Đến khoảng những năm đầu 60 của thế kỷ trước, tôi mới được học phổ thông tại quê nhà Đức Ân, Đức Thọ nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh. Thầy giáo văn lớp tôi là thầy Vũ Đình Đậu quê Phú Yên. Thầy từng làm liên lạc cho bộ đội lúc tuổi còn 13,14. Nên thầy cũng được tập kết ra miền Bắc theo quy định. Sau đó, thầy được vào học một lớp văn hóa dành cho con em miền Nam tại Hải Phòng. Khi ra trường, chẳng rõ duyên cơ gì, Thầy được về làm giáo viên dạy Văn cấp 2 tại trường phổ thông quê tôi. Thầy xây dựng hạnh phúc trăm năm với cô Trần Thị Lộc, ở ngay trong quê nhà thơ Cù Huy Cận.
Tôi thích học Văn nên thầy rất yêu quý. Qua những lần nghe thầy giảng. Tôi biết thầy vô cùng yêu thích bài thơ Chú đi tuần. Nhiều lần thầy kể về các bạn ở lớp học năm xưa tại thành phố Hải Phòng và luôn nhắc đến: hình ảnh chủ bộ đội đi tuần qua bài thơ Chú đi tuần.
"... Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng
Súng trong tay im lặng
Chú đi tuần đêm nay....
Thầy thường nói: “Thầy có ba quê - một là nơi ba mẹ sinh ra thầy tại Phú Yên miền Nam, hai là quê vợ Hà Tĩnh miền Trung và ba là nơi được học tập trưởng thành ở Hải Phòng- miền Bắc. Thầy luôn nhắc đến tên các bạn nam nữ cùng lớp có quê khắp các tỉnh miền Nam. Ra trường, nhiều người đã trở lại quê hương cầm súng chiến đấu để đánh đuổi giặc thù, giải phóng đất nước. Còn một số được tiếp tục ra nước ngoài đào tạo thành những cán bộ trung cao cấp. Có thể thầy lưu luyến mái trường ấy, nên thầy đã sáng tác một bài hát lấy tựa đề - Dưới mái trường xưa, rồi thầy dạy cho chúng tôi cùng hát. Bài hát cũng đã theo tôi đi cùng năm tháng, thôi thúc tôi chiến đấu vì độc lập tự do của tổ quốc, cùng đồng đội và vẫn sống mãi đến đến bây giờ.
Vì nhà gần trường, tôi được thầy thỉnh thoảng bồi dưỡng năng khiếu thêm văn. Khi tôi bước vào cấp II Phổ thông. Thầy vẫn luôn đọc bài thơ : Chú đi tuần và giảng kỹ, phân tích hình ảnh tình cảm chú bộ đội thân thương với các cháu học sinh miền Nam như thế nào? Bởi vậy, dù còn trẻ thơ, nhưng chúng tôi đã thấm thía rồi ước ao lớn lên chúng mình cũng sẽ là chú bộ đội đi tuần. Càng ngày càng tha thiết yêu thương quê hương đất nước.
Đến nay, với bài thơ Chú đi tuần, đã gần tuổi 80/ Tôi vẫn nhớ đọc không sai một từ. Bài thơ hay "... chạm vào con tim, của từng người Việt đang hướng về thành đồng Tổ Quốc - với khát khao Nam Bắc sum họp một nhà. Bài thơ cũng là tấm lòng của người chiến sĩ quân đội với các cháu nhỏ miền Nam yêu quý đang phải sống xa cha mẹ vì giặc ngoại xâm…. (lời Ngô Vĩnh Bình) đã an ủi động viên khoảng 30.000 con em các tỉnh miền Nam, nhưng tôi lại không biết tác giả bài thơ là ai.
Giữa tháng 3 năm (2020) tôi được đọc bài giới thiệu thơ Chú đi tuần của tác giả Ngô Vĩnh Bình in trên nguyệt san: Sự kiện và Nhân Chứng báo Quân Binh Đội Nhân Dân. Bài bình luận về bài thơ tôi yêu quý, không những đưa tôi về quá khứ tươi đẹp của tuổi học trò mà. Mình có một thầy giáo người miền Nam rất đỗi yêu thương, kính mến, còn biết được tác giả của bài thơ đẹp ấy. Không ngờ lại chính là Đại tá Trần Ngọc - người từng làm biên tập báo Quân đội nhân dân và tổng biên tập báo Cựu chiến binh Việt Nam. Người tôi đã từng gần gũi và qua Đại tá tôi cũng đã có một số bài được in trên hai tờ báo ấy. Riêng bài thơ Chú đi tuần tôi được học thuộc lòng từ năm xưa rồi cùng các bạn tham gia cầm súng đánh Mỹ. Mỗi lần gặp nhau ở chiến trường, chúng tôi cũng có lúc đọc lại bài thơ ngày còn học với nhau như nhắc nhau nhớ đến trường lớp, nhớ đến thầy giáo và hoàn thành nhiệm vụ thực tại.
Sau ngày đất nước thống nhất, một số bạn đã anh dũng hy sinh vì Tổ quốc, một số được trở về quê hương thì trên mình đầy thương tích. Đã tổ chức họp lớp, tìm thấy nhưng vẫn chưa được gặp lại thầy. Bởi thầy đã đưa cả gia đình trở lại quê hương Phú Yên sống khi không còn bóng giặc. Chúng tôi cũng đã nhắn tin tìm thầy trên báo chí phát thanh, truyền hình nhưng không có hồi âm. Nay đọc lại bài thơ Chú đi tuần, xin được cảm ơn nhà báo Ngô Vĩnh Bình đăng nhắc lại và qua báo mong có sự hồi âm của thầy giáo Vũ Đình Đậu. Các CCB- các chiến sỹ quân đội, có ai nhớ bài (Chú đi tuần) hãy giành vài phút đọc lại cho thực tâm
Đ.S.N
Trái tim người lính