PHOTO: Vọoc bạc Đông Dương cần được bảo vệ trước những rủi ro

16/02/2023 09:36

Vọoc bạc Đông Dương hay còn gọi là voọc bạc hay voọc mào, có tên khoa học là Trachypithecus germaini caudalis. Đây là loài linh trưởng quý hiếm có tên trong sách đỏ với nguy cơ tuyệt chủng cao. Số lượng loài này được cho là đã suy giảm hơn 50% trong vòng 36 năm qua (ba thế hệ, mỗi một thế hệ kéo dài 12 năm) dưới tác động của việc săn bắt và mất nơi cư trú. Dưới đây là ghi nhận của NSNA. Trần Minh Phượng, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Loài linh trưởng này có cơ thể nhỏ, trọng lượng từ 5-7kg (4,8–7 kg). Voọc bạc Đông Dương có chiều dài đầu và thân 49-57cm. Chiều dài đuôi 72–84 cm. Mang thai khoảng 180-185 ngày, Tuổi thọ từ 20-29 năm. Thân hình thon nhỏ, toàn thân lông màu xám, chúng có bộ lông màu sẫm (màu xám sẫm), chân lông màu trắng, trông giống như tóc bạc của người. Thân chúng còn chuyển từ màu xám tới màu đen với các chóp lông màu xám hay vàng nhẹ, tạo nên như ánh bạc làm cho bộ lông lấp lánh ánh bạc. Lông bụng xám nhạt và lông đuôi vàng nhạt, khuôn mặt màu xanh xám đen và có chòm râu dài màu trắng nhờ. Mặt trắng nhạt, phía bụng màu xám nhạt.

z4113061019863-082f2edf7e8644772bfa34dce4c13d0d-1676514782.jpg

Trên đầu có lông mọc dài thành chóp nhọn lông trên đỉnh đầu có màu tối xám, chóp lông màu xám nhạt hay vàng nhạt, mặt màu đen không có vòng tròn trắng, xung quanh khóe mắt, tay và chân đen. Chân tay dài, đuôi dài, phần dưới đuôi có màu hơi vành nhạt, đuôi dài, lông màu bạc đến đen. Bàn tay và chân màu đen, không lông. Đặc biệt con con khi mới sinh ra có màu vàng tươi sau chuyển mầu cam và dần thành mầu xám đặc trưng ở tuổi 3-4 tháng.

z4113061017111-78c496f03abae11e22e638e383f5383c-1676514782.jpg

Voọc bạc sống theo nhóm gia đình gồm từ 10 đến tối đa 40 cá thể (số lượng con trong đàn 15-38). Cấu trúc đàn là một đực và nhiều cái. Trong đàn có một con đực dẫn đầu. Chúng hoạt động chủ yếu vào ban ngày. Leo trèo rất giỏi và sống ở trên cây. 

z4113061017434-fc574ef57af506ac386eb58d241a0efa-1676514782.jpg

Chúng di chuyển bằng cách nhảy từ ngọn cây này sang ngọn cây kia, sức bật của chúng rất xa, có thể nhảy xa trong khoảng cách 5m. 

z4113061025993-c36927cf23e179ebcb43b018e2255df1-1676514782.jpg

Vọoc bạc má được ghi nhận sinh sống tại vùng đông Nam Á, tại Việt Nam chúng thường có ở các vùng núi giáp Lào và Campuchia, sinh cảnh sống của chúng là các cánh rừng nguyên sinh, thứ sinh, rừng thường xanh, ven biển, rừng ngập mặn ven biển, bìa rừng dọc theo các con sông, rừng nhiệt đới, rừng cây bụi. 

z4113061031525-02d4c69613bcbe648260a24d3d8dbf3c-1676514782.jpg

Thức ăn của voọc bạc Đông Dương cũng giống như của voọc xám Đông Dương. Voọc bạc thức ăn của chúng chủ yếu là lá, chồi cây và quả, thức ăn là lá non, hoa, quả cây rừng và sâu bọ. 

z4113061037536-92a1b1154fe29ff46ff656cbc3b34f06-1676514783.jpg

Tại khu vực các dãy núi đá vôi huyện Kiên Lương có khoảng 70 cá thể voọc bạc Đông Dương sinh sống và môi trường sống của chúng cũng đang bị thu hẹp và rất nhiều nguy cơ rủi ro. 

z4113061036991-42aa568aba29d8a3e8fcece4095df2e0-1676514784.jpg

Thật may mắn khi đã kịp đến và kịp ghi lại một số hình ảnh đàn vọoc trong mùa sinh sản với những con non mầu vàng xinh xắn và chứng kiến cuộc sống sinh tồn đầy nguy hiểm của chúng giữa khu du lịch và nhà dân bên dưới những dẫy núi đá vôi núi Voi. 

z4113437551604-e24688665ceeaa9c5a7a5ec20285164d-1676520349.jpg
z4113437554048-217259245680b21e6214a35e0fdafd2d-1676520349.jpg
z4113437556169-85239aa10158ccb337d6d1bc64ba2da8-1676520349.jpg
z4113437561142-8a65eb2b81a3a702db9ba39596dd3e51-1676520349.jpg
z4113437579635-a3a616d9ae81a6e7241f33794753b904-1676520350.jpg
z4113437572612-9527bb0d1425479425aa8c6903d92604-1676520350.jpg

 

Minh Phượng
Bạn đang đọc bài viết "PHOTO: Vọoc bạc Đông Dương cần được bảo vệ trước những rủi ro" tại chuyên mục Văn hóa - Môi trường. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309