Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa (Tiểu thuyết Lịch sử) - Kỳ 37

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024.

Kỳ 37.

Về các tướng của Trương Công Định: Đốc binh Nguyễn Ngọc Chấn, quê ở làng Tân Niên Tây, Gò Công, năm1859 gia nhập nghĩa quân của Trương Công Định đánh Pháp, từng lập nhiều chiến công trong các trận sông Tra,  trận phục kích xóm Tre (Bình Thành Đông), trận Giồng

Sơn Quy. Vì thế Nguyễn Ngọc Chấn được Trương Công Định phong Đốc binh. Trong trận Đám Lá Tối Trời ngày

19-8-1864, khi Trương Công Định tự vẫn, Đốc binh Chấn bị tương nặng ở vai nhưng vẫn nhảy lại đỡ cho chủ soái cho đến khi Trương Công Định tắt thở. Nguyễn Ngọc Chấn bị Pháp bắt, dụ dỗ mua chuộc ông không đầu hàng và bị đày ra Côn Đảo 9 năm, Đội Trung cũng vị đày đi Côn Đảo.

Các tướng của Trương Công Định chạy thoát sau trận Đám Lá Tối Trời là Đặng Khánh Tình, người xã Vĩnh Hựu, Gò Công, rất gan dạ, được Trương Công Định phong chức Đội. Sau 19-8-1864 Đặng Khánh Tình rút về chống Pháp ở Đông Sơn. Tướng Võ Đăng Được, theo

Trương Công Định, đánh Pháp ở Tân An. Sau 19-8-1864 Võ Đăng Được rút quân về quê là làng Đông Sơn 1 tiếp tục chống Pháp. Tướng Mạc Bảo Đường, quê ở Yên Luông (Gò Công), chức vụ Tổng Quân Cơ, có trách nhiệm giữ mặt tây của căn cứ Gò Công, đã hy sinh từ

năm 1862. Tướng Trương Điền là anh của Trương Công Định, sau 19-8-1864 Trương Điền rút quân về chống Pháp

ở Gò Tre và Rạch Già (Gò Công). Tướng Trịnh Viết Bàng, người làng Tân Định, huyện An Hòa, Định Tường 2. Sau 19-8-1864 Trịnh Viết Bàng rút quân về cù Lao An 1 Nay thuộc huyện Gò Công Tây, Tiền Giang.

2 .Nay là Trung Đình, Bình Đại, Bến Tre.

2

Hòa đánh Pháp cùng ông Tô, ông Kiểu, cùng con cả là

Trình Văn Diễm. Trương Quyền, con trai của Trương Công Định đã rút lên Châu Đốc và đáng đánh Pháp ở Tây Ninh. Phó Tướng, cánh tay phải của Trương Công Định là Nguyễn Nhựt Chi, quê ở Bến Chùa, bên dòng Cửa Tiểu. Sau 19 tháng 8-1864, bị Pháp truy kích chạy đến Bến

Chùa, Nguyễn Nhựt Chi cùng nghĩa quân huyết chiến một ngày với quân Pháp, Nguyễn Nhựt Chi cùng phó tướng là Cương đưa gươm lên trời, ngoảnh về phương Bắc, tạ tội với triều đình Huế, lạy ba lạy rồi thổ huyết mà chết.

Tướng Nguyễn Ngọc Thăng sinh năm 1789, quê ở Giồng Keo, làng Mỹ Thạnh, Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Năm 1848 được triều đình Tự Đức phong Lãnh binh. Khi Pháp đánh Gia Định, ông tham gia chống Pháp ở Đại Đồn Chí Hòa, giữ đồn Cây Mai, đánh lui nhiều đợt tấn công của Pháp. Sau khi Đại Đồn Chí Hòa Thất thủ, Nguyễn Ngọc Thăng rút về Tân An (Gia Định). Sau ngày 19-8-1864, Nguyễn Ngọc Thăng tiếp tục đánh Pháp ở hữu ngạn sông Soài Rạp cho đến Cửa Tiểu thuộc Gò Công. Nguyễn Ngọc Thăng hiện đang phối hợp với Trương Quyền ở Tây Ninh và với Võ Duy Dương ở Đồng Tháp Mười. Các

tướng thân cận với Trương Công Định là Phan Văn Đống

ở làng Bình Phục Nhất (huyện Chợ Gạo), La Văn Bản,

Phan Văn Tiết, Tạ Văn Thái, bà Viết, bà Lưu không rõ rút

về đâu, có lẽ đã hy sinh cùng Chủ tướng Trương Công

Định ở căn cứ Đám Lá Tối trời”.

Lagrandiere đọc xong bản báo cáo, rót thêm một ly rượu

nữa, uống và suy nghĩ: “Cuộc tấn công vào căn cứ Gò Công

lần thứ ba ngày 19-8-1864 là một thắng lợi lớn của quân

Pháp nhưng không trọn vẹn. Rất nhiều tướng lĩnh và nghĩa

quân đã thoát ra ngoài, tiếp tục đánh Pháp. Những đốm lửa

cũ chưa dập tắt đã bùng lên những đốm lửa mới. Đây là

cuộc chiến tranh kỳ lạ, khó nhọc nhất, hy sinh nhiều nhất

3

của đế quốc Pháp trên con đường đi xâm lược thuộc địa ở

châu Á, châu Phi mà Lagrandiere được chứng kiến. Một

ngày cuối tháng 8 năm 1864, Lagơrandiere ngồi trong Tổng

hành dinh ở Sài Sòn. Y vừa tu xong cốc rượu sămpanhơ thì

một thuộc cấp bước vào:

-Dạ, báo cáo Thống đốc, quân ta bên Cambốt thắng lớn, đã

buộc triều đình Nôrôđôm ký hàng ước. Cambốt thành xứ

bảo hộ của ta.

Lagrandiere tỏ vẻ vui mừng:

-Lạy Chúa tôi, tuyệt vời quá.

Lại một thuộc cấp bước vào, tay cầm bức điện:

-Dạ bẩm Thống đốc, có chỉ thị của Bộ trưởng Bộ hải quân

Pháp.

Lagrandiere mở điện đọc. Bức điện viết: “Chúng ta đã làm

chủ Cambốt. Thống đốc phải nhanh chóng đánh chiếm ba

tỉnh miền Tây của miền Nam Đại Nam để thông thương lãnh

thổ Nam Kỳ với Cambốt. Hơn nữa cũng là thực hiện chỉ dụ

của hoàng đế Na pô lê ông III là nhanh chóng chiếm toàn bộ

Đại Nam làm thuộc địa”.

Lagrandiere nói với tên sĩ quan thuộc cấp:

-Báo cho các sĩ quan chuẩn bị lực lượng gồm 16 tàu chiến,

1.200 lính Pháp, 400 lính Việt tập trung ở Mỹ Tho để tiến đánh Vĩnh Long.

-Tuân lệnh Đô đốc.

Sáng 20 tháng 6 năm 1867, Kinh lược sứ triều đình là Phan

Thanh Giản đang ngồi uống trà ở thành Vĩnh Long thì có

thám mã về báo:

-Dạ, bẩm Kinh lược sứ, 16 tàu chiến Pháp, hàng nghìn lính

Pháp và Việt đã bao vây thành và gửi tối hậu thư cho ngài.

Phan Thanh Giản thất kinh, vội bóc tối hậu thư ra đọc. Thư

viết: “Ta, Đô đốc Lagrandiere, Tổng chỉ huy quân viễn

chinh Pháp yêu cầu ngài nộp thành ngay tức khắc. Nếu

không, quân Pháp sẽ nổ súng”.

4

Sau một phút suy nghĩ, Phan Thanh Giản ra lệnh:

-Mở cổng thành cho quân Pháp, nếu không dân chúng và

binh lính bị tàn sát vô ích.

-Dạ, tuân lệnh Kinh lược sứ.

Bốn cổng thành Vĩnh Long được mở toang, quân Pháp tràn

vào không tốn một viên đạn. Lagrandiere nói với Phan Thanh Giản:

-Ngài là người biết điều và thương dân, thương lính. Nay ngài hãy viết thư khuyên Tổng đốc các tỉnh An Giang và Hà Tiên hạ khí giới và nộp thành trì cho bản Đô đốc để khỏi tốn xương máu của dân Đại Nam. Phan Thanh Giản đáp:

-Ta sẽ không viết. Hàng hay đánh là quyền của Tổng đốc An Giang và Hà Tiên. Nhưng nếu vào được các thành, ngài không được tàn sát binh lính và nhân dân.

-Ngài yên tâm. Bản Thống đốc sẽ làm như vậy.

Lagrandiere ra lệnh cho quân Pháp tiến về An Giang. Còn Phan Thanh Giản sau đó tuyệt thực mười bảy ngày, dặn ba

con là Phan Liêm, Phan Tôn và Phan Hương về quê cày ruộng làm ăn, không được nhận quan chức gì của Pháp.

Phan Liêm (1833-1896), Phan Tôn (1837-1893) và Phan Hương cùng khóc:

-Chúng con xin vâng lời cha.

Phan Thanh Giản hỏi ba con:

-Tình hình An Giang và Hà Tiên thế nào rồi?

Phan Tôn nói:

-Thưa cha, 21-6-1867, quân Pháp chiếm An Giang và 24-6-1867 chúng lấy Hà Tiên.

Phan Thanh Giản ứa nước mắt nói:

-Vậy là Nam kỳ Lục tỉnh đã mất vào tay Pháp. Tất cả là tại cha. Tại cha đã ký hòa ước Nhâm Tuất 1862 làm mất ba tỉnh

miền Đông. Tại cha đã làm mất Vĩnh Long. Tại cha đã quá tin tưởng vào lời hứa, chữ ký của quân xâm lược lang sói.

5

Cha còn mặt mũi nào mà áo mũ xênh xang giữa cái triều đình hèn nhát này nữa. Cha còn mặt mũi nào sống trên cõi

đời này nữa khi trên cờ của những đội quân ứng nghĩa chống Pháp đều ghi “Phan- Lâm mãi quốc, triều đình khí dân”. Cha đã là tội đồ của lịch sử dân tộc.

Nói rồi Phan Thanh Giản cầm tay ba con, nhìn phu nhân Trần Thị Hoạch, ứa nước mắt. Ngày 4 tháng 8 năm 1867 Phan Thanh Giản uống thuốc độc tự vẫn sau mười bảy ngày tuyệt thực. Phan thanh Giản chết đi để tỏ lòng hối hận nhưng không thể sửa chữa được sai lầm

của ông trong khi đặt bút ký hiếp ước bán nước 1862.

(Còn nữa)

CVL

L