Lạm phát thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam

21/09/2022 15:24

Kinh tế toàn cầu có xu thế hồi phục nhưng rủi ro suy giảm lại gia tăng với những bất ổn do chiến tranh, xung đột chính trị, lạm phát và điều kiện tài chính thắt chặt.

1.Động thái phát triển kinh tế và lạm phát toàn cầu và ở Việt Nam

1.1.Xu thế phát triển kinh tề và lạm phát toàn cầu những tháng đầu năm 2022

Nền kinh tế Hoa Kỳ đối mặt với nguy cơ tăng trưởng chậm lại từ Quý 3 năm 2022 do thị trường hàng hoá giảm dần dưới tác động lạm phát tăng cao. Những nền kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu bị ảnh hưởng nặng nề dưới tác động của xung đột Ucraine và nhập khẩu năng lượng. Kinh tế Trung Quốc suy giảm đáng kể do tác động của Covid-19, khủng hoảng thị trường bất động sản, tiêu dùng nội dịa và nhu cầu thế giới suy giảm.

Triển vọng kinh tế toàn cầu trong giai đoạn 2022-2023 được dự báo sẽ xấu đi với tăng trưởng giảm từ 1,7-3,7% năm 2022 và 1,8-4,9% trong năm 2023; lạm phát ở các quốc gia phát triển chưa từng thấy, đẩy lạm phát toàn cầu có thể tăng lên 7,2%-9,4% trong năm 2022. Áp lực lạm phát thúc đẩy các Ngân hàng Trung ương triển khai chính sách tiền tệ thắt chặt và chạy đua lãi suất đồng nghĩa với nguy cơ suy thoái kinh tế gia tăng.

sss1-1663748550.png

Toàn cảnh Diễn dàn Đối thoại “ Áp lực lạm phát năm 2022 và đề xuất chính sách”ngày 16 tháng 9 năm 2022

Theo nhiều phân tích, động thái gia tăng lãi suất của một số ngân hàng trung ương quốc gia sẽ tạo hiệu ứng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu, như:bóp ghẹt  cả sản xuất lẫn tiêu dùng dẫn đến suy thoái; người lao động mất việc làm ảnh hưởng đến ổn định và an ninh. Vòng xoáy đình đốn sản xuất, thiếu hụt nguồn cung khiến lạm phát gia tăng trong bối cảnh sản xuất-kinh doanh đình trệ.

Các chính sách hỗ trợ, kích thích kinh tế giảm tác dụng so với dự kiến ban đầu. Tăng trưởng giảm, đình trệ sản xuất kéo dài làm nản lòng các nhà đầu tư khiến họ rút khỏi thị trường. Nợ xấu tăng khiến rủi ro hệ thống tài chính, ngân hàng tăng cao, kéo theo rủi ro nợ công.

1.2. Phục hồi tăng trưởng và lạm phát ở Việt Nam

Mặc dù kinh tế toàn cầu kém lạc quan, song nền kinh tế Việt Nam vẫn có sự phục hồi tích cực. GDP quý I năm 2022 tăng 5,03% và vọt lên 7,7% trong quý II, là mức tăng cao nhát so với cùng kỳ của 10 năm gần đây.Nhờ các dịch vụ tiêu dùng, vận tải và du lịch gia tăng trở laị, khu vực dịch vụ đã được phục hồi đáng kể. Ngành Nông Lâm Thuỷ sản tiếp tục giữ vai trò là bệ đỡ cho tăng trưởng kinh tế. Hầu hết các chỉ số kinh tế vĩ mô đều đạt khá. Trong 8 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu đạt 250,8 tỷ USD với hơn 30 mặt hàng đat trên 1 tỷ USD, tăng 17,3% so cùng kỳ năm trước.

Vốn đầu tư xã hội tiếp tục gia tăng, trong đó, vốn từ NSNN đạt trên  285,4 nghìn tỷ VNĐ, tăng 16,9% so cung kỳ năm trước, vốn đầu tư tực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiên đạt 12,8 tỷ USD , tăng 10,5% so với cùng kỳ năm trước.

Khu vực doanh nghiệp từng bước phục hồi,doanh nghiệp thành lập mới và trở lại thị trường tăng mạnh. Số doanh nghiệp dịch vụ hoạt động trở lại tăng 55,7%, còn số thành lập mới tăng 21,9% so cùng kỳ năm trước. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IPI) tháng 8 cao hơn 0,9% so với tháng 7, tăng 15,7% so với cùng kỳ năm trước; trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo có mức tăng đồng đều, nổi bật là phân ngành thực phẩn, đồ uống.

Trong bối cảnh giá nguyên, nhiên vật liệu và vận chuyển tăng cao, đứt gãy chuỗi cung ứng và giá cả hàng hoá toàn cầu gia tăng, khiến chi phí đầu vào của sản xuất tăng cao. Trong 8 tháng đầu năm 2022 giá xăng dầu tăng 45,33% đã tác động trực tiếp, làm chỉ số CPI toàn phần tăng 1,63%.

Áp lực lạm phát đang hiện hữu, song Chính phủ đã kiểm soát được tình hình, chỉ số CPI bình quân 8 tháng đầu năm tăng 2,58% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức tăng bình quân trong 8 tháng của những năm từ 2018 đến 2020. Kết quả đạt được là thành công trong kiểm soát giá cả, tạo nền tảng để thực hiện mục tiêu lạm phát dưới 4% Chính phủ đề ra.

2.Những thách thức, rủi ro đối với tăng trưởng kinh tế và kìm chế lạm phát ở Việt Nam

Phân tích tình hình kinh tế Việt Nam, các nhà nghiên cứu có chung nhận xét, kinh té có xu hướng hồi phục tích cực; Chính phủ giữ vững ổn định kinh té vĩ mô và đảm bảo được những cân đói lớn Tuy nhiên, những khó khăn thách thức còn rất lớn.

Có thể nhận thấy, thách thức lớn nhất đó là cân bằng giữa mục tiêu ổn định kinh tế vĩ môvà giá cả, kìm chế lạm phát với các mục tiêu tăng trưởng. Trong bối cảnh bất ổn dịa chính trị toàn cầu, nhiều quốc gia thực thi chính sách tiền tệ thắt chặt, gia tăng lãi suất dẫn đến khó khăn cho cả sản xuất lẫn tiêu dùng, có thể kéo theo nguy cơ mát việc làm, giảm đầu tư và rơi vào suy thoái kinh tế; Giá xăng dầu, lương thực, phân bón, sắt thép và nhiều loại vật tư khác trên thế giới còn khó dự báo, thiếu hụt hoặc bị gián đoạn nguồn cung; mặt khác, chi phí sản xuất, giá vận tải gia tăng….,tạo áp lực lên lạm phát và giá cả hàng hoá trong nước; Tăng trưởng tín dụng chịu sức ép lớn của kìm chế lạm phát; Nhu cầu vốn để phục hồi và mở rộng sản xuát kinh doanh tăng cao, song nhiều doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong tiếp cận vốn vay;

Trong bối cảnh thị trường toàn cầu đang bị thu hẹp do kinh tế Mỹ và nhiều nước phát triển có nguy cơ rơi vào suy thoái, xuất khẩu phải đối mặt với hàng loạt khó khăn và thách thức lớn.

Lạm phát hiện trong tầm kiểm soát, nhưng áp lực đã được cảm nhận rõ hơn và sẽ tiếp tục trong thời gian tới. Xu hướng thắt chặt tiền tệ toàn cầu có thể giúp giảm nhẹ áp lực lạm phát từ ben ngoài. Tuy nhiên,theo giới nghiên cứu, nếu chính sách ứng phó với Covid -19 hiện hành của Trung Quốc kéo dài nó sẽ làm trầm trọng thêm lạm phát toàn cầu.

3.Khuyến nghị chính sách từ góc nhìn nghiên cứu

Áp lực lạm phát được dự báo có thể giảm trong những tháng cuối năm 2022 nếu giá xăng dầu và lương thực thế giới giảm và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng được cải thiện. Tỏng hợp tác động của các yếu tố trong ngoài nước, tại đối thoại “ Áp lực lạm phát năm 2022 và các đề xuất chính sách” được tổ chức ngày 16 tháng 9 năm 2022, các nhà nghiên  thuộc trường kinh tế. Đại học Quốc gia Hà Nội đã đưa ra những khuyến nghị chính sách, tập trung vào những mặt dưới đây:

3.1. Ttrước hết là ổn định kinh tế vĩ mô

Mặc dù lạm phá được kiểm soát trong những tháng qua, nhưng áp lực vẫn còn dai dẳng, do dó

cần kiên trì thực hiện các biện pháp ổn đinh kinh tế vĩ mô, ổn định giá cả, kìm chế lạm phát như chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời phải cân nhắc có chọn lọc các biện pháp chính sách hỗ trợ các nhóm sản xuất hoặc người lao động gặp khó khăn do giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao, đặc biệt chú trọng rà soát và thực hiện chính sách hỗ trợ kịp thời cho những nhómsản xuất và dịch vụ có tính đặc thù và phụ thuộc vào giá nguyên phụ liệu đầu vào hoặc chi phí logistics tăng cao.

3.2. Về chính sách khoá và tiền tệ

Chính phủ vẫn phải linh hoạt và kiên trì thực hiện chính sách vừa hỗ trợ kiểm soát lạm phát vừa thúc đẩy tăng trưởng một cách bền vững như Nghị quyết Quốc hội đã chỉ ra. Với tình hình kiểm soát lạm phát khả quan trong 8 tháng đầu năm, nên dần từng bước triển khai các nhóm giải pháp chính sách, bao gồm cả chính sách tài khoá và tiền tệ có thể còn do dự trước đây để  hỗ trợ phục hồi kinh tế và phục hồi sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Đại học Quố gia Hà Nôi cho rằng“Nếu dự báo cuối năm tình hình lạm phát được kìm chế tốt, thì nên cân nhắc một số động thái nới lỏng hỗ trợ tăng trưởng như nới room tín dụng và đặc biệt là triển khai gói hỗ trợ 2% lãi suất theo đúng Nghị quyết của Chính phủ” 

 

3.3. Vón  và tiếp cận thị trường, 

Qua đại dịch Covid-19, kinh tế tư nhân đã chứng tỏ sự linh hoạt và sức chống chịu tốt.Khu vực này đã duy trì được tốc độ tăng trưởng và đầu tư trong đại dịch. Để phát triển một nền kinh tế tự chủ, tự lực và có khả năng hội nhập, cần quan tâm và hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân về vốn và tiếp cận thị trường (cả cung và cầu) cũng như tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng. Những ưu tiên chính sách của nhà nước nhằm phục hồi tăng trưởng sẽ góp phần vào ổn định thị trườngvà kìm chế lạm phát trong thời gian tới. Theo hướng hỗ trợ này, cần quan tâm đến các doanh nghiệp và ngành hàng, giúp họ tự chủ được nguồn nguyên liệu đầu vào thông qua các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ, phát triển công nghệ cao hoặc là rà  soát để  cắt giảm bớt thuế, phí và những thủ tục không cần thiết,

3.4. Đối với lao đông và chuỗi cung ứng

Theo các nhà nghiên cứu, khu vực kinh tế đối ngoại, đặc biệt là trong sản xuất vẫn giữ vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế năm nay. Theo đó, cần tiếp tục quan tâm giải quyết những vướng mắc về môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn về thiếu lao động hoặc các yếu tố gây đứt gãy chuỗi cung ứng. Đây là một trong những nội dung quan trọng cần lưu ý để hỗ trợ cho khu vực kinh tế đối ngoại và thúc đẩy xuất khẩu trong những tháng cuối của năm 2022.

3,5.Công khai dữ liệu và cập nhật chính sách

Công tác dự báo và đánh giá chính sách là việc cần làm thường xuyên với sự công khai, minh bạch và kịp thời. Các ngành, các cấp phải thường xuyên cập nhật chính sách và công bố ngay những dữ liệu cần thiết để các cơ quan, tổ chức nghiên cứu, tư vấn và phản biện chính sách có thể tham gia thực hiện và dự báo tình hình ,dóng góp kịp thời vào điều chỉnh theo hướng vừa ổn định kinh tế vĩ mô vừa đảm bảo mục tiêu phát triển và phục hồi tăng trưởng bền vững, như mục tiêu đặt ra trong Nghị quyết đầu năm của Quốc hội và Chính phủ./.

 

TS. Lê Thành Ý
Bạn đang đọc bài viết "Lạm phát thực trạng, thách thức và giải pháp phát triển bền vững ở Việt Nam" tại chuyên mục Diễn đàn. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309