Xã Tân Lộc - huyện Lộc Hà: Một điển hình xây dựng Nông thôn mới của Hà Tĩnh

01/10/2022 08:26

Tính đến nay, huyện Lộc Hà tỉnh Hà Tĩnh đã có 100% số xã , thị trấn đạt chuẩn NTM. Tân Lộc là một điển hình , vì từ ngày đàu xây dựng -2012 , xã chỉ mới có một tiêu chí- bưu điện . Sau 10 năm phấn đấu , xã đã về đích trước thời gian 2 năm , trong đó có 2 thôn đạt Thôn Kiểu Mẫu.

NỀN MÓNG ĐƯỢC ĐẶT TỪ NHỮNG NĂM 60 CỦA TK XX

Ông Trần Nho Bông sinh năm 1930. Năm nay đã 92 tuổi, có 62 năm tuổi Đảng, dù bị bệnh viêm phế quản tắc nghẽn nên nói khó khăn , nhưng vẫn còn khá minh mẫn. Nguyên là chủ nhiệm HTXNN bậc cao Kim Anh xã Tân Lộc huyện Can Lộc (nay là Lộc Hà) được nhìn nhận là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho viẹc quy hoạch khu dân cư theo hàng theo lối và thiết ké đồng ruộng theo 3 thẳng: bờ vùng thẳng- bờ thưở thẳng và cấy thẳng hàng. Khi bắt tay xây dựng NTM mới nhận ra tầm nhìn thời cuộc ở ông chủ nhiệm này. Xã Tân Lộc có diện tích tự nhiên hơn 1258 ha, trong đó đất nông nghiệp gần 945 ha. Bình quân ruộng đất cũng như bình quân thu nhập trên đầu người từ trước đến khi xay dựng NTM thấp. Khoảng 13 tr đồng/ người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trên 17%. Do vị trí cách xa các quốc lộ, từ xa xưa xã Tân Lộc chưa hình thành được chợ. Sản xuất nông nghiệp chủ yếu là tự cung, tự cấp . Buôn bán nhỏ lẽ như con cá, con gà, con lợn, con bò, cân lúa, cân đậu vẫn phải tập trung về chợ Huyện thuộc xã Bình Lộc, cách Tân Lộc chừng 2 km, một tháng họp 2 phiên. Đời sống của đại đa số dân cư còn vất vả . Mãi cho đến năm 1991, thôn Kim Tân- một trong 4 thôn của xã có diện tích canh tác lớn nhất , số hưu trí và đảng viên nhiều nhất mới hình thành được Chợ Đình, vì chợ được đặt trên nền Đình cũ của Làng Kim Chuỳ xưa. Chợ họp hàng ngày, nhưng vì là " chợ hưu trí " (cách gọi của dân chúng) nên mãi đến khoảng 8 giờ sáng mới họp và 10 g là nghỉ.

ntm1-1664586835.jpg
Cổng chào thôn NTM kiểu mẫu

SỰ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG LÀ ĐÔNG LỰC LƠN ĐƯA NTM XÃ VỀ TRƯỚC

Năm 2012, khi bắt tay xây dựng NTM Tân Lộc chỉ có 1/20 tiêu chí là bưu điện. Hệ thống giao thông nông thôn, bờ vùng bờ thuở, kênh mương nội đồng dù đã được đặt nền móng từ rất sớm, nhưng chưa được gia cố, tôn tạo. Đường đi lối lại còn đất đá lổn nhổn. Sản xuất nông nghiệp vẫn chủ yếu dựa vào sức người và trâu bò. Năng suất thấp, bấp bênh. Trường học, Trạm y tế dù đã được xây dựng từ trước, nhưng nhìn chung còn sơ sài. Nước sạch sinh hoạt chưa có. Người dân vẫn gánh nước từ ao làng giếng làng về trữ, Khổ nhất là vào những ngày khô nóng từ tháng 6-8 khi mà nhiệt độ ngoài trời luôn lên đến 37-38 độ. Trước khi Đảng có đường lối đổi mới, xã Tân Lộc , nhất là thôn Kim Tân có hai sự chuyển dịch lao động lớn. Thứ nhất là năm 1982, khi đi vùng kinh tế mới ở Đác Lắc mà cụ thể là vào làm ở Nông trường 714& 719 ở huyện Eapal . Thứ hai là dân tự phát đi đến huyện Tân Châu và Tân Biên thuộc tỉnh Tây Ninh. Chính sự chuyển dịch lao động có tầm cỡ lớn này là lần đầu tiên kể từ ngày khai sinh ra xã . Nhờ đó không chỉ diện tích canh tác mà cư dân sinh sống nơi đất hẹp người đông cũng dễ thở hơn. Tuy nhiên sự chuyển dịch lao động mang ý nghĩa lớn là khi trong xã xuất hiện phong trào "đi nước" - từ dân Hà Tĩnh - Nghệ An hay dùng để chỉ xuất khẩu lao động. Đến nay từ đi xuất khẩu lao động đến các nước có nhu cầu lao động phổ thông như Đài Loan (Trung Quốc), Malayxia , Angola, Angier, người lao động sau khi được đào tạo tay nghề đã tìm đến các nước công nghiệp phát triển như Nhật - Hàn - Singaphore . Cùng với lực lượng lao động trẻ học hết cấp 2,3 đi làm việc ở các khu công nghiệp phía Nam như Bình Dươmg , Đồng Nai, tp Hồ Chí Minh, các lực lượng này đã làm bộ mặt nông thôn Tân Lộc thay da đổi thịt từng ngày. Các ngôi nhà kiên cố, nhà tầng được thay dần các ngôi nhà thấp tè, cột gỗ, cột xi măng. Sân phơi được lát gạch bông, tường dắt bao quanh các khu vườn nhỏ xinh trồng rau trồng bí, nuôi vịt, nuôi gà. 

Với các lợi thế về tiềm năng đó nên khi bắt tay xây dựng NTM, với sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền các đoàn thể và sự đồng thuận của người dân khi họ hiểu rằng  muốn đời sống vật chất và tinh thần đi lên thì không thể nằm ngoài cuộc vận động mang ý nghĩa lớn mà Đảng đã phát động theo tinh thần "dân biết - dân bàn- dân làm- dân kiểm tra và dân thụ hưởng ". Đến nay, sau 10 năm phấn đấu, cùng với nguồn vốn ODA, vốn trumg ương, tỉnh, huyện và xã, Tân Lộc đã về tới đích NTM trước 2 năm, trong đó có 2 thôn là Kim Tân và Tân Thượng đạt kiểu mẫu. Hệ thống Điện- Đường- Trường - Trạm khang trang. Trạm y tế đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Tỷ lệ người dân tham gia BHYT đạt hơn 83%. Hai trường tiểu học và mầm non đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 1. Năm qua đã có 75 học sinh đậu vào các trường đại học, cao đảng. Đã có 2/4 thôn có nước sạch sinh hoạt , Năm 2018 đã đầu tư hai tỷ để xây dựng hạ tầng. Từ thu nhập bình quân đầu người thấp, khoảng 13 tr đồng, thì năm 2021 đã đạt hơn đã đạt hơn 37 tr đồng.  Năm 2019, lần đầu tiên xã xây dựng được Chợ như mở ra cơ hội lưu thông hàng hoá - một điều mà từ trước đến nay như là điểm nghẽn của nền kinh tế nông nghiệp tự cung tự cấp. Chợ được xây dựng ở thôn Tân Thượng - trung tâm kinh tế- văn hoá - xã hội của xã.

MANH NHA CÁC MÔ HÌNH KINH TẾ GIỎI

Người mạnh dạn đầu tư gần 7 tỷ đồng thầu xây dựng chợ Đình với diện tích gần 1 ha, thời gian thuê 49 năm là ông Bùi Văn Kiền sinh năm 1957, ở thôn Tân Thượng. Ông cho biết số tiền đó là tài sản mà vợ chồng, con cái ông làm ăn và dành dụm gần như cả cuộc đời. Riêng tiền đổ mặt bằng đã đến 2 tỷ vì từ ruộng lúa được quy hoạch làm chợ. Sau 2 năm đi vào hoạt động, đến nay mới chỉ được 15 kiot, thu nhập từ các kiot này vỏn vẹn mới chỉ hơn 3 tr/ tháng. Trước khi đầu tư xây dựng chợ, ông cũng đã nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ 40 ha rừng từ Lám trường Hồng Lĩnh, nhận khai hoang, phục hoá rừng ở Khe Vàng. Là người nhạy bén trong làm ăn kinh tế, đến nay gia đình ông mua sắm được 2 máy gặt đập, một máy đào, 1 xe tải và 1 xe du lịch. Ông bà có đến 7 người đều theo nghề cha mẹ và tất cả đã yên bề gia thất. 

ntm2-1664586988.jpg
Buổi họp định kỳ thôn Kim Tân

Khác với ông Kiền, vợ chồng anh Nguyễn Đình Quyết sinh năm 1965 và vợ Đặng Thị Oanh sinh năm 1971, ở thôn Tân Trung, cũng xuất thân từ nghề nông, một nắng hai sương với mấy sào ruộng khoán. Năm 1998, khi nhà nuôi được  10 con ngan ( vịt Xiêm ) đem đến chợ huyện bán, không đủ vốn nuôi. Chị liền đèo lên chiếc xe đạp cà tàng rồi chở lên chợ Nghèn ở thị trấn Can Lộc cách nhà chừng 30 km Không những đủ mà còn dư số tiền bỏ vào nuôi. Từ sự liều đó, đã khuyến khích anh chị tìm đến việc lưu thông hàng hoá. Để đến nay, sau hơn 30 năm bươn trải với người dân chăn nuôi vịt thả đồng ở tận các tỉnh phía Bắc như Ninh Bình, Nam Định, anh chị đã trở thành chủ đầu tư, bao tiêu sản phẩm vịt chạy đồng từ A-Z. Từ chiếc xe đạp cà tàng ở ngày đầu chân ướt chân ráo bước vào thị trường , anh chị đã mua sắm được ô tô tải và xe du lịch . Ba người con được học hành đến chốn đến nơi. Hiện anh chị đang tha thiết được thành lập tổ hợp tác chăn nuôi vịt khép kín. Cái thiếu ở anh chị là đất đai đủ rộng .,.

Cũng là một điển hình kinh tế hộ giỏi, nhưng anh Nguyễn Doãn Châu thôn Tân Thành lại biết tận dụng 15 ha đất khoán trồng rừng tràm , keo và các loại cây ăn quả khác để nuôi ong. Cây rừng trồng từ 5-6 năm cho thu hoạch, 1 ha được 6 triệu đồng. Từ ngày nuôi ong lấy mật - năm 2006  đến nay, anh đã nuôi được 10 tổ theo tự nhiên. Một năm thu 3 lần. Mỗi lần được từ 2-3 lít mật . Vì ong nuôi tự nhiên  nên giá bán tại chỗ lên đến 800.000 đ/ l. Nếu được đầu tư đúng mức sẽ cho lợi nhuận cao hơn. Hiện anh đang trồng cây tránh bão để bảo vệ ong. Khi đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện thì nhu cầu giải trí được đặt ra như một tất yếu. Nắm bắt được nhu cầu đó, anh Mai Phúc Linh thôn Tân Thượng - một người đã từng trải thương trường tại thành phố HCM về quê khởi nghiệp đã mạnh dạn đầu tư 700 tr đồng để cải tạo 1500 m2 đất vườn của mình thành quán cà phê- bida Phúc Gia Viên, trong đó thiết kế và xây dựng cơ bản chiếm đến 70% số vốn. Ở một vùng quê thuần nông từ ngàn đời nay mọc lêm một quán cà phê bida mang nhiều màu sắc giải trí hơn kinh tế này, nhưng bằng tầm nhìn lâu dài anh vẫn xây một địa chỉ có sức hút lớn, nhất là với tuổi trê. Giữa mùa nắng nóng, nếu được ngồi trong quán cà phê nơi bốn bề là gió, là tàn cây xanh che mát lắng nghe tiếng gù của đủ loại chim muông như: bồ chao, chào mào, vẹt, khiếu, sáo, hồng tước, hoạ mi... đủ làm cho khách ở bất kỳ tuổi nào cũng cảm thấy vui say . Không dừng lại ở đó, anh Mai Phúc Linh còn có khát vọng đầu tư mô hình giáo dục thể chất cho học sinh tiểu học như xây sân bóng đá mini, nhà bóng, nhà xe đụng, trượt patene, xe lửa, càu tuột, đu quay, hồ bơi, thể dục dụng cụ.. Nếu thành hiện thực nơi đây sẽ là địa chỉ để học sinh bậc tiểu học tìm đến trong các buổi ngoại khoá của trường. Tuy nhiên cái khó của anh đến nay vẫn là phải tìm được nguồn đất từ 5- 6000 m2. 

CÒN ĐÓ CHÚT TRĂN TRỞ

Mặc dù trong đánh giá nhận xét vè kết quả xây dựng NTM của ông Nguyễn Văn An-phó chủ tịch UBND huyện Lộc Hà không đề cập đến nguồn thu mang tính ổn định, lâu dài và bền vững, nhưng cũng như các xã thuần nông trong quá trình xây dựng NTM khác, ở Tân Lộc nguồn thu đang đặt ra như một bài toán khó giải. Đến nay nguồn thu vẫn chờ các dự án đất thổ cư, đất quy hoạch khu tiểu thủ công nghiệp được phê duyệt. Nguồn thu đó hoàn toàn mang tính thời sự, không lâu bến. Vậy muốn có nguồn thu thì chính lãnh đạo Đảng, chính quyền phải tạo ra nguồn thu bằng sức mạnh tổng hợp của người dân. Đảng phải biết trong dân hiện đang tiềm ẩn những tiềm năng gì? Họ đang cần gì? Khơi thông sự luân chuyển sản phảm nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá sạch phải được đặt vào Nghị quyết mỗi nhiệm kỳ của Đảng bộ như một sự tiên quyết. Có vậy cuộc vận đông xây dựng NTM mới đi vào thực chất.

Nguyễn Danh Đông.