TS. Lê Thành Ý: Hợp tác nông nghiệp - thực phẩm giữa Việt Nam và Đan Mạch (Phần 2)

20/08/2022 12:30

Nhằm tạo cơ hội hợp tác và kinh doanh với các đối tác tiềm năng tại Việt Nam, từ ngày 16 đến 19 tháng 8 năm 2022, Đoàn Doanh nghiệp Đan Mạch về Nông nghiệp Thực phẩm đã tới Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam của Đoàn lần này là một nỗ lực của Đại sứ quán Đan Mạch tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp &Phát triển Nông thôn Việt Nam và Hội đồng Nông nghiệp-Lương thực Đan Mạch nhằm khôi phục mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia trong lĩnh vực nông nghiệp-thực phẩm sau gần hai năm bị gián đoạn bởi đại dịch Covid-19.

rr6-1660972809.png

Nuôi lợn bằng công nghệ tự động tại Đan Mạch

Là một trong những công ty chăn nuôi lợn hàng đầu thế giới, Công ty này đã cung cấp giải pháp tạo giống cùng các dịch vụ toàn diện. Với sứ mệnh đảm bảo lợi nhuận cao và bền vững cho các nhà chăn nuôi, tiến trình sản xuất giống ở Dan Bred đã tập trung và đảm bảo để liên tục cung cấp những con giống tốt cho các đối tác sản xuất và chăn nuôi toàn cầu.

Bộ phận Nghiên cứu & Phát triển của Đan Bred đã không ngừng nỗ lực để cải tiến chương trình nhân giống nhằm đảm bảo bắt kịp tiến độ trong ngành có nhiều biến động. Đồng thời với mục tiêu ngắn hạn, chăn nuôi hiệu quả trong dài hạn cũng thường xuyên được cân đối,điều chỉnh nhằm đảm bảo sự tiến bộ về mặt di truyền.

DanBred cung cấp các giải pháp toàn diện trong trang trại, đây là trung tâm kiến thức và cung cấp điều kiện tối ưu để tạo lợi nhuận, cải thiện chất lượng và lợi tức đầu tư.Tất cả những yếu tố này mang lại lợi ích trực tiếp cho người chăn nuôi, đồng thời góp phần thiết thực vào sản xuất bền vững,tạo sản lượng tối đa với đầu vào tối thiểu.

Theo các nhà phân tích, nhu cầu khách hàng là nền tảng của doanh nghiệp và DanBred đã tối ưu hóa trên mọi lĩnh vực để có thể tạo ra sự khác biệt tích cực cho mỗi khách hàng

Hỗ trợ cung cấp thực phẩm cho dân số toàn thế giới và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cách gây giống những con bò khỏe mạnh là vấn đề hàng đầu của tập đoàn VikingGenetics. Doanh nghiệp này đã hỗ trợ cung cấp thực phẩm và duy trì nguồn tài nguyên thiên nhiên bằng cung cấp những giống bò khỏe mạnh, hiệu suất cao và không có vấn đề sức khỏe cho người  chăn nuôi. Viking Genetics đã cung cấp gen bò dựa trên nghiên cứu khoa học và tạo nhiều giải pháp cụ thể cho các trại sản xuất bò sữa và bò thịt trên toàn thế giới. Sứ mệnh của tập đoàn là giúp người chăn nuôi đạt được mục tiêu kinh doanh, xây dựng cơ sở chăn nuôi bền vững và tận hưởng cuộc sống tốt đẹp.

rr7-1660972824.png

Giống bò Đan Mạch

 Với mô hình của hợp tác xã, VikingGenetics thuộc sở hữu của hơn 20.000 nông dân sản xuất bò sữa và bò thịt tại Đan Mạch và một số nước Bắc Âu. Tập đoàn đã tập trung vào quyền động vật, an toàn thực phẩm và giảm thiểu tác động của khí hậu đến chuỗi sản xuất; họ đã hợp tác với các đại học, tổ chức nghiên cứu khoa học và chuyên gia trên thế giới nhằm cung cấp công cụ và công nghệ tiên tiến để chọn ra những con bò đực tốt nhất.

Với giải pháp không ngừng cải thiện tiến bộ về di truyền cho mỗi thế hệ đàn bò,kết quả của VikingGenetics đã được đúc kết bằng mối quan hệ lâu dài với nông dân và sự liên hệ chặt chẽ giữa nghiên cứu và thực hành. Với giải pháp của tập đoàn, người chăn nuôi đã không ngừng cải thiện tiến bộ về di truyền cho mỗi thế hệ đàn bò. Kết quả này được tổng kết từ quan hệ lâu dài với nông dân và mối liên hệ chặt chẽ với các tổ chức nghiên cứu,.VikingGenetics cam kết dẫn đầu ngành chăn nuôi bò sữa và bò thịt trong cắt giảm luợng khí thải metan và gây những giống bò khỏe mạnh và thân thiện với môi trường.

rr8-1660972847.png

Tiếng nói từ các nhà quản lý

Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1971, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ. Hiện nay, Việt Nam tiếp tục là quốc gia đối tác quan trọng của chính phủ Đan Mạch trong hợp tác về các lĩnh vực như tăng trưởng xanh, năng lượng, nước, sức khỏe, giáo dục, an toàn thực phẩm, văn hóa và thương mại.

Nhân dịp Đoàn doanh nghiệp Nông nghiệp thực phẩm Đan Mạch đến Hà Nội, Đại sứ quán Đan Mạch, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Cục Thú Y Thực Phẩm Đan Mạch và Hội đồng Nông nghiệp Thực phẩm Đan Mạch đã cùng phối hợp tổ chức hội thảo “Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững” tại Hà Nội vào ngày 17 tháng 8 năm 2022. Hội thảo đã tạo diễn đàn kết nối trao đổi kinh nghiệm, kiến thức và công nghệ giữa các nhà hoạch định chính sách và quản lý ngành cũng như các doanh nhân Đan Mạch và Việt Nam. Tiếp nối hội thảo sẽ là những chương trình gặp gỡ và làm việc chuyên sâu giữa các doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Đan Mạch.

Tại hội thảo này, Thứ Trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Phùng Đức Tiến,cho biết ”Chương trình hợp tác Việt Nam Đan Mạch trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và thực phẩm có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp Việt Nam. Các cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp Việt Nam có thể học hỏi kinh nghiệm từ các đối tác Đan Mạch và và áp dụng chúng trong bối cảnh ngành nông nghiệpViệt Nam đang nỗ lực phát triển theo chuỗi giá trị và sản xuất bền vững, hướng tới mục tiêu một nền nông nghiệp thông minh và công nghệ cao”

Chia sẻ tại hội thảo, Trưởng bộ phận hợp tác quốc tế, Cục Thú ý và Thực phẩm Đan Mạch Troels Vensild cho rằng, nhiều năm qua, các công ty nông nghiệp-thực phẩm Đan Mạch đã không ngừng đầu tư vào các thiết bị và giải pháp sản xuất mới nhằm thúc đẩy sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm, nhưng cũng giúp tiết kiệm nước tưới tiêu và năng lượng.

Nhận xét về tính bền vững của ngành thực phẩm Đan Mạch, ông cho biết,là một trong những nhà sản xuất thực phẩm tiên phong và bền vững nhất thế giới, chuyển đổi xanh ở Đan Mạch là chìa khóa để các công ty xuất khẩu các sản phẩm bền vững và tiết kiệm tài nguyên. Bên cạnh đó, duy trì quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa các doanh nghiệp, đối tác công tư để tối ưu hóa nguồn lực trong chuỗi sản xuất cũng cần được lưu tâm.

8Toàn cảnh Hội thảo.“Kinh nghiệm và giải pháp của Đan Mạch trong sản xuất nông nghiệp và thực phẩm bền vững”

Tham tán Thương mại tại Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam Troels Jakobsen, nhấn mạnh: ‘Trong nhiều năm qua, các công ty nông nghiệp-thực phẩm Đan Mạch đã không ngừng đầu tư thiết bị và giải pháp sản xuất mới nhằm thúc đẩy sản lượng và nâng cao chất lượng sản phẩm trong khi tiêu tốn ít nước và năng lượng hơn. Ngày nay, Đan Mạch đã sản xuất lượng lương thực nhiều hơn gấp ba lần lượng mà dân cư có thể tiêu thụ, với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp nhất châu Âu. Các công ty và chuyên gia Đan Mạch rất sẵn sàng chia sẻ những ý tưởng và công nghệ đổi mới với đối tác Việt Nam cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác và cùng kinh doanh hiệu quả, bền vững”.

Nhằm hài hòa vấn đề khí hậu với phát triển bền vững trong xuất khẩu nông sản thực phẩm, các doanh nghiệp Đan Mạch đã thực hiện tốt khung khổ hợp tác với Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Liên minh châu Âu (EU); bảo toàn quan hệ hợp tác với những thị tường hiện có đồng thời với phát triển thị trường mới; phát triển hợp tác giữa Chính phủ Đan Mạch với Chính phủ các nước liên quan để xúc tiến xuất khẩu; đàm phán chứng nhận thực phẩm, thức ăn chăn nuôi đạt chuẩn chất lượng…

Tại sự kiện, Đại diện Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ NN&PTNT Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ đối tác trong phát triển nông nghiệp bền vững. Theo đó, Đối tác phát triển nông nghiệp bền vững sẽ tập trung vào kết nối những tác nhân trong nông nghiệp để chia sẻ kinh nghiệm, cùng nhau hợp tác phát triển chuỗi giá trị các mặt hàng chủ lực của Việt Nam theo hình thức đối tác công tư, từ đó tăng năng suất lao động, hỗ trợ thu nhập cho người dân, cải thiện tính bền vững về môi trường trong sản xuất nông nghiệp.

Hiện nay ngành nông nghiệp Đan mạch đã sản xuất được lượng lương thực nhiều gấp ba lần lượng dân số Đan Mạch có thể tiêu thụ, với lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính thấp nhất châu Âu. Từ những kinh nghiệm quý giá rút ra, các công ty và chuyên gia Đan Mạch sẵn sàng chia sẻ với đối tác Việt Nam, cũng như tìm kiếm cơ hội hợp tác và cùng kinh doanh hiệu quả, bền vững.

Thay cho lời kết

Nhằm hỗ trợ Việt Nam trong chuyển đổi ngành nông nghiệp và thực phẩm theo hướng xanh và bền vững, thời gian qua Chính phủ Đan Mạch đã có những giải pháp cụ thể đối với chính sách phát triển năng lượng sạch tại Việt Nam. Chuyến thăm của Đoàn doanh nghiệp Nông nghiệp thực phẩm hàng đầu Đan Mạch lần này sẽ mở ra quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa ngành Nông nghiệp thực phẩm sạch của 2 Quốc gia trong thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng không vào giữa thế kỷ này. Hy vọng kết quả hoạt động của Đoàn Doanh nghiệp thực phẩm Đan Mạch sẽ mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ hợp tác nông nghiệp giữa 2 quốc gia./.

TS. Lê Thành Ý