Kinh tế hợp tác xã vấn đề tất yếu trong xây dựng kinh tế xã hội nông thôn

08/09/2022 10:19

Phát triển nông nghiêp, xây dựng kinh tế hộ nông dân ở nông thôn không chỉ cần thiết trong cách mạng dân tộc dân chủ mà còn có vai trò quan trọng trong suốt quá trình phát triển kinh tế xã hội nước nhà.

Do nhận thức chưa đầy đủ về kinh tế hợp tác, trong những thập niên 1970 sự tập trung quá mức vào xây dựng mô hình kinh tế tập thể, sãn xuất nông nghiệp nước ta đã phải gánh chịu hậu quả nặng nề, cả nước trong tình trạng thiếu ăn,Từ chủ trương Đổi mới, kinh tế hộ được quan tâm dúng mức, sức sản xuất được giải phóng, sản lượng lương thực không ngừng gia tăng, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới.

Phân tích xu hướng toàn cầu và từ thực tiễn Việt Nam, các nhà nghiên cứu cho rằng, nhờ chủ trương Đổi mới và những chính sách cụ thể đối với nông nghiệp,nông dân, nông thôn và tự do thương mại; nông nghiệp nước nhà đã trở thành cứu cánh của nền kinh tế trước những biến động toàn cầu. Trong sự đóng góp này, kinh tế hơp tác có vai trò rất quan trọng.Bài viết đề cập tới kinh tế HTX vấn đề tất yếu trong xây dựng kinh tế-xã hội ở nông thôn.

Xu hướng toàn cầu về kinh tế hợp tác

Phân tích thực trạng hợp tác toàn cầu cho thấy, kể từ khi những HTX nông sản ra đời đến nay, quá trình phát triển hợp tác xã thế giới đã trải qua hơn 200 năm. Trong cuốn đường Cách mệnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết, vào năm 1871 HTX đã hinh thành tại nước Anh, một số thợ dệt đã lập ra hội làm vải tốt bán với giá trung bình cho hàng xóm. Trong,thế kỷ 19 phong trào HTX đã mở rông ở châu Âu, nông dân nhiều nước tuỳ theo sản phẩm làm ra (nho, ngũ cốc. củ cải đường, rau quả…) đã cùng góp lại để chế biến và bán ra thị trường nhằm chống lại sự độc quyền của các nhà buôn. Theo báo cáo của Liên đoàn Hợp tác xã quốc tế (ICA), hợp tác xã liên tục phát triển. Đến năm 2021, thế giới đã có hơn 3 triệu hợp tác xã, đóng góp trên 10% vào GDP toàn cầu và bảo đảm đời sống cho hơn 1/2 dân số thế giới.Tại Cộng hòa Liên bang Đức, hầu hết nông dân đã là thành viên của hợp tác xã nông nghiệp, sản xuất đến 90% sản lượng lương thực, thực phẩm và chiếm 35% thị phần tín dụng nông thôn. Ở Hà Lan số thành viên hợp tác xã cao gấp 1,5 dân số, đóng góp tới 18% GDP. Ở châu Á; các HTX Nhật Bản có 65 triệu thành viên, bao gồm 50% số hộ gia đình sử dụng dịch vụ của hợp tác xã, Tại Trung Quốc có 30.287 hợp tác xã, thu hút hơn 80% số hộ nông dân; Thái Lan có 6.626 hợp tác xã nông nghiệp và phi nông, đóng góp tới 13% GDP cả nước. Tại châu Mỹ; Hoa Kỳ đã thành lập trên 50.000 hợp tác xã, chiếm 25% thị phần nông sản chế biến và tiêu thụ,...

Trong thông điệp gửi phong trào hợp tác xã quốc tế vào năm 2003, nguyên Tổng Thư ký Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ), Kofi Annan đánh giá “Hợp tác xã là một trào lưu có tổ chức lớn nhất của xã hội văn minh, đã đóng góp quan trọng trong việc đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu đời sống của con người trong những nỗ lực phát triển kinh tế cân bằng sâu rộng ở các quốc gia nói riêng và thế giới nói chung”.

Liên minh Hợp tác xã quốc tế (International Cooperative Alliance ICA)  đầu tiên được thành lập vào tháng 8 năm 1895 và tổ chức Đại hội lần thứ nhất tại tại thủ đô Luân Đôn nước Anh. Năm 1922, ICA đã thành lập ủy ban "Ngân hàng Hợp tác quốc tế". Ngày nay tổ chức này được biết đến như một Hiệp hội Ngân hàng Hợp tác quốc tế (ICBA), tập hợp các thành viên là những ngân hàng hợp tác và các tổ chức tài chính thuộc ICA. Ngày Hợp tác xã quốc tế được tổ chức. vào năm 1923. Năm1946, ICA là một trong 3 tổ chức phi chính phủ đầu tiên trở thành thành viên của Liên Hợp Quốc. ICA đã thành lập Ủy ban liên kết các HTX nông nghiệp, ngày nay gọi là Ủy Ban Hợp tác xã Nông nghiệp Quốc tế (ICAO). Vào năm 1968, ICA đã thành lập Văn phòng khu vực Châu Á và Thái Bình Dương đặt tại New Delhi (Ấn Độ). Năm 1992 ,ICA bắt đầu một quá trình phân cấp và thiết lập bốn khu vực: Châu Phi, Châu Mỹ, Châu Á-Thái Bình Dương và châu Âu. Tổ chức Liên Hiệp  Quốc  lấy năm 2012 là năm Quốc tế Hợp tác xã.

Theo ICA, ‘HTX là một hiệp hội độc lập gồm các cá nhân tự nguyện cùng tập hợp lại để đáp ứng nguyện vọng và nhu cầu chung về kinh tế-xã hội và văn hoá, thông qua hoạt động kinh doanh dựa trên vốn chủ sở hữu tâp thể và quyền lực được thực thi một cách dân chủ’’.Với những chức năng nổi bật, HTX là tổ chức do các thành viên cùng sở hữu, cùng sử dụng sản phẩm và dịch vụ tạo ra. Nói cách khác, đây là tổ chức mà thành viên vừa là chủ sở hữu vừa là người tham gia vào các họat động được thực hiện. Khác với nhiều tổ chức sản xuát kinh doanh, mục đích của HTX không phải là tối đa lợi nhuận mà là đáp ứng tốt nhất nhu cầu và lơi ích của mọi thành viên (ICA 1995)

Có thể hiểu HTX là tổ chức do các thành viên cùng sở hữu, cùng sử dụng sản phẩm và dich vụ làm ra. Thành viên HTX vừa là là chủ sở hữu vừa là người quản lý theo nguyên tắc dân chủ và cũng là người sử dụng sản phẩm và dịch vụ tạo ra. Đây là điều khác biệt cơ bản so với doanh nghiệp cổ phần. Ở các công ty cổ phần, cổ đông liên kết vốn nhằm tối đa hoá lợi nhuận và không nhất thiết phải giao dịch, mua bán với đơn vị mua cổ phần.

Thực tiễn phát triển HTX trên thế giới cho thấy, nhiều vấn đề có thể vận dụng vào điều kiện Việt Nam. Hầu như các hộ nông dân trên thế giới đều đã tham gia là thành viên trong các hợp tác xã nông nghiệp; các hợp tác xã đều thực hiện đúng bản chất, giá trị và nguyên tắc phổ biến trong hoạt động và quản trị, đó là tự nguyện, tự lực, tự chịu trách nhiệm, dân chủ, bình đẳng và đoàn kết, mỗi thành viên là một phiếu bầu. Họ quan tâm đến cộng đồng và HTX có vai trò chủ thể đóng góp cho mục tiêu phát triển bền vững, xóa đói, giảm nghèo, bình đẳng giới, tạo việc làm; chuyển đổi kinh tế và lao động phi nông; thích ứng với biến đổi khí hậu, chuyển đổi số và xây dựng xã hội học tập. Chính phủ nhiều nước đã thường xuyên hoàn thiện khung khổ pháp luật và áp dụng chính sách hỗ trợ phát triển, cùng với củng cố Liên minh HTX quốc gia để thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ và chăm lo cho các HTX thành viên.

Xây dựng hợp tác xã trong điều kiện Việt Nam

Ở nước ta, kinh tế tập thể mà nòng cốt là hợp tác xã với nhiều hình thức hợp tác đa dạng dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết và hợp tác rộng rãi những người lao động, hộ sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên đã đưa lý luận phát triển hợp tác xã vào xây dựng đất nước. Người đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo phát triển kinh tế HTX. Trong thư; gửi điền chủ nông gia vào tháng 4 năm 1946, Chủ tịch từng chỉ ra

“Nông dân giàu thì nước ta giàu; nông nghiệp thịnh thì nước ta thịnh. Nông dân muốn giàu, nông nghiệp muốn thịnh, thì cần phải có hợp tác xã,…HTX là hợp vốn, hợp sức với nhau. Vốn nhiều, sức mạnh, thì khó nhọc ít mà ích li nhiều.”.

Người nhấn mạnh, HTX nông nghiệp là cách làn cho nhà nông nông thịnh vượng,giúp nhà nông đạt đến mục dích đã ích quốc lại lợi dân

18 năm sau, trong thư gửi Đại hội hợp tác xã và đội sản xuất nông nghiệp tiên tiến miền núi và trung du (tháng 4 năm 1964) Người lại dặn dò “HTX phải được củng cố, làm cho xã viên có tinh thần làm chủ, làm cho ban quản trị được vững vàng và có năng lực, phải thực hành dân chủ, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, phải đoàn kết chặt chẽ trong hợp tác xã, làm tốt công tác cải tiến quản lý, cải tiến kỹ thuật và không ngừng nâng cao trình độ chính trị và văn hóa cho cán bộ và xã viên”.

Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta được hình thành và phát triển trên 70 năm, Thuỷ tinh Dân chủ là tổ chức HTX đầu tiên được thành lập vào tháng 3 năm 1948. Phong trào HTX đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau này. Tháng 8 năm 1955, 6 HTX nông nghiệp đầu tiên được thí điểm xây dựng ở đồng bằng sông Hồng và các tỉnh Thanh Hoá, Nghệ An, cuối năm 1957, 42 HTX ở quy mô thôn, xóm đã được xây dựng theo hình thức góp ruộng đất, tư liệu sản xuất để làm chung, ăn chia chung, phân phối lợi ích theo công điểm. Vào năm 1986 cả nước có 17.022 HTX nông nghiệp, Ở hầu hết các tỉnh  vùng châu thổ sông Hồng kinh tế HTX đã thay thế kinh tế hộ nông dân, về cơ bản đã xoá bỏ tư hữu tư liệu sản xuất trong nông nghiệp, xã viên trở thành người lao động được HTX điều động làm các công việc khác nhau và không phải chịu trách nhiêm sau cùng về sản phẩm.

Những năm1955-1986, hợp tác xã phát triển nhanh về số lượng ở cả địa bàn nông thôn và thành thị, Do những sai lầm chủ quan nặng về tập thể hoá trong cơ hế kế hoạch hoá tập trung; quan liêu bao cấp, sản xuất nông nghiệp đã gánh chịu những hậu quả nặng nề. Là quốc gia có nhiều lợi thế phát tiển nông nghiệp, nhưng cả nước  lại trong tình trạng thiếu đói,

Luật đất đai ra đời năm 1993 công nhận vai trò chủ thể của kinh tế hộ nông dân. Cùng với luật này, Luật HTX năm 1996 đã thay đổi vai trò cơ bản của HTX, từ vị trí là đơn vị kinh tế hach toán của nhà nước ở nông thôn đã chuyển qua làm nhiệm vụ hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho xã viên. Với những nội hàm quy định, nguyên tắc tự chủ tự chịu trách nhiệm, quản lý dân chủ đã được vận dụng trong quản lý HTX nông nghiệp ở nước ta.

Thời kỳ 1986-1996 là những năm khó khăn nhất đối với hoat động hợp tác xã, ở nhiều nơi HTX nông nghiệp không còn vốn, kinh tế tập thể hoạt động trong tình trạng không có khung khổ pháp lý điều chỉnh (Trần Thanh Nam 2017). Có thể thấy, nhờ đương lối Đổi mới, chính sách cởi mở và vận dụng quy luật thị trường trong phát triển kinh tế, sức sản xuất ở nông thôn được giai phóng; khu vực nông nghiệp, nông thôn đã thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động giúp sản xuât nông nghiệp hồi phục, cung cấp đủ lương thực cho nhu cầu đời sống và có dư thừa xuất khẩu.

 Với quan điểm mới của luật HTX ban hành trong năm 2003, những năm 2002-2011, kinh tế tập thể, hợp tác xã đã từng bước phát triển cả về số lượng, chất lượng và hiệu quả hoạt động. Trải qua các qúa trình  phát triển, bản chất, giá trị và các nguyên tắc hoạt động, vai trò của kinh tế tập thể, hợp tác xã ngày càng rõ nét. Tổng kết 10 năm thưc hiện Luật HTX 2003, tháng 11 năm 2012 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã ban hành Luật HTX năm 2012, Luật này phù hợp với chủ trương của Đảng về phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và những quy định của Hiến pháp.

Sau 10 năm thi hành Luật HTX 2012, khu vực kinh tế tập thể, HTX có chuyển biến tích cực về chất và lượng; cơ bản khắc phục tình trạng yếu kém, tận dụng và khai thác được dư địa, tiềm năng, không gian phát triển, từng bước khẳng định vị trí, vai trò của một trong những thành phần kinh tế nền tảng trong nền kinh tế quốc dân. Việc chuyển đổi, tổ chức lại các HTX theo quy định của Luật HTX cơ bản được hoàn thành; công tác vận động, hướng dẫn thành lập các HTX đạt được kết quả quan trọng,

xa1-1662607020.png

Hợp tác công tư kỳ vọng cho HTX nông nghiệp

Qua hơn 20 năm hoạt động, phong trào HTX đã có những chuyển biến tích cực;không chỉ tăng nhanh về số lượng, mà chất lượng và hiệu quả hoạt động của các HTX cũng có nhiều thay đổi. Tại thời điểm 31tháng 12 bình quân của giai đoạn 2016-2019 cả nước có 21.979 HTX, tăng 10,9% so với bình quân 3 của 3 năm trước đó. Đến ngày 31 tháng 12 năm 2021, cả nước có 27.342 hợp tác xã, tăng 16.420 hợp tác xã (gấp 2,5 lần so với năm 2001); khu vực hợp tác xã thu hút gần 6 triệu thành viên và tạo việc làm cho gần 1 triệu lao động. Trong đó, hợp tác số xã nông nghiệp là 18.327, chiếm gần 70%, 9 liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp và 34.871 tổ hợp tác nông nghiệp. Tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn thấp so với nhiều khu vực vực kinh tế khác; tỷ lệ đóng góp vào GDP chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết. Phần lớn tổ chức kinh tế tập thể, HTX còn ở quy mô nhỏ, phát triển không đồng đều giữa các vùng, miền, giữa khu vực nông nghiệp và phi nông. Thêm vào đó, trong thời gian thực hiện Luật HTX 2012 đã có những vấn đề nảy sinh cần phải được nghiên cứu, tổng kết để sửa đổi bổ sung hoàn thiện cho phù hợp với tình hình phát triển của HTX trong bối cảnh mới.

Hộ Nông dân. đơn vị tự chủ trong sản xuất nông nghiệp với kinh tế hợp tác

Cả nước hiện có 17,3 triệu hộ dân, ở nông thôn  có 9 triệu hộ dân nông nghiêp, song diện tích canh tác bình quân ở mức thấp (đồng bằng sông Cửu Long 0,71 ha/.hộ, đồng bằng sông Hồng 0,22 ha và duyên hải miền trung 0,01 ha), manh mún (bình quân 2,5 thửa ruộng/hộ), vốn và tài sản còn nhiều hạn chế.

Các nhà phân tích thế giới nhận xét, nông dân gia dình có nhiều tiềm năng trở thành tác nhân tạo ra và duy trì hệ thống thực phẩm toàn diện, đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của. Liên Hợp Quốc. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) đã công bố chương trình Thập kỷ của LHQ về nông nghiệp gia đình(UNDFF).Với khả năng tăng cường chức năng của nông nghiệp gia đình, UNDFF sẽ tập trung hỗ trợ nông dân  gia đình,là những tác nhân chính để hoàn thành các mục  tiêu SDGs2030.

Trên thế giới hiện có hơn 600 triệu trang trại dựa vào lao động và các nguồn lực của gia đình, Trang tại gia đình chiếm70%-80% đất nông nghiệp và sản xuất trên 80% giá trị lương thưc thực phẩm toàn cầu. Cùng với hoạt động trang trại, 90% ngư dân thế giới khai thác theo quy mô nhỏ, hơn 500 triệu người chăn nuôi gia súc có nguồn gốc du mục và bán du mục, Tại những vùng núi cao sản xuát chủ yếu là nông nghiệp gia đình bao gồm cả các cộng đồng lâm nghiệp.

Với tính không đồng nhất, khó có định nghĩa thống nhất, nhưng nông nghiệp gia đình được coi là phương tiện tổ chức quan trọng trong sản xuất nông-lâm nghiệp, chăn nuôi và thuỷ sản. Nông nghiệp gia đình dựa vào nguồn vốn, lao động của gia đình và được quản lý điều hành bởi gia đình, Hộ gia đình cung cấp lực lượng lao động và kiểm soát các nguồn lực chính mà trang trại cần để hoạt động. Về bản chất, hộ nông dân có vai trò quan trọng đối với an ninh lương thực và dinh dưỡng. Nông dân gia đình sản xuất LTTP, cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng, Họ cũng là những những nhà đầu tư và góp  phần to lớn cho phát triển kinh tế nông thôn

Là cầu nối liên kết quá khứ với tương lai, nơi truyền tải kiến thức truyền thống và thúc đẩy công bằng xã hội cũng như phúc lợi cộng đồng; nông nghiệp gia đình là cơ sở để đưa ra các giải pháp toàn diện và lâu dài cho phát triển; trong khuôn khổ được khẳng định, nông dân gia đình có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp bền vững

Trong cấu trúc của hệ thống chủ thể sản xuất nông nghiệp trên thế giới, dù đạt tới nền nông nghiệp tiên tiến, kinh tế hộ nông dân vẫn là những đơn vị cơ sở và chiếm số lượng lớn nhất. Sự phát triển của các loại hình HTX và doanh nghiệp nông nghiêp về cơ bản đều dựa trên sự phát triển của kinh tế hộ nông dân và hỗ trợ cho hộ nông dân. Do đó, trước hết cần nhận thức rõ hơn về sự tồn tại và phát triển của thể chế kinh tế hộ nông dân.

Hàng trăm năm qua, đơn vị kinh tế tự chủ cơ bản và phổ biến nhất ở nông thôn là kinh tế hộ nông dân với những quy mô và trình độ khác nhau. Khi nghiên cứu công nghiệp hóa ở nước Anh, Mác và Ăngghen từng dự báo nền nông nghiệp sẽ được xã hội hóa và tổ chức lại thành nền đại sản xuất như trong công nghiệp,nhưng khi nghiên cứu sâu về sự phát triển nông nghiệp nước Anh và một số quốc gia khác, các ông đã nhận ra đặc thù của sản xuất nông nghiệp và đã rút ra kết luận quan trọng, đó là, nông trại gia đình về căn bản không dựa trên lao động làm thuê, đã tỏ rõ sức sống lâu bền và hiệu quả. Ngay ở nước Anh siêu công nghiệp cũng đã khẳng định, hình thức kinh doanh lãi nhất không phải là nông trại làm theo phương thức công nghiệp dựa trên lao động đi thuê, mà là nông trại gia đình không dùng lao động làm thuê. Sau này, xem xét con đường phát triền nông nghiệp ở Nga, và khi thực hiện “Chính sách kinh tế mới” Lênin cũng nhận thấy không thể phát triển nông nghiệp theo con đường của chủ nghĩa tư bản,mà cho rằng nông nghiệp không thể phát triển theo cùng kiểu với công nghiệp.

Phân tích quả trình phát triển lâu dài, các nhà nghiên cứu nhận thấy, đơn vị kinh tế hộ nông dân bao chứa trong mình những quan hệ mật thiết hữu cơ với nhau trên tất cả các phương diện kinh tế và phi kinh tế, vất chất và phi vật chất…, đó là:đơn vị sản xuất, đơn vị tiêu dùng và đơn vị xã hội-huyết thống. Cùng với đặc điểm của sản xuất nông nghiệp, trong nền kinh tế thị trường, đơn vị kinh tế hộ nông dân có những trình độ chủ yếu là Hộ tự cung tự cấp hoàn toàn, hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, h ộ sản xuất hàng hoá là chủ yếu và hộ sản xuất hàng hoá hoàn toàn:

Hộ tự cung tự cấp hoàn toàn hầu như không có sự đối thoại với thị trường, không tạo nên sự phân công lao động xã hội;

Hộ sản xuất hàng hoá nhỏ, sản phẩm làm ra chủ yếu để tiêu dùng trong gia đình, số  lưu thông trên thị trường không đáng kể, tính tự cung tự cấp vẫn chiếm ưu thế. Ruộng đất chưa trở thành vốn đầu vào của sản xuất và không được sử dụng đúng với tính năng và tiềm năng sinh học. Đây là tính phi hiệu quả và cũng là nguyên nhân sâu xa kìm hãm quá trình phân công lao động xã hội, kìm hãm quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế;

Hộ sản xuất hàng hoá là chủ yếu, đã hướng mục tiêu sản xuất vào thị trường đồng thời vẫn giữ phần nhỏ tiêu dùng trực tiếp trong hộ .Loại hộ này đã có quan hệ với thị trường và chiếm ưu thế trong sản xuất, kinh tế của hộ đã bắt dầu tạo đồng thời hai cửa vào, ra với thị trường. Quá trình này dẫn đến thúc đẩy quá trình chuyên môn hoá, phân công lao động trong sản xuất nông nghiệp.

Hộ sản xuất hàng hoá hoàn toàn, loại hộ này sản xuất hướng theo nhu cầu của thị trường và quy mô sản xuất do thị trường điều tiết. Mục tiêu của sản xuất hoàn toàn hướng theo thị trường; mọi yếu tố đầu vào, đầu ra của quá trình sản xuất đều được xem xét trên cơ sở giá trị; sức lao động và đất đai đều trở thành yếu tố đầu vào trực tiếp của sản xuất hàng hoá; sản phẩm làm ra lưu thông trên thị trường bị chi phối bởi các quy luật của kinh tế thị trường.

Ở trình độ sản xuất hàng hóa, kinh tế hộ nông dân không còn bị chi phối bởi quan hệ hiện vật, vận động trong một không gian kinh tế rộng với khả năng cơ động kinh tế cao.  Vốn, tư liệu sản xuất, công nghệ, đất đai, lao động, vật tư… được tiền tệ hóa, còn đầu ra là hàng hóa cho thị trường. Do năng lực sản xuất nông nghiệp và làm các ngành nghề phi nông nghiệp khác nhau, tất yếu sẽ diễn ra sự phân hoá giữa các hộ về trình độ, quy mô sản xuất và nghề nghiệp.

Dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa; nông nghiệp hàng hóa  phát triển đã diễn ra quá trình phân hóa, đào thải, phân tầng, đa dạng hóa, tích tụ, tập trung mở rộng quy mô canh tác và quy mô kinh tế của kinh tế hộ nông dân. Xu hướng chung là giảm số đơn vị kinh tế hộ nông dân, tăng tỷ lệ và quy mô hộ sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, ở tất cả các nước đều tồn tại một phổ rộng kinh tế hộ nông dân từ trình độ tự cung tự cấp đến sản xuất hàng hóa lớn. Quá trình phát triển, phân tầng, phân hóa kinh tế hộ nông dân là cơ sở khách quan của sự ra đời đa dạng, đa trình độ và đa quy mô của các hình thức kinh tế hợp tác, liên kết sản xuất kinh doanh trong nông nghiệp.

Kinh tế hộ gia đình là một lực lượng sản xuất quan trọng ở nông thôn Việt Nam. Hộ gia đình thường sản xuất, kinh doanh đa dạng, kết hợp trồng trọt với chăn nuôi, tiểu thủ công nghiệp và kinh doanh ngành nghề.Lực lượng này là nền tảng của nền kinh tế, đã góp phần quan trọng vào đảm bảo an ninh lương thực, phát triển kinh tế và giữ vững an ninh chính trị-xã hội. Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, nền kinh tế hướng về xuất khẩu với độ mở rất rộng, đang đặt ra những vấn đề cần được nghiên cứu về vai trò của nông nghiệp gia đình.

Những chủ trương, chính sách về nông nghiệp được ban hành trong quá trình đổi mới đất nước đã tạo điều kiện cho kinh tế hộ gia đình phát triển. Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Viêt Nam (năm1988), đã khơi dậy nhiều nguồn lực, tiềm năng phát triển kinh tế hộ gia đình và người nông dân gắn bó với ruộng đất hơn. Phát triển kinh tế hộ gia đình, đa dạng hóa ngành nghề, giải quyết việc làm và chuyển dịch nhanh cơ cấu lao động đã trở thành những nội dung cơ bản của Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, Nhờ chủ động thâm canh tăng vụ, sử dụng ruộng đất tốt hơn, giá trị tạo ra của kinh tế hộ gia đình đã đạt tỷ suất hàng hóa trên 50% đối với lúa gạo, 45% với cà phê, chè đạt hơn 60%, cao su 85% và hạt điều trên 90%. (Lê Xuân Đình, 2008;Đỗ Văn Quân, 2019)

xa2-1662607027.png

Mùa vàng của hộ nông dân

Động thái tích cực của kinh tế hộ nông dân là ngày càng có nhiều hộ bứt phá, thoát khỏi tình trạng tự cung, tự cấp vươn lên sản xuất hàng hóa đây là cơ sở để tạo những mô hình đa dạng trong tổ chức hơp tác xã.

Thay cho lời kết

 Nghị quyết số 22/NQ-CP ngày 28/02/2022 của Chính phủ đã thống nhất sẽ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội về Đề nghị xây dựng Dự án Luật HTX (sửa đổi) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự thảo để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022

Từ đường lối của Đảng, trên cơ sở Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước, thực tiễn phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã ở Việt Nam và các nước trên thế giới, có thể khẳng định Phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã là tất yếu khách quan, có ý nghĩa chiến lược lâu dài trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Qua 20 năm (2002-2021) Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, Kinh tế tập thể, hợp tác xã ở nước ta trong giai đoạn từ 2002 đến nay đã có bước phát triển đáng kể cả về số lượng và chất lượng, khắc phục tình trạng yếu kém kéo dài.

Thành công và những kết quả đạt được giúp chúng ta có niềm tin và hy vọng dự án  Luật HTX sửa đổi được thực thi sẽ mở ra cơ hội mới để kinh tế hợp tác phát triển xứng tầm là nền kinh tế trụ cột trong công cuộc xây dựng đất nước./.

 

                                                                                   TS. Lê Thành Ý

Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Viêt Nam