TS. Lê Thành Ý: Chính sách hiệu quả, điều kiện cần để trở thành nước có thu nhập cao (kì II)

Hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao, Việt Nam đáng chuyển đổi mô hình tăng trưởng và cải thiện năng lực Chính phủ trong phối hợp và triển khai những cải cách kinh tế. Báo cáo cập nhật gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới đã chỉ ra, mô hình tăng trưởng truyền thống của Việt Nam đang đối mặt với những thách thức do đại dịch Covid-19, toàn cầu hóa và nguy cơ dễ bị tổn thương trứơc những cú sốc bên ngoài, đặc biệt là rủi ro khí hậu. Sau khi phân tích chính sách ứng phó và những ưu tiên cải cách, báo cáo cho rằng, thể chế thích ứng sẽ là chìa khóa để đảm bảo thành công.

5. Việt Nam trên đường hiện đại hóa thể chế

Là một trong những quốc gia chuyển đổi thành công, tại Đại hội XIII của Đảng  Cộng sản Việt Nam tháng 02 năm 2021, thể chế là một chủ đề được thảo luận sâu trong chủ trương hiện đại hóa (HĐH) đất nước theo chiến lược phát triển kinh tế xã hội . Tuy nhiên ,theo các nhà phân tích ,thể chế có thể là trở ngại để hiện thực hóa khát vọng trở thành nước thu nhập cao. Thủ tướng Phạm Minh Chính từng nhấn mạnh, hết tháng 4 năm 2022 mới có 7 trong số 111 quy hoạch quốc gia, ngành, vùng và tỉnh được phê duyệt kể từ khi ban hành Luật Quy hoạch vào năm 2017.

y2-1657346192.jpg

Vai trò của thể chế trong phát triển đã được nhiều học giả ghi nhận với sự sự đồng thuận của các nhà nghiên cứu và giới hoạch định chính sách, song phạm vi và quy mô của những cải cách thoát bẫy thu nhập trung bình vẫn chưa thể hiện rõ ràng. Trong báo cáo Cập nhật gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới, các nhà nghiên cứu đã đề xuất cách tiếp cận theo mô hình đảm bảo ưu tiên phát triển quốc gia với hiệu suất và hiệu quả cao nhất. Theo đó, thể chế cần phù hợp với thách thức phát sinh trong bối cảnh trong nước và quốc tế thay đổi nhanh nhóng. Đáng tiếc là ở Việt Nam kết quả còn quá khác biệt giữa khát vọng và thực tế.

Mặc dù triển khai hiệu quả ưu tiên mở cửa thương mại, chuyển đổi số và hòa nhập xã hội, nhưng chưa đạt được mong muốn về tăng trưởng xanh, tài chính toàn diện và nâng cấp hạ tầng. Bên cạnh đó, chuyển đổi từ thu nhập trung bình thấp sang trung bình cao còn khó khăn hơn nhiều so với chuyển đổi từ thu nhập thấp sang thu nhập trung bình (Jacques Morisset và cộng sự 2022)

Phân tích quá trình hình thành và hoàn thiện hệ thống thể chế ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu nhận thấy, thể chế kinh tế đất nước đã có những thay đổi tích cực, có thể  nhìn nhận hệ thống này trên  những mặt dưới đây

i)Trước hết là đã hình thành nền tảng để biến ưu tiên phát triển thành hành động cụ thể;

ii) Phát triển hài hòa quy trình, thủ tục để nâng cao hiệu quả của chính quyền các cấp, các ngành; iii),Sử dụng công cụ thị trường để tạo động lực cả trong khu vực nhà nước lẫn tư nhân;

iv) Thực thi hiệu lực những quy định , quy tắc nhằm tạo niềm tin và sự công bằng;  

Và v) Vận dụng quy trình có sự tham gia để nâng cao  tính minh bạch và trách nhiệm giải trình.  Kết quả phân tích còn cho thấy, cải cách thể chế được tiến hành là yếu tố cơ bản để chuyển đổi thành công nền kinh tế trong thập niên 1990-2000.

Để chuyển mình từ một nước đóng cửa trở thành quốc gia mở cửa hàng đầu thế giới, Chính phủ Việt Nam đã thiết lập được nền tảng thể chế thông qua thành lập Ban Chỉ đạo Quốc gia về Hội nhập Kinh tế, đồng thời tăng cường năng lực cho Bộ Công thương với vai trò là cơ quan chủ trì. Bên cạnh cơ chế một cửa về thủ tục hải quan, những quy trình và thủ tục phức tạp đã được hợp lý hóa nhờ cơ chế đặc thù đối với các nhà đầu tư chiến lược và phân cấp quy trình phê duyệt cho chính quyền các địa phương. Lực lượng thị trường đã được tăng cường bằng cách hạ thấp rào cản gia nhập và giảm thuế quan, thông qua những hiệp định thương mại song phương và đa phương. Nhà nước theo dõi chặt chẽ những đơn vị xuất khẩu và đầu tư nước ngoài tuân thủ quy định, đồng thời áp dụng các quy trình có sự tham gia thông qua công khai dữ liệu và tham vấn các bên có liên quan. Có thể thấy, chìa khóa thành công phát triển đó chính là thể chế thích ứng để thực hiện những ưu tiên phát triển trong bối cảnh ngày càng phức tạp.

Ngày nay, tăng trưởng xanh còn thiếu nền tảng thể chế rõ ràng; một số chiến lược và kế hoạch được xây dựng nhưng chưa đồng bộ trong quan hệ cả ở trung ương và địa phương. Tín hiệu thị trường không rõ ràng khi giá tài nguyên được trợ giá đang khuyến khích những hành vi thiếu trách nhiệm và văn bản quy phạm pháp luật không phải lúc nào cũng có hiệu lực thực thi. Kết hợp từ nhiều phía, bất cập hiện nay đang là rào cản đối với tiến trình ra quyết định và triển khai hiệu quả nghị trình xanh quốc gia.

Đất nước cần tiếp tục cải cách thể chế với quy mô từng được triển khai trong thời kỳ Đổi mới của thập niên1980 cũng như mở cửa thương mại trong hai thập kỷ gần đây. Mô hình cải cách theo hướng đi này sẽ giúp Việt Nam không bị lỡ nhịp và sớm đạt được khát vọng mong mốn..

6.Những ưu tiên phát triển sau khủng hoảng Covid-19, đề xuất  từ các nhà nghiên cứu

Phân tích thách thức và cơ hội, giới nghiên cứu nhận thấy, khi thế giới chuyển từ siêu toàn cầu sang toàn cầu hóa chậm lại Việt Nam đã thành công trong gia tăng dấu ấn toàn cầu với tổng giá trị xuất nhập khẩu tương đương 197% GDP vào năm 2020. Tuy nhiên, dịch vụ du lịch lại thấp và  giá trị gia tăng nội địa của hàng xuất khẩu chỉ chiếm 56% và đang giảm thấp. Việt Nam hội nhập vào các chuỗi giá trị toàn cầu chủ yếu thông qua quá trình “tham gia giật lùi” với tỷ trọng thành phẩm và nguyên liệu nhập khẩu cao và gần như không thay đổi, chiếm từ 84,5% đến 83,7%  tổng giá trị xuất khẩu trong 10 năm từ 2010 đến 2019.

Khả năng cạnh tranh thương mại của Việt Nam bị ảnh hưởng tiêu cực bởi thiếu đa dạng, Thành công là đã chuyển cơ cấu hàng xuất khẩu từ nông nghiệp sang công nghiệp chế tạo Tuy nhiên, hạn chế đa dạng hóa thương mại lại thể hiện đậm nét ở ngành dịch vụ, năm 2019 ngành này chỉ chiếm 3% GDP nếu không tính đến du lịch.

y3-1657346251.jpg

Là một trong những nền kinh tế có độ mở lớn nhất thế giới, nhưng các rào cản gia nhập thị trường và giao dịch thương mại dịch vụ của Việt Nam lại rất cao. cao hơn từ 10 đến 15 điểm so với các nước Đông Á, chưa tính đến các rào cản không chính thức,được thiết lập bởi các doanh nghiệp có vị trí chi phối thị trường

Bằng cách xem xét những tác động của đại dịch đối với nền kinh tế trong nước và sự tăng tốc của các xu hướng toàn cầu, các nhà nghiên cứu đã cập nhật và xác định được những ưu tiên phát triển. Đây là tập hợp những vấn đề cần được quan tâm ngay từ các cơ quan chức năng nhằm giúp Việt Nam hồi phục tốt hơn sau đại dịch Covid-19 .

Nhấn mạnh sự cần thiết của việc thích ứng với tình trạng“bình thường mới”. những ưu tiên không chỉ cần thiết để đối phó với rủi ro bất ổn tài chính, tài khóa hoặc bất bình đẳng gia tăng, mà còn nhằm vào nắm bắt cơ hội xuất hiện từ thay đổi của chuỗi giá trị toàn cầu; sự gia tăng của tăng trưởng xanh và chuyển đổi số. Trên cơ sở phân tích thực trạng tình hình, làm rõ vấn đề đặt ra. những ưu tiên đề xuất trong thời gian tới được quy tụ và tập trung váo các mặt dưới đây:

Ưu tiên 1 hướng vào thích ứng với quá trình toàn cầu hóa chậm hơn bằng cách tập trung vào nâng cao giá trị gia tăng của hàng xuất khẩu và đẩy mạnh thương mại dịch vụ

Ưu tiên 2 là đẩy nhanh số hóa nền kinh tế

Ưu tiên 3 chuyển từ “tăng trưởng bằng mọi giá” sang “xây dựng nền kinh tế xanh và bền vững

Ưu tiên 4 tập trung đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ thông qua cải thiện chất lượng chi tiêu công và tăng cường các giải pháp của khu vực tư nhân

Ưu tiên 5 là cân bằng sự ổn định của ngành ngân hàng với việc mở rộng tài chính toàn diện và phát triển thị trường vốn theo chiều sâu

Và sau cùng ưu tiên 6: Chuyển từ nỗ lực giảm nghèo từng phần sang một chương trình bảo trợ xã hội rộng khắp trên địa bàn cả nước.

Mỗi ưu tiên đều mang lại hiệu quả cho tích lũy vốn phục vụ lợi ích người dân, bao gồm cả 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất, thông qua những nỗ lực nhằm củng cố chương trình bảo trợ xã hội quốc gia.

Những nội dung đề cập có sự khác biệt so với những ưu tiên trong các chương trình trước đây. Điều này không chỉ bởi tác động của khủng hoảng Covid-19 mà còn do những điều chỉnh gần đây. Theo đó, chuyển đổi số, ngành tài chính, bảo trợ xã hội và BĐKH đã được nhấn mạnh, Chuyển đổi số giúp đất nước chuyển từ nền kinh tế có thu nhập trung bình sang nền kinh tế có thu nhập cao bằng cách đặt ra các mục tiêu tham vọng trong Chiến lược Phát triển Kinh tế - Xã hội; Trong đó, nâng cấp kỹ năng số,là một phần không thể thiếu trong chiến lược phát triển kỹ năng tổng thể của Việt Nam

Đại dịch nhấn mạnh sự mong manh của cuộc sống con người khi đối mặt với những cú sốc ngoại sinh, cải thiện khả năng chống chịu không chỉ đối với  đại dịch trong tương lai mà còn do BĐKH đangtrở thành việc làm cấp bách. Nhiều Chính phủ và các tổ chức quốc tế đã tăng cường sự tham gia hướng tới sự phục hồi xanh trên toàn thế giới. Việc nhấn mạnh tăng trưởng xanh là cách phản ứng với sự suy giảm nhanh chóng nguồn vốn tài nguyên thiên nhiên với những rủi ro tăng nhanh liên quan đến BĐKH toàn cầu. Cái giá phải trả cho sự xuống cấp của môi trường thực sự là rất lớn đối với Việt Nam, Điều này được minh chứng bằng các điển hình về ô nhiễm không khí, nướcvà chất thải rắn, nhưng còn mở rộng sang cả vấn đề suy thoái đất, rừng, đa dạng sinh học và tài nguyên khoáng sản. mà Việt Nam đã nổi lên là một trong những quốc gia phát thải khí nhà kính bình quân đầu người tăng nhanh nhất thế giới,

Chi nhiều hơn cho cơ sở hạ tầng nhằm giải quyết tình trạng thiếu hụt trong lĩnh vực giao thông, năng lượng và nước, cũng như duy trì và hiện đại hóa các mạng lưới hạ tầng hiện có là việc làm cần thiết. Khủng hoảng Covid-19 làm gia tăng nhu cầu đầu tư  phục hồi kinh tế và ứng phó với  thách thức nổi lên. Hướng tới tăng trưởng xanh đòi hỏi các khoản đầu tư bổ sung đáng kể vào năng lượng tái tạo, giao thông sạch, và xây dựng các tòa nhà và đường sá bền vững. Sau nhiều năm liên tục củng cố tài khóa, Chính phủ đã tăng mức chi đầu tư vào năm 2020, đạt 8,3% GDP. Chính sách này là một phần trong những nỗ lực nhằm kích thích tổng cầu và từ đó tăng tốc độ phục hồi kinh tế sau khủng hoảng Covid-19

Ngành Tài chính  Việt Nam đã phát triển khả năng cung cấp tín dụng cho khu vực tư nhân tới 130% GDP, đạt mức cao trong số nước thu nhập trung bình, gần với những nền kinh tế tiên tiến. Tuy nhiên, ngành còn kém phát triển ở cấp hộ gia đình và doanh nghiệp với khoảng 2/3 dân số trưởng thành không có tài khoản; tỷ lệ doanh nghiệp, nhất là DNVVN, gặp khó khăn trong tiếp cận tín dụng  với1/3 số công ty gặp của trở ngại từ lớn đến nghiêm trọng trong tiếp cận tài chính. Những đặc điểm này cũng chỉ ra vai trò thiếu rõ ràng đối với phát triển kinh tế đất nước. Nhiều cá nhân và doanh nghiệp bị loại ra khỏi hệ thống tài chính và không thể tận dụng đòn bẩy tài chính vào các hoạt động kinh tế .

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã nới lỏng chính sách tiền tệ trong thời gian Covid--19 bùng phát,  nhà chức trách đã giảm lãi suất từ 6% xuống 4% và khuyến khích các ngân hàng cung cấp tín dụng mới cho các doanh nghiệp và hộ gia đình bị ảnh hưởng. Tín dụng danh nghĩa cho nền kinh tế tiếp tục tăng với tốc độ trung bình hàng năm từ 10 đến 12%, nhanh hơn gần 4 lần tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế thực . Chính sách và biện pháp thích ứng đã cứu trợ  tạm thời cho khách hàng gặp khó khăn thanh khoản, nhưng cũng có thể làm tăng rủi ro cho các ngân hàng thương mại dễ bị tổn thương trước tình trạng gia tăng nợ xấu và do người vay mất khả năng thanh toán,

Thiếu tài chính toàn diện không chỉ làm giảm hiệu quả của chính sách tiền tệ mà còn làm giảm hiệu quả của các phản ứng chính sách khác. Ở Việt Nam, hiệu quả của các chính sách ngân hàng thậm chí còn bị hạn chế bởi doanh nghiệp,nhất là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình có khả năng tiếp cận tín dụng hoặc sở hữu tài khoản ngân hàng rất thấp.

Những vấn đề gợi ra không mang hàm ý là những đề xuất trước đây không quan trọng, mà vì  tính cấp thiết của các lĩnh vực cần thiết trong nền kinh tế.  Ưu tiên được lựa chọn bởi đó là  nhân tố góp phần quyết định để đạt mục tiêu cải thiện sử dụng vốn sản xuất, vốn vật chất, vốn con người và vốn tài nguyên thiên nhiên. Tính cấp bách quản lý vốn tài nguyên được đặc biệt nhấn mạnh bởi đại dịch đã làm gia tăng sự mong manh của con người trước những cú sốc ngoại sinh

Một trong những ưu tiên đề xuất là áp dụng mô hình tăng trưởng bền vững và có sức chống chịu cao hơn. Các nhà nghiên cứu và quản lý đều xác định đây là thách thức nhưng cũng là cơ hội mới cho hoạt động liên quan đến khí hậu của cả khu vực công và tư để Việt Nam đạt được mục tiêu phát triển bền vững.

Theo các nhà phân tích, khu vực tư nhân có vai trò quan trọng để đạt được mô hình tăng trưởng bền vững.  Triển khai chiến lược thích ứng và giảm thiểu trong các lĩnh vực giao thông, nông nghiệp, phát điện cần nguồn kinh phí đến 250 tỷ USD  từ nay đến năm 2040. Nguồn ngân sách nhà nước là một bộ phận quan trọng,song khu vực tư nhân và cộng đồng quốc tế có thể phải đóng góp tơi 65-70%. Chỉ khu vực tư nhân mới có khả năng phân bổ cũng như tìm ra các nguồn vốn cần thiết để dịch chuyển theo quỹ đạo tăng trưởng xanh. Bên cạnh nguồn tài chính,  khu vực tư nhân cũng là hạt nhân để tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ thân thiện với khí hậu và giảm phát thải trong kinh doanh. Giải quyết thiệt hại môi trường và rủi ro khí hậu đã trở nên cấp thiết bởi chúng không chỉ tác động tới các thế hệ tương lai mà còn đến cả các lĩnh vực chính sách và  những ưu tiên là động lực của mô hình tăng trưởng gần đây.

Ngoài các tác động kinh tế tổng thể, hậu quả xã hội của biến đổi khí hậu cũng là mối quan tâm đặc biệt. Vào năm 2030, BĐKH có thể đẩy hơn 100 triệu người trở lại nghèo đói trên toàn cầu, Tại Việt Nam, những tác động này dẫn đến từ 0,4 đến 1 triệu lâm vào cảnh nghèo đói. Dưới góc độ việc làm, BĐKH khiến nhiều hộ gia đình phải rời bỏ sinh kế truyền thống, chuyển đổi sang nền kinh tế carbon thấp và thích ứng khí hậu có thể dẫn đến mất việc làm.  Từ đây, những cân nhắc về khí hậu phải được lồng ghép vào các chiến lược tăng trưởng và giảm nghèo

Thay cho lời kết

Đạt được thành tựu trở thành một trong những quốc gia chuyển đổi kinh tế thành công là nhờ thể chế. Tuy nhiên, thể chế ở Việt Nam cần được hiện đại theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà Đại hội XIII của Đảng đã thông qua. Theo nhiều phân tích, thể chế là vấn đề then chốt.song có thể trở thành trở ngại để hiện thực hóa khát vọng trở thành quốc gia thu nhập cao

Việt Nam đã thực hiện hiệu quả ưu tiên về mở cửa thương mại, chuyển đổi và hòa nhập xã hội, nhưng chưa đạt được mục tiêu của tăng trưởng xanh, ổn định tài chính toàn diện và nâng cấp cơ sở hạ tầng, Để  triển khai thực hiện tổng thể cần nâng những gì đã làm trong giai đoạn từ 2010 đến 2020 lên gấp ba lần, Theo đó, con đường từ thu nhập trung bình lên thu nhập cao không đơn   giản, khó khăn còn nhiều .

Thông điệp của giới nghiên cứu cho rằng, hiện đại hóa thể chế là chìa khóa để Việt Nam phát triển trong Đổi mới vào thập kỷ 1980 và mở cửa thương mại trong hai thập niên gần đây.Hi vọng mô hình cải cách được đề xuất sẽ giúp đất nước vượt qua được những chặng đường gập ghềnh để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045