Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của nhiều nền kinh tế còn lại sẽ chững lại sau khi phục hồi mạnh mẽ vào năm 2022. Mức tăng trưởng ở các nước đang phát triển EPA được nâng lên 5,1% trong năm 2023.
Tăng trưởng Đông Á và Thái Bình Dương tăng tốc (ẢnhVn Media.Vn)
Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế EPA tháng 04/2023 của Ngân hàng Thế giới cho biết, mặc dù kinh tế trụ vững, nhưng đà tăng trưởng sẽ bị kìm lại trong năm do tăng trưởng toàn cầu chững lại, giá cả thương phẩm leo thang và điều kiện huy động tài chính bị thắt chặt. Hoạt động kinh tế ở nhiều nước đã phục hồi sau những cú sốc và đang tăng trưởng. Tuy nhiên, sản lượng vẫn ở dưới mức trước đại dịch và lạm phát còn cao hơn mục tiêu ở một số quốc gia. Qua đó, tăng trưởng ngắn hạn sẽ phụ thuộc vào động lực của tăng trưởng toàn cầu, giá cả hàng hóa và việc thắt chặt tài chính. Suy giảm đà tăng trưởng, có thể tiếp tục diễn ra trong bối cảnh lạm phát cao ở Mỹ. Xét về dài hạn, tăng trưởng sẽ nhanh và ổn định hơn so với phần lớn các khu vực còn lại trên thế giới.
Theo thông cáo báo chí 2023/056/EAP phát đi từ Washinton của W.B thì, tăng trưởng của các quốc gia đang phát triển trong khu vực sẽ lên 5,1% trong năm 2023 (năm 2022 là. 3,5% ). Với đà tăng trưởng này, tỷ lệ nghèo đói đã giảm rõ rệt và bất bình đẳng xã hội cũng được giảm theo. Tăng trưởng ở các quốc gia còn lại trong khu vực, ngoài Trung Quốc, dự báo sẽ chững lại ở mức 4,9% so với tốc độ phục hồi mạnh mẽ đạt 5,8% trong năm 2022. Do lạm phát và nợ của hộ gia đình gia tăng, đã ảnh hưởng bất lợi đến khả năng tiêu dùng ở nhiều quốc gia.
Sẽ là sai lầm nếu để những thành tựu đạt được che khuất những lỗ hổng trong quá khứ, hiện tại và tương lai; bởi khu vực EAP còn cần thực hiện những cải cách về cơ cấu, tài chính vĩ mô và những vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu (BĐKH), nhằm khắc phục những tồn tại về năng suất tăng trưởng thấp và những hậu quả do đại dịch để lại trong bối cảnh phải đối mặt với những thách thức của quá trình phi toàn cầu hóa, lão hóa và BĐKH.
Đà Nẵng khởi sắc trong năm 2022 ( Ảnh Internet)
Hầu hết những nền kinh tế lớn trong khu vực đã vượt qua khó khăn của đại dịch nhưng đến nay đang phải chèo lái trong bối cảnh thay đổi toàn cầu. Các quốc gia như In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, và Việt Nam, dự kiến sẽ đạt tăng trưởng năm 2023 ở mức khiêm tốn so với năm 2022; còn những quốc đảo của khu vực được dự báo tăng trưởng cao hơn một chút so với năm 2023.
Khu vực ĐÁ-TBD đã chứng kiến mức tăng trưởng cao và ổn định hơn so với kinh tế ở những khu vực khác với kết quả giảm nghèo, giảm bất bình đẳng đầy ấn tượng trong thập kỷ qua. Cho dù vậy, quá trình thu hẹp khoảng cách thu nhập theo đầu người vẫn còn xa so với những nền kinh tế phát triển, đòi hỏi phải xử lý được "khoảng cách cải cách". Nếu giải quyết được khoảng cách này, đặc biệt là trong các lĩnh vực dịch vụ, tác động của cuộc cách mạng công nghệ số sẽ nâng cao đáng kể thu nhập và năng suất sẽ được cải thiện trong nhiều lĩnh vực kể từ bán lẻ , tài chính cho đến giáo dục và y tế. Phó Chủ tịch W.B phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, Manuela V. Ferro cho rằng “Để lấy lại đà tăng trưởng, hiện còn nhiều việc phải làm để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, nâng cao năng suất và tạo nền tảng để phục hồi xanh hơn”.
Báo cáo của W.B lưu ý, các nền kinh tế trong khu vực đang phải đối mặt với ba thách thức quan trọng cần hành động để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sau COVID-19, đó là: Căng thẳng gia tăng giữa các đối tác thương mại lớn ảnh hưởng đến thương mại, đầu tư và lan tỏa công nghệ trong toàn khu vực; Dân số già hóa nhanh ở những nền kinh tế lớn báo trước những thách thức và rủi ro mới, gây ảnh hưởng đến tăng trưởng, cân đối tài khóa và sức khỏe. Cuối cùng là khu vực đang có nguy cơ với rủi ro khí hậu, đặc biệt do mật độ dân số và hoạt động kinh tế cao dọc theo các vùng duyên hải.
W.B dự báo tăng trưởng ở Việt Nam (Ảnh Internet)
Nhiều vấn đề toàn cầu đang bị đảo ngược, dân số già hóa và biến đổi khí hậu đang phủ bóng đen lên viễn cảnh của khu vực từng phát triển nhờ thương mại, nhưng đang già hóa nhanh. Theo chuyên gia kinh tế trưởng phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của Ngân hàng Thế giới, Aaditya Mattoo thì“ xúc tiến thương mại, giải quyết những thách thức về cơ cấu dân số và nâng cao khả năng chống chịu khí hậu sẽ vực dậy đà tăng trưởng.của khu vực”.