Đây là kết quả mới nhất về Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI) do Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu (EuroCham) công bố trong tháng 10 năm 2022. Là quý thứ hai liên tiếp giảm, chỉ số BCIQ3 đã giảmtháp hơn 6,4 % so với quý 2 và 10,8 % so với quý 1năm 2022. Điều này diễn ra trong bối cảnh kinh tế toàn cầu thiếu ổn định, xung đột leo thang ở Ukraine, áp lực lạm phát gia tăng dai dẳng, thiếu lao động và tăng trưởng toàn cầu bị trì trệ. Tuy nhiên,Chỉ só BCI vẫn cao hơn 10,2 điểm so với mức trước đại dịch( quý 4 năm 2019) và cao hơn 1,2 điểm so với quý 4 năm 2020, khi Việt Nam đã nới lỏng các biện pháp giãn cách xã hội liên quan tới đại dịch.
BCI trong quý 3/2022 so với các 2 quý đầu năm 2022 và so với cùng kỳ các năm 2020-2021
1.Chỉ số Môi trường Kinh doanh EuroCham và triển vọng thu hút đầu tư của Việt Nam
1.1.Chỉ số Môi trường Kinh doanh (BCI)
BCI là thước đo thường xuyên về tình hình kinh doanh của các công ty EuroCham đang hoạt động tại Việt Nam. Với sự tham gia tích cực của các thành viên trong những khảo sát tiến hành hàng quý từ năm 2011, BCI được các nhà hoạch định chính sách, giới truyền thông và các chuyên gia kinh doanh coi là một chỉ số quan trọng của hoạt động kinh tế. BCI tổng hợp nhận thức của các công ty châu Âu và của châu Âu trong hoạt động tại Việt Nam về tình trạng và sự phát triển của môi trường kinh doanh trong nước. Kể từ Quý 2 năm 2018, khảo sát BCI đã được thực hiện bởi Lab, một cơ quan nghiên cứu thị trường với sứ mệnh tập trung vào các quyết định và kết nối. Lab là đối tác độc quyền của YouGov tại Việt Nam, giúp khách hàng bằng cách cung cấp những thông cơ sở tốt nhất để ra quyết định.
Mục đích của khảo sát là thu thập ý kiến của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp Châu Âu về tình hình, phản ánh thực trạng môi trường kinh doanh và giúp họ xác định thay đổi tiềm năng trong môi trường kinh tế. Khảo sát được thực hiện bằng bảng câu hỏi trực tuyến, xây dựng theo kịch bản và quản lý bởi nền tảng khảo sát và quản lý dữ liệu của YouGov.Khảo sát hàng quý được gửi qua email tới 2.259 nhà lãnh đạo, đại diện chohơn 1.000 thành viên EuroCham. Những người trả lời thường là đại diện quản lý cao nhất của doanh nghiệp.
Các công ty Châu Âu và Việt Nam có mối quan hệ kinh doanh chặt chẽ giữa nhà sản xuất với nhà cung cấp hoặc phân phối. Trong số những người được mời hỏi, 231 đã hoàn thành bảng hỏi đầy đủ trong vòng khảo sát, thể hiện mức độ phản hồi là 10,2%, được coi là vừa phải đối với khảo sát giữa các nhà điều hành doanh nghiệp hàng đầu.
Chuỗi giá trị khảo sát là vòng khép kín, bao gồm cộng đồng trực tuyến mang tính tương tác cao, công nghệ phân tích mạnh, cung cấp sản phẩm là những dữ liệu tin cậy, thông tin chi tiết với sự hiện diện của các phương tiện truyền thông có thẩm quyền. Đây là chỉ số khảo sát hàng đầu về đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam với sự tham gia của các thành viên là đại diện cho hầu hết các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của EuroCham.
1.2.Thực trạng kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu khi nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục
Mặc dù kinh tế Việt Nam đạt tăng trưởng GDP kỷ lục 13,67% so với cùng kỳ năm trước trong quý 3 năm 2022, nhưng chỉ só BCI cuả các doanh nghiệp châu Âu lại liên tiếp giảm thấp với mức 6,4 % so với quý 2 và 10,8% so với Q1 của năm 2022 , khiến niềm tin của lãnh đạo doanh nghiệp có phần giảm nhẹ. Kết quả khảo sát Q3 năm 2022 cho thấy, 42% người tham gia cho rằng, nền kinh tế sẽ ổn định hoặc được cải thiện trong quý 4, tỷ lệ này giảm 18 %; tương ứng với tỷ lệ người dự đoán suy thoái kinh tế lên 19%, tăng 7 % so với quý trước. Mặc dù vậy, khi được hỏi về triển vọng kinh doanh quý 4 năm 2022, 45% lãnh đạo doanh nghiệp trả lời tích cực, thêm nữa, kỳ vọng về kế hoạch đầu tư, đơn đặt hàng và doanh thu vẫn giữ ổn định với triển vọng lạc quan hơn. Các doanh nghiệp vẫn hy vọng kế hoạch nhân sự sẽ không thay đổi, hiệu quả hoạt động đầu tư và doanh thu duy trì hoặc cải thiện hơn trong Q4 năm 2022.
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam - EU (EVFTA) thể hiện sự thay đổi đáng chú ý trong quan hệ EU-Việt Nam. Nó được thiết kế để thay đổi các lĩnh vực như cắt giảm thuế quan,thay đổi thuế hải quan và tiếp cận thị trường cho các nhà cung cấp dịch vụ. Sau 2 năm thực hiện đến tháng 8 năm 2022, nhận thức về lợi ích của Hiệp định EVFTA giảm 4 % so với quý trước. Thủ tục hành chính được coi là rào cản chính chiếm 38%, tiếp đến là thiếu hiểu biết về hiệp định 18% và các rào cản kỹ thuật đối với thương mại ở mức 16%.
Những rào cản chính sử dụng EVFTA trong kinh doanh tập trung vào thủ tục hành chính, thiếu hiểu biết về hiệp định, rào cản kỹ thuật đối với thương mại, thiếu quan hệ đối tác và yếu kém về cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, trình độ ngoại ngữ và chi phí tiền lương cũng là những rào cản lớn.
Về thu hút vốn FDI
Một phần tư các công ty nước ngoài được cho là đã chuyển hoạt động của họ từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong đó có 2% đã chuyển một phần đáng kể hoạt động của họ vào trong nước.
Hơn nữa, 42% số công ty nước ngoài đang sẵn sàng chuyển hướng ít nhất là một phần FDI vào cuối năm 2022. Các công ty nước ngoài xác định việc giảm bớt bộ máy hành chính và phát triển thêm cơ sở hạ tầng là những đòn bẩy chính để Việt Nam thu hút được nhiều vốn FDI. Điều quan trọng để cải thiện khả năng thu hút nàylà giảm khó khăn hành chính cho doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng; nâng cao chất lượng và phát triển nguồn nhân lực cũng như ưu đãi thuế suất cho doanh nghiệp. Theo các quản lý, cải thiện đối thoại với các quan chức chính phủ và khả năng tiếp cận thị trường cùng với giảm bớt bộ máy hành chính và phát triển thêm cơ sở hạ tầng là những đòn bẩy chính để Việt Nam thu hút được nhiều vốn FDI hơn.
Về phát triển kinh tế xanh
1/4 số công ty khảo sát cho rằng, phát triển xanh là yếu tố quan trọng để cải thiện thu hút FDI của Việt Nam. Kết quả khảo sát đã chỉ ra, tiềm năng phát triển xanh của Việt Nam bị giảm 12 % so với quý trước. Đây là cảnh báo về sự bảo thủ của các công ty đối với triển vọng phát triển xanh. Việt Nam có thể cải thiện triển vọng này trên cơ sở khung khổ pháp lý vững chắc, có cơ sở hạ tầng và thực hiện ưu đãi hơn cho đầu tư xanh.
Mặc dù 1/4 số người được hỏi xác định, tăng trưởng xanh là yếu tố then chốt để thu hút FDI, nhưng số người đánh giá tích cực về tiềm năng xanh của Việt Nam lại giảm từ 44% xuống 32%. Để thúc đẩy phát triển xanh, những người tham gia khảo sát BCI dã khuyến nghị, Việt Nam cần cải thiện khung pháp lý (92%), cơ sở hạ tầng (87%) và các ưu đãi về đầu tư (86%).
Trong phát triển cơ sở hạ tầng, ưu đãi đầu tư; cải thiện khả năng tiếp cận FDI cải thiện đối thoại với các quan chức chính phủ và tăng nguồn vốn đầu tư là những việc cần làm. Khảo sát Quý 3 năm 2022 cho thấy, 42% số công ty cho biết sẽ tăng vốn FDI vào Việt Nam vào cuối năm 2022 và đã chỉ ra,Việt Nam có thể tăng mức đầu tư FDI bằng cách giảm bớt khó khăn về hành chính (68%), cải thiện cơ sở hạ tầng (53%), phát triển năng lực nguồn nhân lực (39%), và giảm rào cản thị thực cho các chuyên gia nước ngoài (39%). 2% số công ty khảo sát còn cho biết, họ đã chuyển một phần hoạt động từ Trung Quốc sang Việt Nam. Khi những trở ngại được giải quyết, hướng này còn nhiều dư địa để tăng trưởng, Việt Nam còn nhiều cơ hội để thu hút thêm các công ty đầu tư nước ngoài
2, N hận xét về môi trường kinh doanh từ góc nhìn quản lý và chuyên gia nước ngoài.
2.1. Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham Việt Nam)
Euro Cham là tiếng nói đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp Châu Âu tại Việt Nam ra đời và hoạt động từ năm 1998, bao gồm các công ty thuộc nhiều lĩnh vực, từ doanh nghiệp vừa và nhỏ đến các công ty đa quốc gia có mạng lưới đối tác rộng lớn tại Việt Nam và trên Thế giới. Tổ chức này đóng vai trò cầu nối cho các công ty Châu Âu quan tâm đến thị trường Việt Nam và các công ty Việt Nam đang cân nhắc mở rộng thị trường Châu Âu, giúp cùng khai thác hiệu quả tiềm năng của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA).
Với hơn 1.200 thành viên, EuroCham trở thành một trong những hiệp hội doanh nghiệp nước ngoài lớn nhất tại Việt Nam. Các doanh nghiệp thành viên của EuroCham hiện có 150.000 lao động ở khắp Việt Nam. Ngoài vai trò cầu nối khai thác tiềm năng của EVFTA, EuroCham cũng là tổ chức đối tác của 9 hiệp hội doanh nghiệp trực thuộc, bao gồm Hiệp hội Doanh nhiệp Bỉ-Luxembourg, Hiệp hội Doanh nghiệp Trung và Đông Âu, Phòng Thương mại và Công nghiệp Bồ Đào Nha - Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Hà Lan, Phòng Thương mại và Công nghiệp Pháp, Hiệp hội Doanh nghiệp Đức, Phòng Thương mại Ý, Hiệp hội Doanh nghiệp Bắc Âu và Hiệp hội Doanh nghiệp Tây Ban Nha tại Việt Nam.
2.2. Nét nổi bật về chỉ số môi trường kinh doanh từ góc nhìn quản lý và chuyên gia nước ngoài
Trong thông cáo báo chí về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam ngày 17tháng 10 năm 2022,. Eurocham cho biét, trong quý 3 năm 2022, niềm tin của các doanh nghiệp châu Âu về môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam giảm xuống 62,2% trong bối cảnh suy thoái kinh tế toàn cầu. Phát biểu nhân sự kiện này, Chủ tịch EuroCham Alain Cany nhấn mạnh “Tương lai tươi sáng đang ở phía trước, Việt Nam mang lại cơ hội đầu tư lớn cho các doanh nghiệp châu Âu. Eurocham rất vui mừng về triển vọng của đất nước trong trung và ngắn hạn. Thông qua Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam-EU và cam kết chung về phát triển bền vững, các công ty Việt Nam và châu Âu có rất nhiều tiềm năng để tăng trưởng.” ông cũng chỉ ra “Đúng là hiện tại chúng ta kém lạc quan hơn so với thời điểm đầu năm 2022 do các yếu tố bên ngoài làm chậm tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Quý 4 có thể sẽ kém khả quan hơn so với quý 2 hoặc 3 trong năm. Tuy nhiên, những kết quả BCI này rất đáng khích lệ. Việt Nam chắc chắn sẽ có vị thế tốt hơn trong hai hoặc ba năm tới và chứng tỏ vị thế của mình là một trong các điểm đến đầu tư và kinh doanh năng động nhất.”
Giám đốc điều hành của Decision Lab. The Quist Thomasen cho rằng “Môi trường kinh tế toàn cầu ngày càng xấu đi đang ảnh hưởng đến sự lạc quan của lãnh đạo các doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam. Tuy nhiên, bằng cách kiềm chế lạm phát, cải thiện xếp hạng tín dụng và tiếp tục tăng trưởng GDP, câu chuyện của Việt Nam trở nên ít bi quan hơn trên toàn cầu, bằng việc nhìn vào kế hoạch hướng tới năm 2023 của các công ty tại đây. BCI giảm 6,4 điểm xuống 62,20, nhưng đây vẫn là mức trên trung bình, cho thấy các doanh nghiệp vẫn duy trì sự lạc quan về triển vọng phát triển trong tương lai.”
Môi trường đầu tư và kinh doanh của Việt Nam đã có bước cải thiện tích cực, được giới doanh nghiệp trong nước và thế giới đánh giá khá cao. Mặc dù đại dịch Covid-19 làm chậm đà cải cách ở một mức độ nhất định, nhưng Việt Nam vẫn luôn là điểm đến đầu tư hấp dẫn với nền kinh tế luôn có tốc độ tăng trưởng cao và cộng đồng doanh nghiệp mong muốn có những nỗ lực trong cải cách thể chế để tạo môi trường kinh doanh thuận lợi, an toàn là khi toàn bộ nền kinh tế đang trong giai đoạn phục hồi và bứt phá. Để duy trì đà cải cách và cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh, yếu tố quan trọng là tạo thuận lợi cho doanh nghiệp và nền kinh tế nâng cao năng lực cạnh tranh, tận dụng cơ hội tăng trưởng kinh tế và thu hút đầu tư. Từ đây các nhà hoạch định chính sách cần nhanh chóng sửa đổi những điều kiện kinh doanh gây khó cho doanh nghiệp và triển khai nghiêm túc những nghị quyết về cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh nhằm tạo đột phá trong giai đoạn tới./.