Liên hoan giao lưu, giới thiệu các mô hình sinh kế tiêu biểu cho phụ nữ bị mua bán trở về và phụ nữ di cư hồi hương

Từ ngày 21 – 23/11/2024 tại địa điểm Trung tâm Phụ nữ và Phát triển, số 20 Thụy Khuê, Phường Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, TP Hà Nội diễn ra Liên hoan Giao lưu, Giới thiệu các mô hình sinh kế tiêu cho Phụ nữ bị mua bán trở về và phụ nữ di cư hồi hương.

Đây hoạt động nằm trong Chuỗi hoạt động Giao lưu, giới thiệu các mô hình sinh kế của phụ nữ do Trung tâm Phụ nữ và Phát triển triển khai tại 06 tỉnh, trong khuôn khổ thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2024. Sự kiện được tổ chức nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, phong trào sản xuất của phụ nữ vùng dân tộc thiểu số và miền núi góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình MTQG DTTS&MN năm 2024.

lien-hoan-1-1733211461.png
Các khách mời lễ Khai mạc Liên hoan giới thiệu các sản phẩm mô hình sinh kế tiêu biểu

Bộ sưu tập “Sinh kế - Diểm tựa” được trình diễn ấn tượng tại Khai mạc Liên hoan. Gồm 10 bộ áo dài đã khắc họa sinh động 10 sản phẩm của các mô hình sinh kế tiêu biểu đại diện cho các vùng miền của tổ quốc như Dệt thổ cẩm Gia lai, Cây lúa gạo Séng cù, xôi ngũ sắc lào Cai, Trà Thái Nguyên, dệt thổ cẩm và làm nón tỉnh Thanh Hóa .. góp phần cho phần khai mạc mang ấn tượng lớn đối với công chúng tham gia liên hoan.  

Với quy mô 35 mô hình sinh kế tiêu biểu của phụ nữ, đặc biệt ưu tiên phụ nữ các vùng dân tộc thiểu số và miền núi, phụ nữ bị mua bán trở về, Liên hoan Giao lưu nhằm hỗ trợ hội viên phụ nữ có điều kiện tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đồng thời hoạt động giúp chị em, các doanh nghiệp nhỏ/ siêu nhỏ do nữ làm chủ kết nối cung cầu, hợp tác liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, là cơ hội giao lưu, trao đổi kinh nghiệm trong quá trình sản xuất, tiếp cận thông tin, công nghệ mới…

z6093318238244-31f538ea839374cf5a4370385ac867e2-1733211461.jpg
Du khách thăm quan, mua sắm tại các gian hàng

Một số mô hình tiêu biểu được giới thiệu tại liên hoan như: Vẽ họa tiết lên vải lanh bằng sáp ong, làm nón lá thủ công, chè búp Thái Nguyên, Miến tỏi đen, Gạo nếp hoa cau, trà hoa vàng…

Hợp tác xã chè Hảo Đạt thành lập từ năm 2016, được hình thành từ một tổ hợp tác, do chị Đào Thanh Hảo làm chủ. Trải qua quá trình nỗ lực phát triển, đến nay hợp tác xã không chỉ là đơn vị chế biến chè chất lượng hàng đầu Thái Nguyên (đơn vị sản xuất chè duy nhất của tỉnh  Thái Nguyên có sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia về trà) mà còn là một điểm đến hấp dẫn về du lịch cộng đồng. Không chỉ dừng lại ở việc sản xuất, cung cấp ra thị trường các loại chè sạch, chè an toàn, chị Hảo còn đứng ra liên kết, tiêu thụ sản phẩm cho bà con trong xã, đặc biệt là các sản phẩm của chị em phụ nữ.

picture2-1733211461.jpg
Gian hàng của HTX chè Hảo Đạt

“Sáp ong có hai khoảnh màu vàng và màu nâu. Màu vàng là sáp non, màu nâu là lớp sáp già, bóp cho hai loại sáp đó chảy hết mật rồi nấu mỗi loại ra một nồi khác nhau. Nấu cho đến khi nóng chảy thành nước cốt, lấy mỗi thứ một ít bỏ vào bát, trộn đều và đặt lên bếp. Nếu trộn hai thứ ngay từ đầu thì lên váy sẽ không được đẹp. Chảo để nấu sáp ong bao giờ cũng để nóng ở trên bếp. Nếu không nóng như thế, sáp sẽ bị khô và không dính vào váy”… Đến với Liên hoan, khách hàng được trải nghiệm vẽ sáp ong trên vải lanh - một trong số những nghề truyền thống lâu đời của đồng bào H’mông tại Gian hàng của chị Sùng Thị Lan - Bản Tả Van – Lài Cai.

picture3-1733211460.jpg
Trải nghiệm vẽ sáp ong tại gian hàng
picture4-1733211461.png
Không gian trải nghiệm nghề Làm nón thủ công (H. Triệu sơn – T. Thanh Hóa)
picture5-1733211462.png
Nghề thêu túi thủ công

Hoạt động đã góp phần nâng cao vai trò của tổ chức Hội LHPN Việt Nam, Trung tâm Phụ nữ và Phát triển trong tham gia thực hiện các hoạt động nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ theo hướng hiệu quả và bền vững, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, phụ nữ.

 

Thông tin liên hệ:

Trung tâm phụ nữ và phát triển

Địa chỉ: 20 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội, Việt Nam

Điện thoại: 0243 7280 280

Email: cwd@cwd.vn

Website: https://cwd.vn/