Phó thủ tướng Trần Hồng Hà: Gia Lai cần tập trung phát triển các thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo

Ngày 17-1, tại hội nghị công bố quy hoạch tỉnh Gia Lai thời kỳ 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu Gia Lai cần tập trung phát triển các thế mạnh về nông nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo.
pho-thu-tuong-chinh-phu-tran-hong-ha-phat-bieu-chi-dao-tai-hoi-nghi-duc-thuy-6167-1705482109.jpg
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại hội nghị

Theo Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá với địa hình đa dạng, khí hậu ôn hòa và thắng cảnh thiên nhiên được mệnh danh là tuyệt tác giữa đại ngàn, tỉnh này hội tụ nhiều tiềm năng để phát triển nhanh, bền vững, dựa vào hệ sinh thái. Vì vậy, để phát triển Gia Lai theo hướng này, phó thủ tướng đề nghị tỉnh cần tập trung vào một số nhiệm vụ trọng tâm.

Cụ thể, Rà soát, điều chỉnh quy hoạch tỉnh phù hợp với quy hoạch vùng Tây Nguyên và quy hoạch tổng thể quốc gia; xây dựng các kế hoạch, chương trình hành động cụ thể để triển khai quy hoạch; tập trung phát triển các thế mạnh về nông nghiệp, lâm nghiệp, du lịch, năng lượng tái tạo; xây dựng các đô thị xanh, thông minh, gắn với bảo vệ môi trường.

Đồng thời, về phát triển nông nghiệp, phó thủ tướng nhấn mạnh Gia Lai cần phát triển nông nghiệp theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm. Đồng thời, cần bảo vệ rừng, phát triển lâm nghiệp bền vững, gắn với phát triển du lịch sinh thái.

Song song đó, về phát triển du lịch, phó thủ tướng cho rằng Gia Lai có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, du lịch văn hóa, du lịch nghỉ dưỡng. Tỉnh cần tập trung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, quảng bá du lịch hiệu quả.

Về phát triển năng lượng tái tạo, phó thủ tướng đề nghị Gia Lai tận dụng tối đa tiềm năng về thủy điện, năng lượng mặt trời, năng lượng gió để phát triển năng lượng tái tạo, góp phần bảo vệ môi trường, giảm phát thải khí nhà kính.

Ngoài ra, Phó thủ tướng cũng lưu ý Gia Lai cần chú trọng bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thiểu số.

Bên cạnh đó, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng Tây Nguyên là một vùng mà không kết nối, không có biển, không có cảng biển, đây là một điều bất lợi cho vận chuyển hàng hóa.

"Nếu sự kết nối này mà không đồng bộ của vùng này đến vùng khác thì Tây Nguyên không thể làm gia tăng các giá trị và khai thác, phát huy các tiềm năng của mình được.

Kết nối của vùng này với duyên hải miền Trung, Đông Nam Bộ, kết nối với các nước Đông Dương và điều này tạo cho Gia Lai một vị thế mới" - phó thủ tướng nhấn mạnh.

Gia Lai sẽ tăng cường hợp tác, liên kết với các tỉnh, thành phố lớn trong nước (Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ…) có lợi thế về hạ tầng kết nối quốc tế, khoa học công nghệ, đào tạo nhân lực chất lượng cao, thị trường tiêu thụ nông sản, thị trường xuất khẩu… để thúc đẩy các ngành, lĩnh vực mà Gia Lai có nhiều tiềm năng phát triển, như công nghiệp chế biến xuất khẩu, năng lượng tái tạo, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, y tế - chăm sóc sức khỏe gắn với du lịch.

Đồng thời, phối hợp phát triển du lịch với các tỉnh lân cận như Đắk Lắk, Kon Tum, Lâm Đồng và đặc biệt là với tỉnh Bình Định và TP.HCM để xây dựng các điểm, tuyến, tour du lịch, tạo nền tảng đưa tỉnh Gia Lai trở thành trung tâm du lịch quan trọng của vùng Tây Nguyên.