TS. Lê Thành Ý: Dung hoà biến đổi khí hậu với chuyển đổi xanh trong chính sách kinh tế của giai đoạn tới

Với  tham vọng trở thành mước thu nhập cao vào năm 2045, Việt Nam đã xây dựng lộ trình phát triển nhằm chuyển đổi nền kinh tế từ phụ thuộc vào vốn tự nhiên và nguồn lực lao động sang thúc đẩy quá trình xanh hóa để phát triển bền vững, Gần 100 triệu người Việt nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu (BĐKH). BĐKH không chỉ là thách thức đối với nông-lâm-ngư nghiệp mà còn làm giảm khả năng cạnh tranh và hội nhập của đất nước vào nền kinh tế toàn cầu,

Tăng trưởng kinh tế cùng với công nghiệp hoá và đô thị hoá (CNH-ĐTH) dựa vào năng lượng hoá thạch khiến Việt Nam đã nổi lên, trở thành một trong những nước có lượng khí nhà kính (KNK) bình quân tăng cao nhất với lượng dioxit carbon tương đương (CO2e) từ 0,79 tấn/người lên 3,81tấn/người trong giai đoạn  2000-2018 (World Bank Group 2022).

Phát thải KNK ở việt Nam gắn liền với tình trạng ô nhiễm có hại cho sức khoẻ và suy giảm năng suất lao động đang phổ biến ở nhiều đô thị và mọi vùng trong quá trình CNH-ĐTH. Để ứng phó với thực trạng này, mô hình phát triển xanh hoá cần thích ứng và có khả năng chông chịu với BĐKH nhằm giảm phát thải theo hướng giảm dần những nguồn năng lượng thâm dụng carbon.

Hướng đến lộ trình đưa phát thải ròng về O vào năm 2050,các nhà phân tích dự kiến phải đầu tư 368 tỷ USD. Trong bối cảnh hoạch định chính sách mới, đây là yêu cầu quan trọng để hạn chế tác động của BĐKH trong tương lai. Đi cùng các khoản đầu tư, rất cần cải cách nạnh mẽ cơ cấu và chính sách bao gồm cả những công cụ định giá carbon và thể chế khuyến khích thay đổi hành vi trong khu vực kinh tế cả của nhà nước lẫn tư nhân.

dh1-1658413293.png

BĐKH ảnh hưởng đến sự sống của hành tinh

Việt Nam cái giá phải trả về BĐKH và phát triển kinh tế carbon thấp

Việt Nam là nước đứng thứ ba thế giới về lúa gạo, là một trong những nước hàng đầu về xuất khẩu nhiều loại nông sản như cà phê, hồ tiêu,hạt điều , thuỷ sản và những nông sản rau quả đặc thù. Trong sản xuất nông nghiệp, các vùng đồng bằng, nhất là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có tầm quan trọng đặc biệt. Đồng bằng Sông Cửu Long nơi sinh sống của 17 triệu dân, hiện đang đóng góp tới 1/3 GDP nông nghiệp cả nước,vùng  chiếm trên 50% hoạt động sản xuất lúa gạo; 90% lượng gạo và 70% trái cây xuất khẩu. Đây còn là nơi có 65% hoạt động nuôi tròng thuỷ sản và xuất khẩu khoảng 60% sản lượng cá của cả nước. Điều đáng quan ngại là  hiện toàn vùng đang có nguy cơ  bị ngập lụt do nước biển dâng, ảnh hưởng xấu đến sản xuất lúa gạo, cây ăn trái và thuỷ hải sản là những thế mạnh nông nghiệp vốn có của vùng.

dh2-1658413297.png

Đồng bằng sông Cửu long 

Cả nước có hơn 300 thành phố ven biển, đến nay, 18 khu kinh tế ven biển đã góp phần  quan trọng vào phát triển kinh tế xã hội  cả nước. Tuy nhiên, phần lớn đất đai ven biển lại nằm ở vùng thấp, có nguy cơ bị lũ lụt đe doạ , đang bộc lộ những hạn chế và bất cập về quy hoạch tổng thể; cơ cấu đầu tư và việc triển khai thực hiện. Mặt khác, việc xây dựng kết cấu hạ tầng còn thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra; Kinh tế ven biển phát triển chưa đồng đều, còn mang tính cục bộ và thiếu sự liên kết toàn vùng.

Trong kết cấu đô thị, Hà Nội là Thủ đô của cả nước, Hà Nội và thành phố Hồ Chí MInh là 2 đô thị lớn nhất, nhưng cả 2 thành phố này đều có nhiều vấn đề môi trường bức xúc. Hà Nội là một trong 10 thủ đô ô nhiễm nhất thế giới, hàng năm có tới 60.000 người chết do ô nhiễm không khí. Do thiếu những biện pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai nên kinh tế và nhiều nhóm dân cư dễ bị tổn thương, phải gánh chịu những hậu quả nặng nề, Theo nhiều dự báo, nếu không có biện pháp thích ứng, tính dễ bị tổn thương trước hiểm hoạ BĐKH có thể đẩy hàng triệu người rơi vào cảnh nghèo đói cùng cực trong năm 2030. Những số liệu công bố gần đây của Ngân hàng Thế giới cho thấy, tổng thiêt hại kinh tế liên quan đến BĐKH vào năm 2050 của Viêt Nam có thể lên tới 12-14,5% GDP hằng năm(World Bank Group 2022).

Mức độ thiệt hại sẽ khác nhau ở từng vùng. Ở miền Bắc, nhiệt độ tăng cao làm giảm tuổi thọ sinh trưởng cây trồng, giảm năng suất cộng với thiếu nước sẽ làm suy giảm sản lượng nông sản hàng năm. Tại miền Trung, nhiều khu vực và các thành phố ven biển phải hứng chịu những trận lũ lụt lớn do những cơn bão liên tiếp diễn ra. Ở miền Nam, ĐBSCL rộng lớn, một vựa lúa và trái cây của cả nước, đang chịu những rủi ro của nước biển dâng. Nhiều nghiên cứu từng chỉ ra, nếu nước biển dâng cao từ 75cm đến 100cm ,½ vùng đồng bằng sẽ bị nhấn chìm, gây thiệt hại kinh tế lớn và không thể sản xuất được nhiều loại cây trồng.  Trong bối cảnh KNK gia tăng gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khoẻ và năng suất lao động, nhiều nhà phân tích cho rằng, lượng phát thải gia tăng sẽ ảnh hưởng nặng nề đến nguồn lực tăng trưởng là  lúa gạo và các mặt hàng chế biến xuất khẩu. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ổn định, Việt Nam đã xác định mục tiêu vươn tới để trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045. Với nhận thức cần chuyển đổi mô hình tăng trưởng để khơi nguồn phát triển kinh tế chất thải tuần hoàn nhằm ứng phó với BBĐKH và ngăn chặn sự gia tăng phát thải khí nhà kính, lộ trình phát thải ròng bằng 0 sẽ là giải pháp cốt lõi trong xây dựng nền kinh tế carbon thấp.

Kinh tế carbon thấp và sức chống chịu  BĐKH con đường phát triển tương lai

Vào tháng 11 năm 2011, tại Glasgow, trong  hội nghị thượng đỉnh COP26, Thủ tướng chinh phủ Phạm Minh chính đã đưa ra những cam kết, nêu rõ mục tiêu của Việt nam là đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Chính phủ đã bắt đầu điều chỉnh quy hoạch và sửa đổi khung pháp lý trong kế hoạch hành động cho chiến lược tăng trưởng xanh. Mặt khác, khu vực tư nhân cũng đã bắt đầu quá trình chuyển dịch năng lượng với những đầu tư kỷ lục về năng lượng tái tạo từ 2 năm trước đây.Trọng tâm của phát triển đã đặt vào giảm thiểu để đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0; nhưng mối đe doạ thực sự đối với phát triển bền vững lại là đầu tư quá ít cho BĐKH.

Là một trong những nước rất dễ bị tổn thương, song Việt Nam lại chưa sẵn sàng đối phó với các hiện tượng khí hậu cực đoan, nhiệt độ tăng cao và nước biển dâng. Trên thưc tế, đầu tư không đủ để thực hiện biện pháp thích ứng là mối quan ngại trong giải pháp giảm thiểu BĐKH. Nhằm cân bằng giữa mục tiêu phát triển với rủi ro khí hậu gia tăng, các nhà phân tích cho rằng, Việt Nam cần tăng cường khả năng chống chịu và khử carbon. Đây là những lộ trình có sự liên kết kết chặt  chẽ, cần được thực hiện đồng bộ cùng nhau.

dh3-1658413307.png

Kinh tế tuần hoàn 

Thích ứng với BĐKH lộ trình xây dựng khả năng chống chịu,

Hạn chế thực hiện mục tiêu phát triển đòi hỏi phải có biện pháp thích ứng. Thời tiết cực đoan như bão lũ cùng với những suy thoái của dịch vụ hệ sinh thái do mất rừng ngập mặn và các vùng đất ngập nước, khiến những tài sản trị giá nhiều tỷ USD của đất nước đã bị ảnh hưởng nặng nề. Nhiều vị trí chiến lược quan trọng như ĐBSCL, các đô thi lớn và những hoạt động kinh tế như trồng lúa và trong các khu công nghiệp đang chịu áp lực của nhiệt độ tăng cao, thay đổi lượng mưa và xâm nhập mặn…Tăng cường sức chống chịu  với BĐKH là mục tiêu quan trọng của phát triển tương lai. Lộ trình xây dựng khả năng chống chịu không chỉ là việc thích ứng mà còn hàm chứa khả năng có thêm năng lực để trỗi dậy mạnh hơn trước những cú sốc của BĐKH,

Giảm thiểu BĐKH một lộ trình khử carbon.Phát thải KNK ở Việt Nam chiếm khoảng 0,8% tổng lượng phát thải toàn cầu, song cần có các biện pháp giảm thiểu vì lợi ích quốc gia. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Việt Nam có khoảng 60.000 ca tử vong mỗi năm do ô nhiễm nghiêm trọng ở các trung tâm đô thị, gây tổn phí cao, chi phí lớn để duy trì sức khoẻ và giữ năng suất lao động không giảm. Để duy trì khả năng cạnh tranh quốc tế, Việt Nam cần khử được carbon trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, giao thông và công nghiệp chế biến thông qua chính sách BĐKH. Nền kinh tế có khả năng chống chịu sẽ bảo vệ được tài sản và con người của đất nước. Do vậy, biện pháp thích ứng cần tập trung vào các lĩnh vực và địa điểm dễ bị tổn thương,

Thích ứng và xây dựng  năng lực chống chịu với BĐKH trong chuyển đổi Xanh

Ở nước ta lĩnh vực và địa điểm dễ bị tổn thương trước BĐKH thường ở trong nông nghiệp, giao thông, công thương và nhất là tại các vùng ven biển và ĐBSCL. Đối với các vùng, miền và từng lĩnh vực gợi ra, cần có lượng đầu tư thích đáng để nâng cấp trang bị tài sản và cơ sở hạ tầng nhằm quản lý tốt mực nước biển dâng và ứng phó kịp thời trước những hiện tượng thời tiết cực đoan thông qua hệ thống cảnh báo sớm và  các chương trình hỗ trợ thiên tai.

Nỗ lực cải cách tài khoá và tài chính có thể kích thích đầu tư cho cả khu vực công lẫn tư. Những cải cách sẽ cải thiện quản lý đầu tư công và tăng cường hoạt động phối hợp để đạt được quy mô hoạt động trong thiết kế,triển khai thực hiện và cung cấp nguồn lực xây dựng cơ sở hạ tầng. Sự phối hợp theo chiều ngang có thể điều chỉnh kế hoạch ngân sách phù hợp với kế hoạch đầu tư và các dòng tài chính, có thể hỗ trợ khu vực tư thích ứng với BĐKH. Theo đó,cải cách doanh nghiệp nhà nước tạo môi trường cạnh tranh công bằng có vai trò quan trọng trong khuyến khích khu vực tư đầu tư nhiều hơn vào công nghệ và phương thức sản xuất kinh doanh xanh hoá.

Hướng tới phát thải ròng bằng 0, hành trinh khử carbon sẽ giúp Việt Nam tiến tới mục tiêu phát thải ròng bằng 0. Để đạt mục tiêu này, Việt nam phải đầu tư mạnh vào những lĩnh vực được coi là nguồn phát thải chính như  năng lượng, giao thông và công, nông nghiệp., Qua đó, cần có chiến lược năng động để hạn chế phát thải trong ngành năng lượng, nơi cần thúc đẩy mạnh năng lượng tái tạo. Theo các nhà phân tích, những khoản đầu tư vào từng ngành kinh tế kỹ thuật cần được hỗ trợ theo cơ chế định giá carbon dưới dạng sắc thuế hay hệ thống mua bán phát thải nhằm khuyến khích doanh nghiệp và người dân chuyển đổi hành vi sang hoạt động phát thải  hoặc có công cụ định giá hỗ trợ tài chính cho quá trình chuyển dịch công nghệ như việc định thuế carbon trên một đơn vị carbon dioxit tương đương (CO2e) và trong  quản lý đầu tư công.

Chính sách kinh tế phù hợp giúp Viêt Nam thúc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi xanh, giảm nhanh lượng KNK, tạo thuận lợi thay đổi cơ cấu GDP để tăng trưởng.Lộ trình phát thải ròng bằng 0.được kỳ vọng sẽ tạo thêm việc làm, chuyển dịch lao động trong nội bộ ngành và giữa các ngành trong nền kinh tế. Theo đó, lợi ích mang lại sẽ lớn hơn chi phí bỏ ra. Cải thiện cơ cấu kinh tế với sự hỗ trợ của nhà nước và các tổ chức xã hội dân sự là một trong những giải pháp hữu ích đảm bảo đầu tư khử cacrbon mang lại lợi ích, Kết hợp hiệu quả chính sách xanh hoá nền kinh tế và chiến lược chống lại BĐKH có thể tận dụng được nỗ lực thúc đẩy mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà không làm  giảm tốc độ tăng trưởng;

Từ thực trạng đất nước hướng tới phát thải ròng bằng 0, các nhà phân tích nhấn mạnh các biện pháp chủ động ứng phó với BĐKH, bao gồm cả nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng; giảm thiểu ô nhiễm để tối đa lợi ích sức khoẻ; cải thiện mức độ di chuyển lao động, tao thuận lợi cho chuyển dịch nội bộ ngành và giữa các ngành kinh tế, Ngoài ra, nâng cao năng lực cạnh tranh thông qua đối tác xuất khẩu bằng giảm lượng phát thải carbon trong chuỗi giá trị và giảm tác động đầu tư thông qua nâng cao hiệu qủa chi tiêu công cũng là những giải pháp cần làm.