Tìm hiểu về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Di sản văn hoá Vĩnh Phúc

Sáng 20/12 tại Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc, Tp Vĩnh Yên ( Vĩnh Phúc), Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc ( Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc) phối hợp với Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám ( Sở Văn hoá, Thể thao Hà Nội) tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu về di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám và Di sản văn hoá Vĩnh Phúc” cho các em học sinh THCS thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
img-0288-1734658453.jpeg

Tiến sĩ Nguyễn Văn Tú ( ảnh trên) - Phó Giảm đốc Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám nêu rõ: Văn Miếu - Quốc Tử Giám là Di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu không chỉ của Thủ đô Hà Nội mà của đất nước Việt Nam. Được thành lập từ thế kỷ XI, trải qua hơn 7 thế kỷ dưới các triều đại Lý - Trần - Lê - Mạc… Văn Miếu - Quốc Tử Giám luôn giữ vai trò là trung tâm giáo dục Nho học lớn nhất Việt Nam thời quân chủ - Nơi đã đào tạo ra hàng ngàn các bậc đại khoa hiền tài cho đất nước. Đồng thời, đây cũng chính là nơi đã hun đúc và bảo lưu nhiều truyền thống quý báu của dân tộc như: Hiếu học Hiếu nghĩa, Tôn sư trọng đạo, Tôn trọng Hiền tài…

img-0292-1734658836.jpeg
Các đội tham gia cuộc thi này là Trường THCS Tích Sơn, Liên Bảo và Hội Hợp.

Trải qua gần 1000 năm lịch sử với bao biến cố thăng trầm và qua nhiều lần tu sửa, ngày nay Văn Miếu - Quốc Tử Giám vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính với nhiều di vật quý hiếm là Chứng tích của nền văn hiến - khoa cử nghìn năm như: Khuê Văn Các, Điện Đại thành, tượng thờ cùng hệ thống hoành phi, câu đối, đại tự phong phú…và đặc biệt, 82 bia Tiến sĩ là Di sản Tư liệu Thế giới, Bảo vật Quốc gia phản ánh chế độ giáo dục, khoa cử của Đất nước và truyền thống học tập của nhiều dòng họ, quê hương trong đó có tỉnh Vĩnh Phúc.

img-0299-1734658836.jpeg
Phần thi được Ban giám khảo đánh giá cao của Trường THCS Hội Hợp

Trên tinh thần bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc, với mong muốn kết nối di sản văn hoá với thế hệ trẻ, qua đó, không chỉ nâng cao nhận thức về giá trị di sản mà còn bồi dưỡng tình yêu và lòng tự hào dân tộc thông qua sự hiểu biết sâu sắc về các giá trị lịch sử - văn hoá gắn liền với từng di sản.

img-0301-1734659137.jpeg
Các đội tham gia vòng thi  tìm hiểu về di sản văn hoá Vĩnh Phúc với sự tham gia của 3 đội

Vĩnh Phúc chứa đựng một kho tàng di sản văn hoá phong phú và độc đáo như: cụm di tích Tây Thiên, tháp Bình Sơn, đình Thổ Tang… Các làn điệu dân ca tiêu biểu như hát Trống quân Đức Bác, hát Sình ca của dân tộc Cao Lan (xã Quang Yên, huyện Sông Lô), hát Sọong cô của dân tộc Sán Dìu…Vĩnh Phúc còn là vùng đất địa linh sinh nhân kiệt với 91 vị danh nhân khoa bảng đỗ đại khoa, 302 vị đỗ Cử nhân dưới thời quân chủ cùng nhiều dòng họ khoa bảng, làng khoa bảng duy trì được truyền thống hiếu học cho đến ngày nay. Những di sản văn hoá này là nơi bảo tồn và lưu truyền nhiều giá trị truyền thống tốt đẹp có ý nghĩa giáo dục đối với thế hệ trẻ.

Cuộc thi “Tìm hiểu về Di tích Di sản văn hoá Vĩnh Phúc” gồm 3 vòng thi: Vòng 1 Tìm hiểu về Di tích Văn Miếu-Quốc Tử Giám;  Vòng 2 Tìm hiểu về di sản văn hoá Vĩnh Phúc; Vòng 3 Hành trình Di sản.
Về Cơ cấu giải 
Cuộc thi có có 3 giải thưởng chính và 2 giải phụ.3 giải thưởng chính đó là 1 giải Nhất, 1 giải Nhì và giải Ba. Và 2 giải thưởng phụ đó là giải phong cách và giải sáng tạo dành cho đội chơi có phong cách ấn tượng nhất và đội chơi thể hiện sự sáng tạo nhất trong các phần thi của đội mình. Trong trường hợp sau 3 vòng thi có các đội bằng điểm nhau, Ban Tổ chức sẽ ra câu hỏi phụ. Các đội giành quyền trả lời câu hỏi phụ bằng hình thức bấm chuông nhanh. Đội nào bấm chuông nhanh, trả lời đúng sẽ thắng cuộc. Nếu trả lời sai quyền trả lời câu hỏi phụ sẽ giành cho các đội còn lại.