Kỳ 8.
Sau một lượt nước, Lê phu nhân hỏi:
-Tên các muội là gì?
-Dạ, muội tên là Trần Thị Tâm, muội này tên là Tạ Thị Tần.
-Quê quan các muội ở đâu?
-Dạ, chúng muội đều ở quận Giao Chỉ.
Lê phu nhân nói:
-Ta tên là Lê Thị Hoa, còn muội đây là em tên là Mai Hoa.
Cả hai đều chắp tay:
-Xin chào Lê Phu Nhân, chào tỉ Mai Hoa.
Mai Hoa cũng chắp tay:
-Xin chào các muội.
Lê Phu nhân nói:
-Các muội về thật tốt, ta đang thiếu những võ sư để huấn luyện cho nghĩa binh. Nay phong hai muội và cả Mai Hoa làm phó tướng huấn luyện cho nghĩa binh võ nghệ, phi ngựa và bắn cung tên.
-Đa tạ chủ tướng.
Từ đó thêm ba phó tướng giúp việc cho Lê Phu Nhân huấn luyện nghĩa binh. Ba phó tướng cũng đã từng là những tay kiếm khách trong giới võ lâm nên các nghĩa binh được học võ nghệ bài bản, đáp ứng với nhiệm vụ khi lâm trận giết giặc. Tiếng tăm của trang viên Yên Nội chấn động Cửu Chân và Giao Chỉ.
Vào một buổi sáng, Tô Định đang ngồi uống rượu ở phòng khách tại Luy Lâu thì tên lính hầu cận vào báo:
-Dạ bẩm Thái thú.
-Có việc gì?
-Dạ, có thám mã ở quận Cửu Chân về xin gặp.
-Cho vào ngay.
-Dạ.
Tên thám mã vào dáng người mệt mỏi do phi ngựa đường xa quỳ xuống và nói:
-Dạ bẩm Thái thú, ở huyện Dư Phát thuộc quận Cửu Chân, có nữ tặc Lê Thị Hoa ở trang Yên Nội đang dựng cờ làm phản.
Cái cổ béo ngắn tủn của Tô Định giật giật:
-Lê Thị Hoa là ai?
Tướng Lê Ứng Khâm đứng cạnh đáp:
-Dạ bẩm Thái thú, Lê Thị Hoa chính là phu nhân của huyện lệnh Gia Lâm Mai Tiến, cách đây năm năm đã bị chúng ta giết hại.
-Hắn phạm tội gì?
-Dạ, hắn không chịu giết một dân Việt theo lệnh của Thái thú vì cho rằng người đó bị oan.
-Hả ta đã giết huyện lệnh Gia Lâm sao?
-Dạ.
-Hừ, ta giết nhiều người quá không nhớ nổi. Lê Thị Hoa có bao nhiêu quân?
Tên thám mã nói:
-Dạ khoảng 2.000 quân ạ.
Tô Định hoác mồm cười to:
-Ha!Ha!Ha! 2.000 quân mà dám chống lại quân thiên triều hàng chục vạn sao. Bọn này chắc chắn sống rồi.
Lê Ứng Khâm nói:
-Dạ, xin Thái thú nghĩ lại, Lê Chân ở vùng Vụ Nông An Biên chỉ có 3.000 quân đã đánh cho 5.000 quân ta do Mã Đại và Tư Mã Trung chỉ huy tan tác, tử trận hết ở sông Kinh Thầy đó ạ.
Tô Định đánh trống lãng:
-Lính do thám nghe lệnh:
-Dạ, Thái thú.
-Ngươi chạy ngựa vào Cửu Chân, truyền lệnh của ta cho Thái thú quận Cửu Chân[1] Lâm Tiến đem quân dẹp bằng được Lê Thị Hoa ở trang viên Yên Nội, huyện Dư Phát, rõ chưa.
-Dạ, tuân lệnh Thái thú.
-Bảo với Lâm Tiến không thắng được thì cái đầu trên cổ hắn không còn. Rõ chưa?
-Dạ, tuân lệnh Thái thú.
Trong thủ phủ của Thái thú quận Cửu Chân ở làng Giàng, Tư Phố, Thái thú Lâm Tiến đang ngồi họp cùng các tướng thì có lính vào báo:
-Dạ bẩm Thái thú, có sứ giả của ngài Tô Định từ Luy Lâu muốn vào gặp.
-Cho vào ngay.
-Dạ.
Sử giả của Tô Định bước vào quỳ và nói:
-Bẩm Thái thú, ngài Thái thú Tô Định có thư cho ngài.
Tên lính hầu chuyển thư. Lâm Tiến bóc thư ra đọc. Thư viết: “Nay ở huyện Dư Phát cách trấn trị Tư Phố về phía đông 80 dặm có trang viên Yên Nội do Lê Thị Hoa làm chủ đang phất cờ nổi loạn. Thái thú hãy điều quân xuống mà dập tắt, giết hết chúng đi. Nếu không dẹp được, cái đầu của Thái Thú chắc không còn trên cổ”.
Lâm Tiến đọc xong thư sau đó đọc to cho các tướng lĩnh nghe, rồi ra lệnh:
-Tướng quân Lương Thiệp.
-Có mạt tướng.
-Tướng quân Tổ Hoài Đức.
-Có mạt tướng.
-Hai tướng quân do Lương Thiệp làm chánh tướng đem 1 vạn quân về huyện Dư Phát dẹp bằng được cuộc nổi loạn của Lê Thị Hoa.
-Chúng mạt tướng tuân lệnh.
Điều động binh mã xong, Tổ Hoài Đức hỏi:
-Chúng ta hành quân theo đường nào đến được trang viên Yên Nội huyện Dư Phát nhanh nhất?
Lương Thiệp trải ra một mảnh vải trắng, trên vẽ bản đồ quận Cửu Chân với những bút mực màu đen ngoằn nguèo và lấy ngón tay trỏ vào:
-Đây là trấn trị Tư Phố cách Thọ Hạc 40 dặm, từ Thọ Hạc đi thêm 30 dặm theo đường thiên lý đến huyện Dư Phát, sau đó từ đường thiên lý rẽ về phía đông khoảng 10 dặm thì tới sơn trang Yên Nội. Ta cứ hành quân theo đường như vậy là nhanh nhất.
Tổ Hoài Đức lại hỏi:
-Có còn con đường nào khác không.
-Còn một con đường thủy nữa theo đường sông nhưng vẫn phải đổ bộ mới tới được Sơn trang Yên Nội. Vả lại cuộc hành quân này ta không dùng thủy binh.
-Vậy cứ hành quân theo đường mà tướng quân đã chỉ ra.
Tổ Hoài Đức đi đầu, Lương Thiệp đi trung quân dẫn 1 vạn người ngựa đi trong gió bụi tung mù, cờ vàng bay phấp phới.
Trong sơn trang Yên Nội, Lê Thi Hoa đang ngồi uống nước trong hành dinh thì có lính do thám về báo:
-Dạ bẩm chủ tướng.
-Có việc gì nói.
-Dạ, Thái thú Lâm Tiến ở quận Cửu Chân đã cử hai tướng Lương Thiệp và Tổ Hoài Đức dẫn 1 vạn quân đang hành quân tấn công vào Yên Nội sơn trang của ta.
-Chúng đi theo đường bộ hay đường thủy?
-Dạ chúng từ trấn trị Tư Phố đi xuống Thọ Hạc rồi theo đường thiên lý lên phía bắc qua huyện Cổ Hoằng [2], tiến vào huyện Dư Phát, từ đường Thiên lý rẽ về hướng đông 10 dặm thì tới Yên Nội ta.
Lê Thị Hoa mở miếng vải màu trắng có in bản đồ quận Cửu Chân, dùng bút vẽ lại con đường hành quân của giặc. Sau một hồi suy nghĩ, Lê Thị Hoa hỏi người lính:
-10 dặm đường từ thiên lý theo hướng đông về Yên Nội ta có cây cối rậm rạp, có đồi núi không?
-Dạ thưa chủ tướng, đường đó cây cối rậm rạp như rừng, hai bên lại có những dãy đồi đất ạ.
-Tốt, cho gọi ba phó tướng và thúc trống ngũ liên tập trung binh sĩ.
-Dạ, tuân lệnh chủ tướng.
Trong trang viên bỗng nhiên vang lên những hồi trống da bò và trống đồng ngũ liên dồn dập. Phút chốc 2.000 binh sĩ và 1.000 dân quân mang đầy vũ khí và cung tên tập trung tập trung đầy đủ. Lê Thị Hoa nói:
-Nay 1 vạn giặc Hán từ trấn trị Tư Phố do hai tướng Lương Thiệp và Tổ Hoài Đức đang hành quân tiến vào huyện Dư Phát và rẽ về hướng đông, tiến về trang viên Yên Nội để đánh chúng ta. Ngày trả thù nhà nợ nước đã đến. Tôi ra lệnh:
-Nữ tướng Trần Thị Trâm.
-Có mạt tướng.
-Nữ tướng Tạ Thị Tần.
-Có mạt tướng.
Hai tướng quân đem 2.000 quân đến mai phục ở đoạn đường từ đường thiên lý rẽ về đông về sơn trang Yên Nội, tìm nơi rừng cây rậm rạp, có núi đất hai bên mai phục. Khi địch lọt vào trận địa mai phục thì bắn tên lửa báo hiệu và nã tên xuống tiêu diệt. Sau đó tràn quân xuống chém giết số còn lại. Khi địch tháo chạy thì không được truy sát. Rõ chưa?
-Dạ rõ, thưa chủ tướng.
-Nữ tướng Mai Hoa.
-Có mạt tướng.
-Tướng quân chỉ huy 1.000 dân quân chia làm hai cánh đứng sau hai đạo quân của ta để hỗ trợ, đề phòng địch cũng chia quân đánh sau lưng quân của Trần Thị Trâm và Tạ Thị Tần. Rõ chưa?
-Dạ thưa chủ tướng đã rõ.
(Còn nữa)
CVL
[1] .Nay là tỉnh Thanh Hóa.
[2] . Nay là huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa