Tình hình kinh tế xã hội đất nước trong năm 2024
KTXH Việt Nam những tháng đầu năm 2024 đã đóng góp những kết quả quan trọng và cao hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Ước tính cả năm có 14/15 chỉ tiêu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng kinh tế cao hơn mục tiêu, các cân đối lớn được bảo đảm; nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài và bội chi ngân sách nhà nước được kiểm soát thấp hơn giới hạn cho phép. Tăng trưởng GDP 9 tháng đầu năm đạt 6,82%, cả năm ước đạt 6,8 - 7%, cao hơn mục tiêu Quốc hội giao và thuộc nhóm nước có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong khu vực và trên thế giới được nhiều tổ chức quốc tế lớn đánh giá cao. Mới đây, tại kỳ họp thứ 8 khóa 15 nước CHXHCN Việt Nam, Tổng cục Thống kê Việt Nam đã có báo cáo về tình hình kinh tế xã hội đất nước 11 tháng của năm 2024. Theo đó:
I. Về phát triển kinh tế
1. Nông nghiệp giữ vững vai trò trụ đỡ, đảm bảo an ninh lương thực để phát triển kinh tế xã hội đất nước
Đến ngày 20 tháng11 năm 2024 cả nước đã thu hoạch 1.403,4 nghìn ha lúa mùa, bằng 95,7% cùng kỳ năm trước; trụ cột của tăng trưởng là các tỉnh phía Bắc, đã thu hoạch xong 933,8 nghìn ha. Diện tích gieo trồng lúa Thu đông chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 717,9 nghìn ha, tăng 22 nghìn ha so với vụ năm trước. Các tỉnh phía Nam đã gieo cấy được 500,3 nghìn ha lúa đông xuân sớm, bằng 129,9% cùng kỳ năm trước;riêng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 498,6 nghìn ha, tăng 30,1% so với cùng kỳ năm trước Cây hàng năm đã tập trung vào cây trồng có giá trị kinh tế cao, nhất là nhữngloại cây có thị trường đầu ra ổn định.Dịch bệnh chăn nuôi trâu, bò cơ bản được kiểm soát. Đến cuối tháng 11/2024, tổng đàn lợn tăng 3,5%, tổng đàn gia cầm tăng 2,9%.
Trong mười một tháng diện tích rừng trồng tập trung đạt 263,9 nghìn ha, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước; số cây lâm nghiệp trồng phân tán đạt 89,3 triệu cây, tăng 3,4%; sản lượng gỗ khai thác đạt 20.855,8 nghìn m3, tăng 7,9%; diện tích rừng bị thiệt hại là 1.585,9 ha, giảm 7,8%.
Sản lượng thủy sản mười một tháng năm 2024, đạt 8.754,6 nghìn tấn, tăng 2,5% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: Sản lượng thủy sản nuôi trồng đạt 5.189,4 nghìn tấn, tăng 3,9%; sản lượng thủy sản khai thác đạt 3.565,2 nghìn tấn, tăng 0,7%.
Mặc dù thiên tai và biến đổi khí hậu khó lường, song nông nghiêp vẫn tăng ttrưởng toàn diện cả về nông lâm ngư nghiệp, đảm bảo sự phát triển bền vững của kinh tế xã hội quốc gia.
2. Về công nghiệp và doanh nghiệp
Nét nổi bật là chỉ số sản xuất (IIP) mười một tháng tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 9,7%, Ngành khai khoáng giảm 7,3%, làm giảm 1,2 điểm phần trăm mức tăng trưởng chung. Chỉ số IIP đã tăng ở 60 Tỉnh và giảm ở 03 địa phương trong cả nước.
Trong Mười một tháng, có hơn 218,5 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và trở lại hoạt động, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2023; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 173,2 nghìn doanh nghiệp, tăng 9,1% so với cùng kỳ năm trước’ Bình quân một tháng có19,9 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và hoat động trở lại,15,7 nghìn doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường
3. Về đầu tư
Vốn đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước Mười một tháng năm 2024, đạt 572,0 nghìn tỷ đồng, bằng 73,5% kế hoạch năm, tăng 2,4% so với cùng kỳ năm trước
Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký (bao gồm cả vốn đăng ký cấp mới, vốn điều chỉnh và giá trị góp vốn, mua cổ phần) đến 30/11/2024 đạt 31,38 tỷ USD, tăng 1,0% so với cùng kỳ năm trước. Riêng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện đạt 21,68 tỷ USD, tăng 7,1% so với cùng kỳ năm trước.
Đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài. Có 151 dự án được cấp mới với tổng số vốn của Việt Nam là 555,2 triệu USD và 22 lượt dự án điều chỉnh với số vốn điều chỉnh 43,5 triệu USD. Tổng vốn đầu tư ra nước ngoài (bao gồm cả vốn cấp mới và điều chỉnh) đạt 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước.
4. Về Thương mại, giá cả, vận tải và du lịch
a) Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành mười một tháng năm 2024 đạt 5.822,3 nghìn tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm trước, nếu loại trừ yếu tố giá vẫn tăng 5,8% so với cùng kỳ năm trước.
b) Xuất, nhập khẩu hàng hóa
Mười một tháng 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 715,55 tỷ USD, tăng 15,4% so với năm trước. Trong đó,xuất khẩu tăng 14,4%; nhập khẩu tăng 16,4%, Cán cân thương mại hàng hóa có xuất siêu 24,31 tỷ USD.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 369,93 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 103,88 tỷ USD, tăng 20,0%, chiếm 28,1% tổng kim ngạch xuất khẩu; khu vực FDI đạt 266,05 tỷ USD, tăng 12,4%, chiếm 71,9%. Cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu mười một thángthuộc nhóm hàng công nghiệp chế biến đạt 325,52 tỷ USD, chiếm 88,0%.
Kim ngạch nhập khẩu mười một tháng đạt 345,62 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực kinh tế trong nước đạt 126,05 tỷ USD, tăng 18,5%; khu vực FDI đạt 219,57 tỷ USD, tăng 15,2%.
5. Chỉ số giá tiêu dùng, giá vàng và giá đô la Mỹ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Bình quân mười một tháng CPI tăng 3,69% so với cùng kỳ năm trước và o với lạm phát cơ bản tăng 2,7%, tháng 11tăng 0,13% so với tháng trước và tăng 2,77%. so với cùng kỳ năm trước.
Chỉ số giá vàng; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 28,42%. Riêng tháng 11 tăng 2,26% so với tháng trướcvà tăng 38,2% so với cùng kỳ năm trước - Chỉ số giá đô la Mỹ; bình quân mười một tháng năm 2024 tăng 4,97%. Riêng tháng 11 tăng 1,76% so với tháng trước và tăng 3,63% so với cùng kỳ năm trước.
6. Vận tải hành khách và hàng hóa
Vận tải hành khách mười một tháng đạt 4.596,7 triệu lượt khách, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển đạt 250,9 tỷ lượt khách km, tăng 11,6%.
Vận tải hàng hóa đạt 2.420,4 triệu tấn hàng hóa, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm trước và luân chuyển 493,5 tỷ tấn.km, tăng 11,5%.
7. Khách quốc tế đến Việt Nam
Khách quốc tế đến Việt Nam mười một tháng năm 2024 đạt trên 15,8 triệu lượt người, tăng 41,0% so với cùng kỳ năm trước. Tháng 11/2024 tăng cao, đạt 1,7 triệu lượt người, tăng 38,8% so với cùng kỳ năm trước.
8. Về Thu, chi ngân sách Nhà nước
Tổng thu ngân sách Nhà nước lũy kế mười một tháng đạt 1.808,5 nghìn tỷ đồng, bằng 106,3% dự toán vả năm, tăng 16,1% so với mcùng kỳ năm trước.
Tổng chi ngân sách lũy kế mười một tháng đạt 1.560,7 nghìn tỷ đồng, bằng 73,6% dự toán cả năm, tăng 4,7% so với cùng kỳ năm trước.
II. Về tình hình xã hội
Công tác bảo đảm an sinh xã hội luôn được các cấp, ngành thực hiện kịp thời, hiệu quả. Theo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong mười một tháng Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương đã hỗ trợ cho hàng triệu người dân thiếu ăn gần 21,8 nghìn tấn gạo. Các địa phương cũng xây dựng kế hoạch, chủ động bố trí ngân sách địa phương và nguồn xã hội hóa để hỗ trợ gần 5 nghìn tấn gạo cho các hộ nghèo, cận nghèo và người có hoàn cảnh khó khăn.
Trong mười một tháng cả nước đã vượt qua hàng trăm nghìn ca mắc bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệng, sốt phát ban viêm não... Trên địa cả nước đã xảy ra 21.453 vụ tai nạn giao thông, làm chết 9.940 người, bị thương 15.896 người. Bình quân một ngày trong năm 2024 đã xảy ra 64 vụ tai nạn giao thông, làm chết 30 người, bị thương 47 người.
Thiệt hại do thiên tai chủ yếu do tác động bất lợi của mưa bão lớn, lũ và ngập lụt. Mười một tháng năm nay, thiên tai làm 541 người chết và mất tích, 2.189 người bị thương; 299,1 nghìn ngôi nhà bị sập đổ và hư hỏng; gần 5,3 triệu con gia súc, gia cầm bị chết; 92,2 nghìn ha hoa màu và 314,8 nghìn ha lúa bị ngập, hư hỏng. Tổng giá trị thiệt hại khoảng 84.345,1 tỷ đồng, cao gấp 19,1 lần cùng kỳ năm 2023.
Trong mười một tháng, các cơ quan chức năng đã phát hiện 20.260 vụ vi phạm môi trường, xử lý được 18.623 vụ với tổng số tiền phạt 280,9 tỷ đồng, tăng 6,1% so với cùng kỳ năm trước. Trên địa bàn cả nước đã xảy ra 3.772 vụ cháy, nổ, làm 96 người chết và 111 người bị thương, thiệt hại ước tính 454,3 tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước./.
Tình hình KT-XH đất nước qua góc nhìn chính khách và các nhà nghiên cứu
Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm nhận xét, đất nước ta đang bước vào thời điểm thời cơ và tính cấp thiết đang đòi hỏi như một tất yếu khách quan của cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị nhằm thúc đẩy tăng trưởng hiệu lực và hiệu quả.
Để đạt được mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã chỉ ra, các nhà phân tích cho rằng, cần phải đổi mới tư duy, phải "cởi trói", quyết đoán và bứt phá để vươn tới mục tiêu thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và thu nhập cao trong năm 2045. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước phải đạt tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người 6%/ năm liên tục trong 2 thập niên tới. Đây là bài toán khó nhưng phải làm, nếu không muốn bị bỏ lại ở phía sau.
Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã tập trung giải quyết những điểm nghẽn tạo lập những yếu tố nền tảng để đất nước có thể "cất cánh", đặc biệt là về xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông, năng lượng và nguồn nhân lực. Phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng trong thời gian tới là vấn đề cơ bản.
Giới nghiên cứu cho rằng, để đạt mục tiêu phát triển cần tiếp tục tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc để khơi thông mọi nguồn lực, cải cách hành chính mạnh mẽ nhằm kiến tạo môi trường thuận lợi để phát triển. Tại kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đã đổi mới tư duy sâu sắc trong xây dựng luật pháp với 7 luật, 4 nghị quyết được thông qua để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn. Tuy nhiên, đây mới là kết quả bước đầu, phía trước còn rất nhiều việc phải làm nhằm khơi thông "điểm nghẽn của những điểm nghẽn ". Đổi mới thể chế phát triển không chỉ là nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và của từng cán bộ, đảng viên tham gia xây dựng. Thực thi pháp luật phải có "giải pháp đủ mạnh" nhằm ngăn ngừa căn bệnh làm việc hành chính, máy móc, tiêu cực, nhũng nhiễu, "hành dân", hoặc cố tình làm chậm công việc, đổ lỗi cho thể chế và sợ trách nhiệm cá nhân.
Trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và sự điều tiết chung. Tổng Bí thư T.W Đảng đã từng nhắc nhở các địa phương phải suy nghĩ "trên chính mảnh đất của mình" để phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong phát triển, từng cơ quan, đơn vị, địa phương phải đặt ra mục tiêu phấn đấu cụ thể để đóng góp vào hoàn thành mục tiêu chung của đất nước. Ông lưu ý đội ngũ cán bộ, đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mới, sáng tạo, dũng cảm hy sinh để phát triển đất nước.
Ngoài nỗ lực của Đảng, Chính phủ và Nhà nước; ở các cấp rất cần sự hưởng ứng, vào cuộc của người dân. Theo đó, cần giải phóng sức lao động và huy động được nguồn vốn vật chất, tinh thần của nhân dân. Mọi người dân đều phải được cảm nhậnvà thụ hưởng những thành quả tạo ra để chung sức đồng lòng cùng thực hiện.
Tổng Bí thư T.W Đảng từng nhấn mạnh, hơn lúc nào hết,đội ngũ cán bộ,đảng viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm gương mãũ thực hiện nhiệm vụ trên tinh thần đặt lợi ích chung lên trên hết, mạnh dạn đổi mớí sang tạo, dũng cảm hy sinh để đất nước phát triển.
Phát triển kinh tế cần gắn với giải quyết các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường, đáp ứng ngày càng tốt hơn đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân, thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, xoá đói giảm nghèo thể hiện rõ bản chất tốt đẹp của chế độ ta…
Thay lời kết luận
Từ quyết tâm của lãnh đạo các cấp vơi ý chí kiên cường, toàn dân Viêt Nam đã doàn kết đông lòng vượt qua mọi khó khan, thảm họa để tạo được môi trường kinh doanh thuận lợi. Trong tháng 9 nền kinh tế đã tăng trưởng trở lai với GDP đạt mức tăng 6,8% so với cùng kỳ năm trước, đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của nền kinh tế trong một năm đầy biến động trước các yếu tố bất ngờ để trong 11 tháng của năm nền kinh tế đã phát triển ổn định, tăng trưởng ổn định, Quý sau đạt cao hơn Quý trước.
Với tổng sản phẩm trong nước (GDP) 9 tháng đầu năm tăng 6,82%, riêng Quý 3 lên 7,8% và cả năm không dưới 6,8%; nhiều dự báo cho rằng nền kinh tế nước ta có nhiều khả năng đạt mức tăng trưởng trung bình trước đại dịch Covid 19 vào năm 2026 và tương lai không xa sẽ đạt mục tiêu để trở thành Quốc gia phát triển có thu nhập cao./.