Tràn lan thuốc bảo vệ thực vật kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật

Nongthonvaphattrien - Cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai đã phát hiện và phạt hàng loạt công ty, cửa hàng bán thuốc BVTV vi phạm về chất lượng, nhãn mác hàng hoá, quảng cáo sai sự thật...

Tại Cửa hàng kinh doanh thuốc BVTV Bảo Nguyệt địa chỉ tại huyện Tân Phú, cơ quan chức năng kiểm tra và phát hiện buôn bán thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) không có tên trong danh mục được phép sử dụng tại Việt Nam. Đó là Thuốc trừ bệnh YOMI STAR 52WP.

Cửa hàng này còn có hành vi: Buôn bán 2 sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá đó. Đó là Thuốc trừ bệnh Anlia 600 WG và thuốc Ankamec 3.6 EC D8. Với các hành vi vi phạm trên, cửa hàng Bảo Nguyệt bị xử phạt hơn 3 triệu đồng. Theo đó, Công ty TNHH BVTV Việt Thái có trụ sở tại Tiền Giang là đơn vị phân phối 2 sản phẩm vi phạm là Thuốc trừ bệnh Ania 600 WG và  Thuốc trừ bệnh YOMI STAR 52WP (thuốc BVTV không có tên trong danh mục) bị phạt 3,6 triệu đồng.

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp. 

Cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra tình hình kinh doanh vật tư nông nghiệp. 

Tại huyện Định Quán, cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng Tuấn Trinh kinh doanh Thuốc trừ sâu Bakari 86EW không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (hiểu nôm na là kém chất lượng). Theo đó, cửa hàng Tuấn Trinh bị phạt 1, 5 triệu đồng về hành vi buôn bán sản phẩm vi phạm về chất lượng.

Cũng tại huyện Tân Phú, cơ quan chức năng đã phát hiện cửa hàng Việt Cường có hành vi: Buôn bán sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Đó là Thuốc TIMAN 80WP. Với hành vi vi phạm trên cửa hàng Việt Cường bị xử phạt 500.000 đồng. Công ty sản xuất cũng bị cơ quan chức năng phạt 1 triệu đồng về hành vi phân phối sản phẩm thuốc TIMAN 80WP mà trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá.

Vẫn ở huyện Tân Phú, cơ quan chức năng phát hiện tại cửa hàng Lý Loan có hành vi buôn bán sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Đó là thuốc trừ bệnh ANLIA 600WG và thuốc trừ bệnh CHAPAON 770 WP. Với hành vi vi phạm trên, cửa hàng Lý Loan bị xử phạt 1,5 triệu đồng. Đơn vị phân phối thuốc trừ bệnh ANLIA 600 WG là Công ty TNHH thương mại Tín Thuận Phát có địa chỉ tại Tiền Giang bị xử phạt 1 triệu đồng và Công ty CP Hoá Nông Thuỵ Sỹ (TP.HCM) có sản phẩm CHAPAON 770 WP bị xử phạt 1,6 triệu về hành vi phân phối sản phẩm thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá đó.

Còn tại cửa hàng Kim Long (huyện Tân Phú) cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm thuốc trừ sâu Confi 90E có vi phạm về nhãn mác, qua đó, cửa hàng Kim Long bị xử phạt 1,6 triệu đồng về hành vi buôn bán 1 loại thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Công ty TNHH TM TB Thái Việt (TP.HCM) là công ty phân phối sản phẩm thuốc trừ sâu confi 90E bị phạt 3 triệu đồng về hành vi phân phối thuốc BVTV quảng cáo không đúng sự thật về hàng hoá.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc BVTV trong đó có nhiều loại bị phát hiện có sai phạm.

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thuốc BVTV trong đó có nhiều loại bị phát hiện có sai phạm.

Tại huyện Thống Nhất, cơ quan chức năng kiểm tra cửa hàng Nhựt Thảo phát hiện kinh doanh thuốc trừ bệnh Probencarb 250 WP vi phạm về nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Cơ quan chức năng xử phạt cửa hàng Nhựt Thảo với 500.000 đồng. Công ty Nông Việt Thịnh (Tiền Giang) phân phối sản phẩm trên bị xử phạt 1 triệu đồng về hành vi vi phạm của cửa hàng Nhựt Thảo nói trên.

Tại huyện Định Quán, cơ quan chức năng phát hiện cửa hàng VTNN Hồng Hạnh kinh doanh thuốc trừ sâu ABAVUA 36EC trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Theo đó, Cửa hàng Hồng Hạnh bị phạt 800.000 đồng. Công ty CP TECHFRAM Việt Nam (TP.HCM) là đơn vị phân phối sản phẩm ABAVUA 36EC bị xử phạt 1, 6 triệu đồng.

Tại Định Quán, kiểm tra Cửa hàng VTNN Sáu Yên, cơ quan chức năng phát hiện 4 sản phẩm bao gồm thuốc trừ sâu Polysupercarb 250 WP; Thuốc Polysuper 27WP; thuốc trừ bệnh Mancozeb; thuốc bệnh BYPHAN 800 WP trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Theo đó, cửa hàng Sáu Yên bị phạt 5 triệu đồng về hành vi buôn bán 4 sản phẩm vi phạm trên.

Các đơn vị phân phối các sản phẩm vi phạm cho Cửa hàng VTNN Sáu Yên gồm: Công ty TNHH VTNN Xuyên Á (TP.HCM) phân phối sản phẩm thuốc trừ bệnh Mancozeb bị phạt 600.000 đồng; Công ty TNHH TM XNK POLY GREEN (TP.HCM) phân phối thuốc Polysuper 27WP bị phạt 3 triệu đồng; Công ty TNHH BRAMA Á Châu (Tiền Giang) phân phối sản phẩm thuốc trừ bệnh Mancozeb bi xử phạt 1,6 triệu đồng; Công ty TNHH Hoá Sinh Nhật Bản (Bình Dương) phân phối sản phẩm thuốc trừ bệnh BYPHAN 800 WP bị phạt 1,6 triệu đồng.

Tại cửa hàng Minh Cường huyện Định Quán, cơ quan chức năng phát hiện kinh doanh thuốc trừ sâu sinh học CHITIN 3.6 EC trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Cửa hàng Minh Cường bị phạt 1,250 triệu đồng về hành vi vi phạm. Công ty TNHH Kona Crop Science phân phối thuốc trừ sâu sinh học CHITIN 3.6 EC (TP.HCM) bị phạt 3 triệu đồng về hành vi phân phối sản phẩm vi phạm trên.

Tại cửa hàng Nguyên ở Định Quán, cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm thuốc trừ sâu NP – CYRIN SUPER 250EC  (2 sản phẩm cùng tên của 2 công ty phân phối) trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Cơ quan chức năng đã xử phạt cửa hàng Nguyên 1,5 triệu đồng về hành vi buôn bán sản phẩm vi phạm trên. Đồng thời xử phạt 2 công ty phân phối là Công ty TNHH REAL CHEMICA (TP.HCM) phân phối thuốc trừ sâu Somethrin 10EC bị xử phạt 1 triệu đồng; Công ty CP SAM (Lộc Xanh) phân phối sản phẩm NP-CYRIN SUPER 250 EC bị phạt 3 triệu đồng.

Tại cửa hàng Phát Tài (Định Quán), cơ quan chức năng tiếp tục phát hiện sản phẩm thuốc trừ sâu NP-CYRIN SUPER 250 EC (2 sản phẩm cùng tên của 2 công ty phân phối) trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá. Với vi phạm trên, cửa hàng Phát Tài bị phạt 4 triệu đồng về hành vi buôn bán sản phẩm vi phạm trên. Đồng thời xử phạt 5 triệu đồng đối với Công ty TNHH Hoá Sinh liên doanh Hàn Việt (Hà Nội) phân phối sản phẩm NP-CYRIN SUPER 250EC về hành vi phân phối 1 loại thuốc BVTV trên nhãn có hình ảnh, hình vẽ, chữ viết và các thông tin khác không đúng bản chất, không đúng sự thật về hàng hoá; Phạt 1,6 triệu đồng đối với Công ty TNHH thuốc BVTV Tiến Thịnh (TP.HCM) phân phối sản phẩn NP-CYRIN SUPER 250EC về hành vi phân phối 1 loại thuốc BVTV trên nhãn có quảng cáo sai sự thật.

Theo nhiều chuyên gia trong lĩnh vực BVTV, việc kiểm tra kiểm soát thị trường thuốc BVTV hiện nay còn nhiều bất cập nhất là chế tài, xử phạt quá thấp, quá nhẹ cho hành vi vi phạm, trong khi lợi nhuận từ thói làm ăn gian dối trong ngành hàng này là rất lớn nên không đủ sức răn đe dẫn đến tình trạng nhờn sai phạm. Việc các doanh nghiệp nhập nhèm, ghi sai nhãn mác, hoặc ghi vượt quá đối tượng cây trồng (quảng cáo nổ) là hành vi gian dối nông dân. Không những thế, việc quảng cáo hướng dẫn sử dụng vượt quá đối tượng cho phép rất nguy hiểm vì nó “xúi” người sử dụng dùng quá liều lượng, hoặc dùng không đúng đối tượng dẫn tới hiệu quả phòng ngừa sâu bệnh thấp, tiền mất mà cây trồng bệnh vẫn mang bệnh. Nghiêm trọng hơn, do không dùng đúng thuốc đặc trị còn dẫn tới tình trạng sâu bệnh “nhờn” thuốc và có thể biến chứng thành loại bệnh khác nguy hiểm, khó chữa hơn cho cây trồng…

Được biết, cơ quan chức năng đang tiến hành xử phạt các đại lý, doanh nghiệp cung ứng thuốc BVTV kém chất lượng, quảng cáo sai sự thật thậm chí sản xuất thuốc nằm ngoài danh mục cho phép .