Câu chuyện ngư dân

Đừng chỉ nhìn ngư nghiệp qua những con số tăng trưởng, kim ngạch xuất khẩu, mà hãy ghi nhận từng đóng góp của những ngư dân chung tay tạo ra những con số đó.
Chiều 25/7, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm hỏi, động viên gia đình có người thân qua đời vụ chìm tàu ở Bình Thuận. Ảnh: Kiều Hằng.

Chiều 25/7, Bộ trưởng Lê Minh Hoan thăm hỏi, động viên gia đình có người thân qua đời vụ chìm tàu ở Bình Thuận. Ảnh: Kiều Hằng.

Vài ngày gần đây, cả nước lắng lòng xúc động trước thông tin 15 ngư dân Bình Thuận gặp nạn giữa biển khơi trên hành trình mưu sinh.

“Mt con nga đau, c tàu không ăn c là câu tục ngữ mà mỗi người Việt đều khắc ghi. Nỗi đau ở đây còn lớn hơn gấp nhiều lần. Cha mẹ mất con, con mất cha, vợ mất chồng, gia đình mất đi trụ cột. Nỗi đau không giới hạn. Nỗi đau cho gia đình, nỗi đau cho xã hội, nỗi đau của một ngành nghề tròng trành trên những con tàu giữa biển khơi muôn trùng.

Dẫu biết cuộc sống là hữu hạn, ai rồi cũng phải ra đi. Nỗi đau rồi cũng sẽ dần vơi, những người còn lại vẫn tiếp tục sống, tiếp tục đấu tranh, sinh tồn. Nhưng nhìn những nếp nhà lay lắt, những gia đình vừa mất đi người thân, biển cả mất đi những ngư dân cả đời sống trên biển, đến hôm qua nằm lại dưới lòng đại dương mãi mãi, lòng càng trĩu nặng thêm.

Những người con của biển đã theo đuổi nghề vươn khơi từ bé, nay thác đi cũng vì cái nghiệp cả đời gắn bó. Những người con của biển rắn rỏi màu da vì nắng gió muối sương, lao động vất vả ngày đêm, mang về tôm cá, góp phần tạo dựng ngành thủy sản phát triển. Những người con của biển thường làm việc theo kinh nghiệm, làm nghề do cha truyền con nối, nhờ nghề dạy nghề, không được huấn luyện, đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, không được đăng ký, cấp chứng chỉ hoạt động như một nghề. Những người con của biển, mỗi lần theo tàu ra biển cả mênh mông, sâu thẳm bất trắc, đâu biết được mình có ngày trở về an toàn hay không. Những người con của biển, đến khi gặp nạn, người ta mới biết đến tên tuổi, quê quán.

Có người cho rằng, chỉ riêng Việt Nam mình mới có từ “đt nưc”. Nghĩa là ngoài dải đất liền trải dài từ Bắc chí Nam mang hình chữ S, còn có một diện tích mặt biển rộng gấp nhiều lần. “Tam sơn, t hi, nht phn đin” kia mà. Hàng trăm ngàn ngư dân lênh đênh trên biển, đâu chỉ vì tìm kế mưu sinh, mà hơn hết là tham gia giữ biển, khẳng định chủ quyền biển đảo thiêng liêng.

Thật xúc động khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên những con tàu. Ảnh: Zing.

Thật xúc động khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên những con tàu. Ảnh: Zing.

Thật xúc động khi nhìn thấy lá cờ Tổ quốc tung bay trên những con tàu. Ngư dân ra khơi đã mang theo mình trọng trách Tổ quốc giao phó, vậy thì Tổ quốc thể hiện sự đền đáp như thế nào đối với những ngư dân? Mỗi người ngư dân xứng đáng được xã hội tôn trọng và biết ơn. Chỉ khi tôn trọng và biết ơn, chúng ta sẽ thấy mình cần làm gì, nên làm gì, phải làm gì. Chỉ khi tôn trọng và biết ơn, chúng ta mới có những hành động phù hợp, nghĩa cử đúng đắn. Chỉ khi tôn trọng và biết ơn, chúng ta mới thấy khắc khoải khi nghe nhắc tới: “Không để ai bị bỏ lại phía sau!”.

“Ngư nghip, ngư dân, ngư trưng” phải được nhìn nhận một cách chỉnh thể, đồng bộ, xuyên suốt. Ngư dân phải được đặt ở vị trí trọng tâm trong Chiến lược phát triển kinh tế biển, hướng đến một Quốc gia “mnh v bin, giàu v bin”. Ngư dân phải được xem là một trong những hình ảnh đại diện của quốc gia trong “Thế k ca bin và đi dương”.

Chiến lược quốc gia phát triển khai thác thủy sản hiệu quả, bền vững hướng đến “ngư dân là trung tâm”, không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ an sinh xã hội. Chiến lược bắt đầu từ việc định danh, định hướng, đào tạo nghề nghiệp, tổ chức lại một ngành nghề chuyên nghiệp để hướng đến một nền ngư nghiệp chuyên nghiệp. Chiến lược phải được xây dựng và triển khai thực hiện bằng tình cảm, bằng tinh thần trách nhiệm của chúng ta với hàng trăm ngàn ngư dân bám biển, sống chết với biển.

Đừng chỉ nhìn ngư dân bằng đôi mắt thương cảm, mà hãy tìm hiểu, lắng nghe bằng tấm lòng thấu cảm đối với những con người chọn cho mình một nghề từng được xem là 'hạ bạc'. Ảnh: Thế Sơn.

Đừng chỉ nhìn ngư dân bằng đôi mắt thương cảm, mà hãy tìm hiểu, lắng nghe bằng tấm lòng thấu cảm đối với những con người chọn cho mình một nghề từng được xem là “hạ bạc”. Ảnh: Thế Sơn.

Đừng chỉ nhìn ngư nghiệp qua những con số tăng trưởng, sản lượng khai thác, kim ngạch xuất khẩu, mà hãy ghi nhận từng đóng góp của những ngư dân chung tay tạo ra những con số đó. Đừng chỉ nhìn ngư dân bằng đôi mắt thương cảm, mà hãy tìm hiểu, lắng nghe bằng tấm lòng thấu cảm đối với những con người chọn cho mình một nghề từng được xem là “h bc”. Đừng chỉ nhìn ngư trường chỉ là nơi khai thác tài nguyên biển, mà hãy cùng nhắc nhớ rằng đấy là Tổ quốc thiêng liêng mà mỗi người thể hiện tinh thần yêu nước của mình. Yêu biển là yêu nước, yêu biển là yêu những người ngư dân khát khao khám phá biển!

Nghề nào cũng có rủi ro, nghề đi biển không là ngoại lệ. Khi biển lặng, ai cũng là hoa tiêu giỏi cả, nhưng biển đâu bao giờ cũng yên ả như mong muốn của con người. Sóng to, gió lớn luôn chực chờ những chuyến ra khơi. Tranh chấp ngư trường, tranh chấp chủ quyền luôn đe dọa cả tính mạng bà con ngư dân hiền hoà, chất phác. Thị trường nghiệt ngã với bao toan lo về chi phí đầu vào, đầu mối tiêu thụ đầu ra, bão biển kèm theo “bão giá” xăng dầu, vật tư khác. Trong khi đó, đâu phải chuyến tàu nào trở về cũng tôm cá đầy khoang.

Con tàu quá nhỏ bé trước biển cả mênh mông, số mệnh con người trên những chiếc tàu ấy còn tròng trành, mong manh hơn nhiều lần. Ảnh: Thế Sơn.

Con tàu quá nhỏ bé trước biển cả mênh mông, số mệnh con người trên những chiếc tàu ấy còn tròng trành, mong manh hơn nhiều lần. Ảnh: Thế Sơn.

Con tàu quá nhỏ bé trước biển cả mênh mông, số mệnh con người trên những chiếc tàu ấy còn tròng trành, mong manh hơn nhiều lần. Vượt qua sự tròng trành, mong manh ấy không thể chỉ dựa vào kinh nghiệm cha truyền con nối, nghề dạy nghề, mà phải bằng kiến thức, kỹ năng, kết hợp lại thành năng lực của từng ngư dân.

Vượt qua sự tròng trành, mong manh ấy không thể bằng những con tàu riêng lẻ lầm lũi giữa biển khơi, mà bằng sự kết nối, hiệp lực những con tàu lại với nhau trong hợp tác xã, nghiệp đoàn ngành nghề. “C bè hơn cây na”, chỉ có cùng nhau “chung vai đu ct”, mới có thể ứng phó và vượt qua sóng to gió lớn. Vượt qua sự tròng trành, mong manh ấy không thể chỉ bằng tư duy khai thác nguồn lợi từ biển, mà phải chuyển đổi tư duy xoay quanh con người trên biển là nguồn nhân lực quan trọng, quý giá của đất nước.

Ngư dân Trần Thuận Thanh, người may mắn sống sót sau 9 ngày lênh đênh trên biển, được các chiến sỹ dùng cáng vận chuyển lên xe cấp cứu đưa đến bệnh viện trong vụ đắm tàu tại Bình Thuận. Ảnh: KS.

Ngư dân Trần Thuận Thanh, người may mắn sống sót sau 9 ngày lênh đênh trên biển, được các chiến sỹ dùng cáng vận chuyển lên xe cấp cứu đưa đến bệnh viện trong vụ đắm tàu tại Bình Thuận. Ảnh: KS.

Chắc chắn rằng, mọi chuyện không bao giờ là dễ dàng trước yêu cầu chuyển đổi, phát triển bền vững một ngành nghề gần như tự phát, với hàng trăm ngàn ngư dân khác nhau về trình độ, năng lực, hoàn cảnh, điều kiện. Khó khăn, thách thức ở đây có thể ví như “mò kim đáy bin”. Nhưng khó mấy cũng phải làm, hành trình hàng vạn hải lý bắt đầu từ việc nhổ neo, ra khơi. Không dám bắt đầu rời khỏi “bến cng ca nhng điu an toàn, quen thuc”, thì không bao giờ đến được đại dương bao la.

Đứng trước biển để lắng nghe khúc hát của biển, lẫn tiếng gầm thét của biển. Lắng nghe để mỗi người tự vấn về mình, để hiểu giá trị của biển và những thách thức của biển. Lắng nghe để hiểu rằng, biển cung cấp nguồn sống cho con người, nhưng biển cũng có thể lấy đi những con người.

Biển mênh mông vô cùng, nhưng tài nguyên từ biển lại hữu hạn vô cùng, đừng chỉ biết lấy đi từ biển mà không trả lại cho biển, tái tạo nguồn lợi cho biển. Ảnh: Thế Sơn.

Biển mênh mông vô cùng, nhưng tài nguyên từ biển lại hữu hạn vô cùng, đừng chỉ biết lấy đi từ biển mà không trả lại cho biển, tái tạo nguồn lợi cho biển. Ảnh: Thế Sơn.

Đứng trước biển để cùng hoạch định một tương lai bền vững cho biển, để chuyển giao trọn vẹn giá trị của biển cho thế hệ mai sau. Biển mênh mông vô cùng, nhưng tài nguyên từ biển lại hữu hạn vô cùng, đừng chỉ biết lấy đi từ biển mà không trả lại cho biển, tái tạo nguồn lợi cho biển. Hãy nhắc nhở nhau câu ngụ ngôn: “Mt con tàu khng l cũng có th b đm bi mt l thng nh.

Đứng trước biển không chỉ chiêm ngưỡng vẻ đẹp mênh mang của mặt biển xanh ngát tận đường chân trời. Trong sự mênh mang của biển, hãy chiêm nghiệm về cuộc sống, mảnh đời của những ngư dân lênh đênh trên biển, những người cả đời xem biển không chỉ là nhà, mà còn là quê hương, là Tổ quốc.

Đứng trước biển để cảm nhận niềm tin khỏe khoắn vào ngày mai “mt tri đi bin nhô màu mi”. Và “Đoàn thuyn đánh cá li ra khơi. Câu hát căng bum cùng gió khơi”.