ứng dụng công nghệ cao
Lâm Đồng phấn đấu trở thành trung tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cả nước
Để đạt tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất trồng trọt bình quân 5-5,5%/năm đến năm 2030, ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tập trung các giải pháp chuyển giao khoa học kỹ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với chuỗi liên kết giải quyết sản phẩm đầu ra trên thị trường. Qua đó, đưa Lâm Đồng trở thành trung tâm về sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp thông minh, nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp tuần hoàn đứng đầu cả nước.
Lâm Đồng: Diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tăng 3,74%
Lâm Đồng không chỉ nổi tiếng với cảnh đẹp thơ mộng mà còn là một điểm sáng trong bức tranh nông nghiệp công nghệ cao của Việt Nam, đặc biệt là thành phố Đà Lạt. Đồng thời, theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Lâm Đồng, thống kê 6 tháng đầu năm 2024 diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt 68.380 ha, tăng 3,74% so với cùng kỳ; tăng 1.507 ha so với cuối năm 2023.
Đà Lạt: Nông nghiệp công nghệ cao đạt nhiều thành tựu nhờ phần lớn vào vai trò của quản lý Nhà nước
Nhờ sự quản lý chặt chẽ và định hướng đúng đắn từ các cơ quan chức năng của thành phố, ngành nông nghiệp công nghệ cao ở Đà Lạt đạt được nhiều thành công đáng mong đợi; đặc biệt là trong việc thẩm định và thực hiện đầu tư các chương trình dự án, triển khai xây dựng và nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, cũng như công tác kiểm tra và giám sát chất lượng nông sản trên địa bàn.
Những giải pháp đột phá để ngành nông nghiệp Lâm Đồng chủ động thích ứng biến đổi khí hậu, tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu
Lâm Đồng là địa phương có sự khác biệt rất lớn hệ sinh thái nông nghiệp (HSTNN) so với nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Tỉnh đã có nhiều chính sách để làm phong phú các thuộc tính của HSTNN, đặc biệt là sức sản xuất; đồng thời tiếp tục đầu tư nguồn nhân lực và khoa học - công nghệ, nghiên cứu đổi mới sáng tạo nhằm phát huy đồng bộ các thuộc tính của HSTNN, thực hiện các giải pháp đột phá để ngành nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu và tham gia chuỗi giá trị nông sản toàn cầu.
Đắk Nông: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao bền vững, theo chuỗi giá trị
Đắk Nông xác định nông nghiệp là trụ cột kinh tế của tỉnh. Đồng thời, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XII xác định “Phát triển NNƯDCNC, bền vững theo chuỗi giá trị” là một trong ba trụ cột của nền kinh tế địa phương và là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, lâu dài nhằm nâng cao giá trị gia tăng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp.
Đồng Nai ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Phong trào đầu tư nông nghiệp công nghệ cao không chỉ thu hút các doanh nghiệp, chủ trang trại lớn mà nhiều hộ nông dân sản xuất nhỏ lẻ cũng đã chuyển đổi từ sản xuất truyền thống sang ứng dụng CNC đạt hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, toàn tỉnh Đồng Nai đã có 45/40 mô hình ứng dụng nông nghiệp CNC, vượt 12,5% kế hoạch đề ra.
Ngành Nông nghiệp Lâm Đồng tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại
Trong năm 2023, sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh tiếp tục chuyển dịch theo hướng an toàn, bền vững, các chỉ tiêu diện tích gieo trồng, ứng dụng công nghệ cao, chuyển đổi trồng mới trên diện tích sản xuất kém hiệu quả; xuất khẩu nông sản đều đạt và vượt kế hoạch đã đề ra. Đồng thời, ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng tiếp tục đổi mới mô hình tăng trưởng hướng đến toàn diện, bền vững và hiện đại, nâng cao năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong năm tới.
Đà Nẵng: Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
UBND thành phố đã giao các sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện triển khai một số nhiệm vụ về phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trong đó yêu cầu thực hiện các giải pháp phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn thành phố Đà Nẵng. Ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu đang là vấn đề thành phố quan tâm.
TP. Đà Nẵng: Phát triển nông nghiệp đô thị trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao
Cùng với quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp dần, phát triển nông nghiệp đô thị đã và đang được nhiều thành phố lớn như TP Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ… quan tâm trên cơ sở ứng dụng công nghệ cao theo hướng bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu.
Long An: Nở rộ nông nghiệp bền vững ứng dụng công nghệ cao
Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, được tỉnh Long An tập trung triển khai thực hiện nhằm xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, có sức cạnh tranh cao, thân thiện môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng nông sản, đảm bảo sự phát triển nông nghiệp bền vững.