAP), đang tăng trưởng cao và lạm phát thấp hơn hầu hết các khu vực khác. Nhìn về phía trước, rủi ro đối với tăng trưởng bao trùm và bền vững là sự giảm tốc toàn cầu, gia tăng nợ và chính sách thực thi bị bóp méo.
Tăng trưởng kinh tế của khu vực trong năm 2022 được minh chứng bởi sự phục hồi mạnh mẽ của tiêu dùng tư nhân,do nhu cầu toàn cầu gia tăng đối với hàng hóa xuất khẩu, sản phẩm chế biến chế tạo và hạn chế thắt chặt chính sách tài khóa và tiền tệ. Hầu hết các quốc gia đang phát triển khu vực đã phục hồi trong nửa đầu năm và được dự báo sẽ tăng nhanh với mức lạm phát thấp vào năm 2022. Yếu tố dược cho là lực cản tăng trưởng là sự giảm tốc toàn cầu, nợ gia tăng và sự bóp méo chính sách. Biện pháp kiềm chế lạm phát và nợ làm gia tăng sự méo mó trên thị trường thực phẩm, nhiên liệu và tài chính; Chính phủ nhiều nước đang nỗ lực bảo vệ hộ gia đình thoát khỏi gia tăng chi phí sinh hoạt và các công ty tăng chi phí sản xuất. Sự xáo trộn tín hiệu giá thực phẩm, nhiên liệu và tài chính, cũng như những sai lệch chính sách sẽ ngăn cản việc phân bổ lại hiệu quả trong thế giới hậu COVID-19. Các chính phủ cần đáp ứng được cả 3 mục tiêu ưu tiên là khả năng chi trả, an ninh và phát triển bền vững.
Mệnh lệnh ưu tiên khả năng chi trả cho người tiêu dùng và doanh nghiệp được theo đuổi bằng cách giữ giá thấp thông qua trợ cấp lương thực và nhiên liệu cũng như hạn chế xuất khẩu. Những biện pháp này nhằm cứu trợ người tiêu dùng, có thể khả thi, nhưng lại thu hẹp không gian tài chính; hạn chế chuyển đổi tiêu dùng có thể giúp người giàu và các công ty lớn nhiều hơn so với người nghèo và các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
Biện pháp tạm thời giữ giá thấp đối với thực phẩm đi ngược xu hướng hỗ trợ sản xuất. Trong chính sách hỗ trợ nhà sản xuất, hỗ trợ giá thị trường thông qua hạn chế nhập khẩu và mua sắm chính phủ và chuyển giao cho người sản xuất thông qua trợ cấp, thủy lợi và các dịch vụ hỗ trợ tiêu dùng nội địa đa dạng đã được vận dụng. Tuy nhiên, biện pháp đối với sản xuất chưa đủ tương thích với những thách thức về suy thoái đất, ô nhiễm môi trường và phát thải khí nhà kính.
Về nhiên liệu, biện pháp giữ giá thấp gia tăng ở hầu hết các quốc gia, làm giảm sản xuất nhiên liệu và hồi sinh sản xuất than ở những nước bắt đầu đóng cửa mỏ, có thể ảnh hưởng đến cam kết giảm phát thải cũng như kéo dài sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch nhập khẩu, có thể dẫn đến tổn thương trước những cú sốc về giá năng lượng tương lai.
Về tài chính,với mục tiêu kiểm soát lạm phát, duy trì ổn định tài chính và hỗ trợ tăng trưởng; lãi suất cao được đẩy lên trong khu vực bởi những lo ngại về lạm phát và dòng vốn có thể làm suy yếu tiền tệ. Xu hướng này làm tăng gánh nặng dịch vụ tư nhân và công cộng. Nợ nần trong khu vực doanh nghiệp gây tổn hại cho các ngân hàng và có thể đe dọa sự bất ổn về tài chính. Những căng thẳng về nợ buộc Chính phủ nhiều nước phải tìm kiếm đặc quyền tiết kiệm thông qua các biện pháp có phần lấn át đầu tư tư nhân có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng.
Theo các nhà phân tích, tổn thất về phúc lợi hoặc lợi nhuận liên quan đến lạm phát có thể gia tăng đáng kể. Biện pháp kiểm soát giá được hỗ trợ bởi trợ cấp được thúc đẩy với mong muốn bảo vệ người tiêu dùng hoặc tránh được gián đoạn sản xuất. Tuy nhiên, hỗ trợ thông qua chuyển giao thu nhập là cách thích hợp với quy định về giá cả, bởi việc chuyển tiền không làm sai lệch các lựa chọn và có thể nhắm vào mục tiêu đến người cần nhất.
Với giá năng lượng tái tạo rẻ, có thể đầu tư vào năng lượng gió và mặt trời nhiều hơn so với đầu tư các nhà máy nhiệt điện than. Giải pháp này sẽ là hợp lý nếu giúp ngăn chặn nguy cơ một tương lai carbon cao hoặc tạo ra những tài sản có khả năng bị mắc kẹt, Theo các nhà phân tích, khi giá năng lượng cuối cùng giảm, sự ra đời của giá carbon sẽ cải thiện khả năng tồn tại của năng lượng tái tạo và hỗ trợ tài chính cho các hộ gia đình dễ bị tổn thương.
Để đạt được các mục tiêu tài chính, nhà chức trách cần tăng cường biện pháp thận trọng và nâng cao khả năng phân bổ các nguồn lực hiệu quả. Cơ quan giám sát phải đảm bảo để các ngân hàng duy trì vị thế vốn hợp lý và trích lập dự phòng đầy đủ cho các khoản lỗ cho vay trong tương lai. Những nỗ lực của các chính phủ để huy động nguồn thu sẽ hạn chế dần nhu cầu vay nợ. Về lâu dài, phát triển sâu và hệ thống tài chính đa dạng sẽ giúp đạt được mục tiêu phát triển. Giới hoạch định chính sách cần không chỉ là xem xét chi phí hiện tại của các công cụ kém hiệu quả mà theo W.B, những cú sốc về giá và lãi suất có thể giảm tăng trưởng của khu vực tới 0,4 %; các công cụ không hiệu quả sẽ làm giảm tác động đến phúc lợi và tăng trưởng; can thiệp hiệu quả và cải cách thị trường dịch vụ có thể bù đắp được tác động giảm tăng trưởng của các cú sốc. Giải quyết tốt những ràng buộc về cơ sở hạ tầng, thể chế và chính trị sẽ cho phép chuyển đổi sang chính sách công cụ (policy instrunents) hiệu quả hơn
Kết nối để phát triển bền vững Đông Nam Á dưới góc nhìn nghiên cứu
Khu vực Đông Nam Á (ĐNA) đang là tâm điểm của các sự kiện toàn cầu,là điểm đến của các nhà kinh doanh và chính khách quốc tế. Đặc biệt đây còn là nơi khởi nghiệp của nhiều start-up công nghệ chế biến thực phấm và tài chính. Có thể nói ĐNA hay ASEAN đang là tâm điểm được thế giới rất quan tâm. Trong thập kỷ qua, nền kinh tế khu vực đã phát triển nhanh chóng.
Là một thị trường hợp nhất, ASEAN hiện là nền kinh tế lớn thứ 5 thế giới với tổng giá trị đạt trên 3,2 nghìn tỷ USD và sẽ vượt quaNhật Bản để trở thành nền kinh tế thứ tư thế giới vào năm 2030.
Là nơi được các nhà đầu tư toàn cầu quan tâm, ASEAN là một trong những địa danh đầu tư hấp dẫn. Tăng trưởng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được thúc đẩy mạnh tại Singapore, Indonesia và Việt Nam. Vào năm 2019, dòng vốn chảy vào 3 quốc gia này chiếm đến 80% tổng FDI toàn khu vực. Mặc dù chịu tác động nặng nề của đai dịch Covid-19, trong năm 2021, dòng vốn FDI đổ vào khu vực đã đạt 175 tỷ USD. Trong tương lai, Việt Nam đã có kế hoạch để năm 2030 có thể thu hút được trên 50% số công ty Fortune 500 đầu tư.
Đầu tư liên tục vào phát triển bền vững sẽ gia tăng cơ hội cho ASEAN. Xu hướng này phát triển mạnh mẽ theo hướng trước hết là sự dịch chuyển chính trị,tiếp đó là cải thiện công nghiệp, nhân khẩu học và sau cùng là cam kết về môi trường, xã hội và quản trị (ESG).
Mối quan ngại về chuỗi cung ứng và địa chính trị đã thúc đẩy các công ty đa quốc gia dịch chuyển hoạt động từ Trung Quốc sang các nước ASEAN nhằm tăng cường khả năng phục hồi
chuỗi cung ứng;
Mức tăng trưởng của ASEAN được dự báo đạt trung bình 5,3% trong thời gian tới, cao hơn bình quân chung toàn cầu.Hợp tác và hội nhập là trụ cột quan trọng nhất, đó là nền tảng cho sự thành công và gắn kết khu vực. Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP)là Hiệp định Thương mại tự do lớn nhát Thế giới sẽ liên kết ASEAN với 5 quốc giai ĐA-TBD có 2,3 tỷ dân, đóng góp đến 30% vào GDP toàn cầu và 28% vào thương mại quốc tế, sẽ mang lại lợi ích lớn cho khu vực. Việt Nam là quóc gia hàng đầu được lựa chọn khi các công ty đa quốc gia cân nhắc tổng hoà các yếu tố chi phí lao động ,ổn định chính trị và điều kiện văn hoá-xã hội;
Liên quan đến cải thiện công nghiệp, việc mở rộng và phổ biến kỹ thuật số sẽ thúc đẩy mạnh đầu tư khu vực. Với tổng giao dịch dược dự báo tăng gấp đôi, đạt 73 tỷ USD vào năm 2023 và tổng giá trị nền kinh tế số sẽ lên 1.000 tỷ USD vào năm 2030, ASEAN được cho là nền kinh có thị trường mua sắm trực tuyến tăng trưởng nhanh nhất toàn cầu;
Đi cùng tiến bộ công nghệ là sự nổi lên của tầng lớp trung lưu biết tận dụng cơ hội của kinh tế
số. Theo dự báo, tầng lớp này đang tăng trưởng và sẽ chiếm 67% dân số vào năm 2030. Là khu vực có nguồn lao động trẻ, được đào tạo ngày một gia tăng; hiện nay số người dưới 35 tuổi chiếm trên 60% dân số ASEAN .
Những khoản đầu tư truyền thống trong khu vực tập trung vào các lĩnh vực như năng lượng, sản xuất và chăm sóc sức khoẻ. Ngày nay một số ưu tiên được đưa lên hàng đầu. Theo đó, chương trình nghị sự xanh, phát triển bền vững với môi trường là một trọng tâm. Trong hơn 3 thập niên gần đây, số luật và chính sách về BDKH dược thông qua trên thế giới tăng gấp trên 10 lần; những quy định cụ thể đã và đang được xây dựng nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế phát thải thấp. Nhiều nghiên cứu cũng đã chỉ ra, hơn 80% người tiêu dùng mang kỳ vọng thương hiệu sản phẩm tiêu dùng sẽ có những bước tiến mới trong việc giảm khí thải carbon và nhựa sử dụng một lần. ĐNA, rộng hơn là châu Á-Thái Bình Dương có cơ hội để phát triển và thu được 12,5 nghìn tỷ USD nếu hành động kịp thời để đầu tư vào phát triển bền vững
Đến nay, tổng tài sản trong các quỹ tập trung vào ESG đã vượt qua 1.000 tỷ USD với nhiều tên tuổi lớn đã thay đổi mô hình kinh doanh để thích ứng. Các nhà đầu tư không chỉ cần dưa ESG vào hoạt động, mà còn cần cả trên mọi giao dịch nếu muốn giảm thiểu rủi ro để mang lại nhiều giá trị. Trong tương lai gần, mua bán sáp nhập (M&A) được dánh giá dựa trên ESG sẽ là công cụ quan trọng để tạo tăng trưởng, lợi thế cạnh tranh và khả năng tiếp cận nguồn vốn.
Môi trường,xã hội và quản trị (ESG) ngày nay được coi là đòn bẩy giá trị quan trọng, đó là việc xây dựng niềm tin và sự tín nhiệm, một trong những yếu tố quyết định khả năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mức dầu tư ESG được kỳ vọng tăng nhanh trong khu vực với nhu càu gia tăng về năng lượng tái tạo. Nhìn chung, nếu hành động kịp thời có thể tạo ra một vòng tuần hoàn liên tục. Tuy nhiên trong thực tế, các nhà lãnh dạo khu vực đang phải vật lộn với những khó khăn. Theo các nhà phân tích, trở ngại lớn nhất trong thúc đẩy phát triển bền vững khu vực bao gồm khó đo lường ảnh hưởng môi trường; không đủ nguồn cung nguyên liệu đầu vào; quá tốn kém; khó khăn trong kinh doanh ngắn hạn và phạm vi thay đổi quá lớn.Những hành động của doanh nghiệp trong khu vực mới ở các hoạt động dễ thực hiện, ít cân nhắc về khí hậu để tạo những thay đổi thực sự có ý nghĩa.
Việt Nam trong nền kinh té khu vực-điểm sáng và những triển vọng
Phân tích thực trạng kinh tế, giới nghiên cứu nhận thấy, sau đợt phong tỏa do COVID-19 vào quý 3 năm 2021, nền kinh tế Việt Nam đã hồi phục mạnh mẽ với mức tăng 6.4 % trong nửa đầu năm 2022.Khu vực dịch vụ đã tăng trưởng 6,6% trong nửa đầu năm 2022 và ghi nhận mức tăng kỷ lục 8,6% trong Q2 năm 2022. Được thúc đẩy bởi nhu cầu ổn định từ bên ngoài, khu vực sản xuất công nghiệp đã tăng trưởng 8,4% trong nửa đầu năm 2022. Lạm phát trong nền kinh tế nhích lên 3,1% (so với cùng kỳ năm trước) vào tháng 7 năm 2022, cho dù nhà nước đã nỗ lực kiềm chế áp lực tăng giá xăng dầu thông qua việc cắt giảm thuế tiêu thụ nhiên liệu.
Vị thế đối ngoại của nền kinh tế được duy trì ổn định, cán cân tài chính ghi nhận mức thặng dư 3,5 tỷ USD trong Q1năm2022 với nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gia tăng 3,4 tỷ USD. Chính sách tiền tệ thích ứng tạo thanh khoản dồi dào cùng với tăng trưởng tín dụng đạt 16,9% vào tháng 6 năm 2022,. Tuy nhiên, NHNN đã dừng các biện pháp nới lỏng, đây là động thái quan trọng để xác định và xử lý tài sản xấu có thể đã tích tụ trong cuộc khủng hoảng.
Cũng như các quốc gia Đông Á, nền kinh tế Việt Nam sẽ phục hồi mạnh mẽ trong năm 2022, với mức tăng trưởng lên tới 7,5%. Động lực tăng trưởng sẽ xoay quanh nhu cầu gia tăng ở trong nước và từ nước ngoài; ngành chế biến, chế tạo và dịch vụ có nhiều triển vọng mở rộng xuất khẩu sang
những thị trường lớn. Lạm phát được dự báo tăng lên 3,8% vào năm 2022 và 4% vào năm 2023, trước khi giảm xuống 3,3% vào năm 2024.Chi tiêu công sẽ gia tăng nhanh trong nửa cuối của năm 2022 và thâm hụt tài khóa sẽ tăng nhẹ lên 3,2% GDP khi triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ của năm 2022-2023.
Triển vọng của nền kinh tế cho thấy, tương lai còn tiềm ẩn rủi ro. Rủi ro từ bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng và suy giảm kinh tế sâu của các đối tác thương mại chính; mặt khác là sự gián đoạn trong chuỗi giá trị toàn cầu (GVC). Về rủi ro trong nước,bao gồm lạm phát cao hơn dự kiến, thiếu lao động trong các khu vực sản xuất và rủi ro tài chính gia tăng ,có thể ảnh hưởng đến triển vọng tăng trưởng.
Trong bối cảnh nền kinh tế phục hồi và lạm phát trong tầm kiểm soát; về ngắn hạn, chính sách tiền tệ thích ứng được triển khai phù hợp trong môi trường tài khóa có tính hỗ trợ sẽ giúp phòng ngừa nguy cơ suy giảm tăng trưởng. Mặc dù triển vọng phát triển có nhiều, song các nhà phân tích đã lưu ý, nếu lạm phát tăng nhanh trên 4%, các cơ quan chức năng cần xem xét điều chỉnh lại chính sách tài khóa và tiền tệ. Rủi ro tài chính đòi hỏi phải tăng cường giám sát, trích lập dự phòng nợ xấu, đồng thời cải thiện cơ chế giải quyết khả năng thanh toán của doanh nghiệp và khu vực ngân hàng.
Thay cho lời kết
Chuyên gia kinh tế trưởng khu vựcĐA-TBD của W.B,, Aaditya Mattoo nhận xét “Các nhà hoạch định chính sách đang phải đối mặt với lựa chọn khó khăn giữa xử lý lạm phát và hỗ trợ phục hồi kinh tế,” ông cho rằng “Kiểm soát và trợ giá làm mờ đi tín hiệu giá và ảnh hưởng đến năng suất. Chuyển sang những chính sách tốt hơn về lương thực thực phẩm, nhiên liệu và tài chính sẽ vừa thúc đẩy tăng trưởng vừa phòng chống lạm phát.”
Hy vọng từ những thông tin thu nhận được, bài viết sẽ là tư liệu tham khảo có ích đối với các nhà hoạch dịnh chính sách nước nhà./.