PV: Xin ông có thể trao đổi về cơ cấu tổ chức thực hiện Chương trình "Không còn nạn đói"?
Ông Lê Đức Thịnh: Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam giai đoạn 2016-2025, được Thủ tướng Chính phủ Ban hành tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12/6/2016, trong đó quy định thành phần Ban Chỉ đạo gồm: Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia là Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia là Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, các ủy viên là Thứ trưởng của 13 Bộ, ngành có liên quan và giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Quốc gia để triển khai thực hiện Chương trình này. Ban Chỉ đạo hoạt động theo Quy chế tổ chức được ban hành tại Quyết định số 397/QĐ-BCĐQGKCNĐ ngày 21/9/2018 của Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia.
Trong giai đoạn 2016-2020, Thủ tướng Chính phủ phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Ban Chỉ đạo Quốc gia. Hiện nay nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng đã nghỉ hưu theo chế độ, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã có Văn bản số 493/BNN-TCCB ngày 17/12/2021 về việc báo cáo rà soát các tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ thành lập gửi Bộ Nội vụ trong đó có đề nghị Phân công Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Ban Chỉ đạo Quốc gia để tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo (thay thế cho Văn bản số 2364/VPCP-NN ngày 15/3/2017 của Văn phòng Chính Phủ về phân công nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng làm Trưởng Ban Chỉ đạo).
Ngày 23/11/2022, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1453/QĐ-TTg phân công Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam, giai đoạn 2016 – 2025. Theo đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành làm Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động "Không còn nạn đói" ở Việt Nam, giai đoạn 2016 - 2025.
Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao tại Quyết định số 804/QĐ-TTg ngày 12/6/2016 cho thành lập Văn phòng Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo Quốc gia, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 4547/QĐ-BNN-TCCB ngày 03/11/2016 thành lập Văn phòng thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia Chương trình hành động “Không còn nạn đói” ở Việt Nam (VPTT) và thực hiện theo Quy chế tổ chức phân công nhiệm vụ cho các thành viên Văn phòng Thường trực tại Quyết định số 5328/QĐ-BNN-KTHT ngày 21/12/2017.
Tại Quyết định thành lập văn phòng, quy định chức danh Chánh Văn Phòng là Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các thành viên khác là các đồng chí Lãnh đạo thuộc các đơn vị trong Bộ Nông nghiệp và PTNT và một số Bộ, ngành có liên quan. Ngoài ra tùy theo điều kiện yêu cầu nhiệm vụ Chánh văn phòng sẽ lấy cán bộ của Cục Kinh tế hợp tác và PTNT để thực hiện nhiệm vụ.
PV: Xin ông cho biết một số kết quả điều hành trong Chương trình "Không còn nạn đói"?
Ông Lê Đức Thịnh: Thực hiện nhiệm vụ Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo Quốc gia trong chỉ đạo, triển khai thực hiện Chương trình. Trong thời gian qua Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện tốt công tác Ban hành những văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện triển khai Chương cụ thể như sau: Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 712/QĐ-TTg ngày 12/6/2018, phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025; Xây dựng Kế hoạch triển khai Chương trình hành động quốc gia Không còn nạn đói ở Việt Nam đến năm 2025, gửi xin ý kiến 07 Bộ và 28 tỉnh triển khai thực hiện chương trình (tại Công văn số 891/BNN-KTHT ngày 07/02/2020) và gửi Văn phòng Chính phủ xin ý kiến các Bộ, ngành; Ban hành Đề cương hướng dẫn xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng năm 2019, 2020 (tại Quyết định số 2268/ QĐ-BNN-KTHT ngày 18/6/2019 và Quyết định số 1170/QĐ-BNN-KTHT ngày 30/3/2020) để các tỉnh làm căn cứ triển khai Dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để đánh giá, tổng kết trong năm 2020 và mở rộng ra tất cả các tỉnh thực hiện chương trình; Ban hành Văn bản số 1566/BNN-KTHT ngày 03/3/2020 đề nghị UBND các tỉnh triển khai thực hiện chương trình phân bố nguồn kinh phí xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng (Căn cứ theo Văn bản số 4760/LĐTBXH-VPQGGN ngày 08/11/2019 của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Ban hành Quyết định số 1464/QĐ-BNN-KTHT ngày 20/4/2020 về phê duyệt chương trình khung bài giảng tập huấn thí điểm cho cán Bộ triển khai xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng và người dân xây dựng kế hoạch sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng thuộc Chương trình “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.
Ban hành Sổ tay, Tài liệu hướng dẫn cho cán Bộ, người dân triển khai và xây dựng dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng làm cơ sở cho các tỉnh triển khai Chương trình và xây dựng mô hình (Quyết định số 3487/QĐ-BNN-KTHT ngày 6/8/2021 phê duyệt sổ tay, bài giảng tập huấn); Ban hành Quyết định số 2980/QĐ-BNN-KTHT ngày 05/8/2022 Hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025; Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, các tổ chức trong nước và quốc tế tại Việt Nam tổ chức thành công 03 cuộc đối thoại cấp vùng và 02 cuộc đối thoại cấp Quốc gia với chủ đề “Hệ thống lương thực thực phẩm Việt Nam: Minh bạch, trách nhiệm, bền vững”.
Tại cuộc đối thoại Quốc gia lần thứ 2 (ngày 16/7/2021) có Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh; Ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hiệp quốc; Bà Carolyn Turk, Giám đốc quốc gia WB tại Việt Nam và Ông Lê Minh Hoan Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT chủ trì đối thoại với gần 200 Đại biểu tham gia trực tiếp và trực tuyến.
Qua các cuộc đối thoại trong nước chính là các thông điệp của Việt Nam được Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc dự Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về hệ thống lương thực thực phẩm do Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres chủ trì tổ chức nhân dịp khóa họp thứ 76 của Đại hội đồng LHQ (ngày 23/9/2021).
Tại Hội nghị này, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ và khẳng định Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ với các quốc gia và các đối tác trong hệ thống lương thực, thực phẩm vì lợi ích của người dân và bảo đảm lương thực, là nền tảng cho xóa đói nghèo, nâng cao đời sống người dân, thực hiện các Mục tiêu SDG2. Việt nam sẽ xây dựng lộ trình chuyển đổi Hệ thống Lương thực - Thực phẩm để triển khai thực hiện và rà soát tính phù hợp của Hệ thống LTTP với tiếp cận đa ngành, đa cấp đối với các chính sách và chương trình hiện nay có liên quan. Hiện nay, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã và đang hoàn thiện các văn bản trình Chính phủ phê duyệt Kế hoạch Chương trình hành động Quốc gia Hệ thống lương thực thực phẩm ở Việt Nam, giai đoạn 2021-2030. Đây cũng là cam kết của Việt nam với LHQ thực hiện Chương trình Hành động Quốc gia Không còn nạn đói nhằm thực hiện mục tiêu phát triển bền vững (SDG2) xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và phát triển nông nghiệp bền vững.
PV: Ông có thể nếu một số kết quả nổi bật mà Bộ Nông nghiệp và PTNT đã thực hiện trong giai đoạn (1018 - 2021) thưa ông?
Ông Lê Đức Thịnh: Có thể đánh giá tổng quan, nhìn chung theo nhiệm vụ được phân công các Bộ ngành đã triển khai nhiệm vụ được giao và đạt được kết quả bước đầu góp phần tháo gỡ những khó khăn cho việc triển khai nhiệm vụ từ Trung ương đến các địa phương. Tuy nhiên, với trách nhiệm của cơ quan thường trực điều phối chương trình, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã triển khai đồng bộ và có hiệu quả 5 nhiệm vụ chính của mình.
Cụ thể là: (1) Nhiệm vụ 1: Lập kế hoạch cấp xã và tổng hợp ở các cấp về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân. Với nhiệm vụ này, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành Quyết định số 1464/QĐ-BNN-KTHT ngày 20/4/2020 trong đó có nội dung hướng dẫn cán bộ và người dân lập kế hoạch cấp xã và tổng hợp các cấp về xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng phù hợp với điều kiện sinh thái của từng vùng để đảm bảo dinh dưỡng cho người dân. Các nội dung này được truyền tải tới cán bộ và người dân thông qua các lớp tập huấn. Từ năm 2019 đến hết năm 2021 Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các địa phương trong vùng dự án lập kế hoạch ở các xã điểm để tổ chức thực hiện chương trình, trên cơ sở lập kế hoạch ở các mô hình điểm để đánh giá mở rộng ra các xã giai đoạn tiếp. Đã có 26 xã điểm đã thực hiện lập kế hoạch cấp xã, đạt kế hoạch đề ra.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng mô hình điểm về tổ chức sản xuất nông nghiệp đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo kế hoạch cho hộ gia đình để nhân rộng. Triển khai nhiệm vụ này, năm 2019 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với Bộ Y tế (Viện Dinh dưỡng Quốc gia), các chuyên gia tư vấn và 3 tỉnh Lào Cai, Quảng Ngãi, Trà Vinh đại diện cho 3 vùng tổ chức xây dựng 03 dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Các mô hình này được triển khai giúp người dân thay đổi được nhận thức về sản xuất nâng cao thu nhập và sử dụng dinh dưỡng hợp lý cho hộ gia đình.
Trên cơ sở đánh giá, rút kinh nghiệm của năm 2019, năm 2020 Bộ Nông nghiệp và PTNT đã ban hành hướng dẫn xây dựng dự án điểm nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng để các tỉnh thực hiện thí điểm. Năm 2022 ban hành Hướng dẫn thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam đến năm 2025.
Tính đến nay, dự án nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng đã được triển khai thí điểm trên 18 tỉnh[ Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Giang, Điện Biên, Lào Cai, Lai Châu, Yên Bái, Lạng Sơn, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Lâm Đồng, Kon Tum, Trà Vinh, Sơn La, Hòa Bình] với tổng số là 24 dự án, gồm: 16 dự án (350-400 triệu/01 dự án/tỉnh) từ nguồn vốn của Bộ Nông nghiệp và PTNT và 8 dự án (500 triệu/01 dự án/tỉnh) từ nguồn vốn của địa phương. Từ thực tế và kết quả triển khai 3 năm, Bộ đã ban hành tài liệu và sổ tay hướng dẫn cán Bộ, người dân xây dựng và thực hành nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chương trình (Bộ đã ra Quyết định số 3487/QĐ-BNN-KTHT, ngày 06/8/2021)
Nhiệm vụ 3: Đào tạo cho cán Bộ địa phương về kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng. Tập huấn cho cán Bộ: Trong 3 năm 2019-2021, Bộ Nông nghiệp và PTNT đã giao cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức 29 lớp tập huấn cho cán bộ với gần 1.000 học viên tham gia tại 29 tỉnh thuộc CT KCNĐ[ Lào Cai, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Hà Giang, Cao Bằng, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình, Quảng Bình, Quảng Nam, Kon Tum, Lâm Đồng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Bắc Giang, Phú Thọ, Điện Biên, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Ninh Thuận, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông.
Tập huấn cho người dân: Trong 3 năm 2019-2021, đã tổ chức 22 lớp tập huấn với 845 học viên cho người dân tại 17 tỉnh: Lào Cai, Trà Vinh, Quảng Ngãi, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Lai Châu, Sơn La, Quảng Nam, Lâm Đồng, Cao Bằng, Tuyên Quang, Điện Biên, Nghệ An, Quảng Trị, Thái Nguyên, Kon Tum] thuộc CT KCNĐ.
Nhiệm vụ 4: Phổ biến tuyên truyền cho hộ gia đình kiến thức sản xuất nông nghiệp dinh dưỡng (lập kế hoạch sản xuất, kỹ thuật canh tác, nuôi trồng, phòng trừ dịch bệnh). Bộ Nông nghiệp và PTNT đã phối hợp với các Bộ, ngành và các đơn vị có liên quan để tuyên truyển trên các phương tiên thông tin đại chúng, như: Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam, Báo Nông nghiệp Việt Nam, Báo Dân tộc và Phát triển, Báo Nông thôn ngày nay[ Tuyên truyền trên Đài truyền hình Việt Nam với 02 phóng sự tài liệu, 07 phóng sự thời sự, 06 tin thời sự và 01 chương trình tọa đàm về thực trạng sử dung lương thực thực phẩm, tình trạng suy dinh dưỡng của người dân, những chuyển biến trong việc thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói, công tác triển khai chương trình, tổng kết và tham vấn chương trình. Tuyên truyền trên Báo Nông nghiệp Việt Nam với 15 bài viết, 12 tin và 18 ảnh hỗ trợ nội dung bài viết tuyên truyền về Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói” ở Việt Nam.
Nhiệm vụ 5: Xây dựng hệ thống tiêu chí theo dõi, giám sát về tăng năng suất và thu nhập của hộ nông dân. Trong năm 2019 và 2020, Bộ NN và PTNT đã ban hành các Quyết định: số 1561/QĐ-BNN-KTHT ngày 08/5/2019, số 593/QĐ-BNN-KTHT ngày 27/02/2020 giao cho Học viện Nông nghiệp Việt Nam xây dựng tiêu chí đánh giá về sản xuất và thu nhập của người dân để lập kế hoạch sản xuất và Bộ chỉ số giám sát, đánh giá dự án nông nghiệp dinh dưỡng cho các tỉnh triển khai thực hiện chương trình. Đến nay tiêu chí đánh giá và Bộ chỉ số đã được ban hành để thực hiện đánh giá kết quả triển khai Chương trình.
PV: Vâng được biết được phân công 07 nhiệm vụ làm mới thuộc Chương trình. Vậy Bộ Y tế đã đạt được những kết quả như thế nào trong giai đoạn vừa qua?
Ông Lê Đức Thịnh: Với trách nhiệm của mình theo Quyết định phân công của Thủ tướng, Bộ Y tế đã có nhiều cố gắng trong thực hiện 07 nhiệm vụ trong tâm có liên quan đến Chương trình. Bộ Y tế đã xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế chính sách theo sự phân công của Chính phủ giao chung của ngành trong đó có liên quan đến việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ số 1 và 2 của Chương trình không còn nạn đói. Tuy nhiên, hiện nay mới chỉ có Viện Dinh dưỡng Quốc gia là phối hợp với Văn phòng Thường trực để xây dựng triển khai mô hình thí điểm, một số nhiệm vụ được giao khác là lồng ghép trong những nội dung khác để thực hiện.
Cụ thể, nhiệm vụ 1: Tuyên truyền hướng dẫn, thực hành dinh dưỡng cho hộ và người dân về tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nhiệm vụ này được Bộ triển khai thông qua xây dựng tài liệu hướng dẫn như: 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý giai đoạn 2011- 2020, tháp dinh dưỡng cho các lứa tuổi tranh lật truyền thông, các loại tài liệu chuyên môn. Bộ Y tế đã cùng Bộ Nông nghiệp và PTNT xây dựng mô hình nông nghiệp dinh dưỡng. Một số chiến dịch truyền thông quan trọng đã được triển khai như: “Ngày vi chất dinh dưỡng, 1-2/6”; “Tuần lễ Dinh dưỡng và Phát triển, 16-23/10” và “Tuần lễ Nuôi con bằng sữa mẹ, 1-7/8”.
Nhiệm vụ 2: Đào tạo cho hệ thống các cấp chính quyền, cơ quan, đoàn thể về phương pháp tính toán lượng lương thực, thực phẩm đảm bảo đủ dinh dưỡng. Nhiệm vụ này đã được Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) kết hợp chặt chẽ với Bộ Nông nghiệp và PTNT để xây dựng Bộ tài liệu và hướng dẫn xây dựng mô hình nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng. Thời gian vừa qua, Viện Dinh dưỡng Quốc gia (Bộ Y tế) đã chủ trì đào tạo 3 lớp với hơn 120 người về dinh dưỡng cho người dân. Ngoài ra, còn phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT trong đào tạo tại các lớp cho người dân.
Nhiệm vụ 3: Xây dựng tài liệu hướng dẫn và tập huấn chuyên môn cho giáo viên, người chế biến bữa ăn cho trẻ dưới 2 tuổi ở trường mẫu giáo. Nhiệm vụ này đang thực hiện.
Nhiệm vụ 4: Xây dựng mô hình mẫu đặc thù cho các vùng miền về công tác phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi). Đã xây dựng tài liệu với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và PTNT trong triển khai thí điểm các mô hình để nhân rộng.
Nhiệm vụ 5: Đánh giá thực trạng và yếu tố nguy cơ về tình trạng dinh dưỡng bà mẹ và trẻ em dân tộc thiểu số; xây dựng và ứng dụng mô hình cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các đối tượng này. Hiện nay, đã đánh giá trong Tổng điều tra dinh dưỡng năm 2019, đã có công bố kết quả về nội dung này.
Nhiệm vụ 6: Thúc đẩy hệ thống hỗ trợ can thiệp và cung cấp sản phẩm dinh dưỡng cần thiết để hạn chế/dự phòng và điều trị các vấn đề dinh dưỡng nảy sinh trong điều kiện khẩn cấp tại các vùng thiên tai, lũ lụt. Nhiệm vụ này, đang thực hiện.
Nhiệm vụ 7: Xây dựng và thực hiện quy định ghi nhãn dinh dưỡng cho thực phẩm. Nhiệm vụ này, đang thực hiện.
PV: Được biết, ngoài Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bô Y tế thì Bộ Công thương cũng là một bộ quan trọng có nhiều nhiệm vụ trong Chương trình "Không còn nạn đói". Vậy ông có thể chia sẻ một vài thông tin liên quan?
Ông Lê Đức Thịnh: Nhiệm vụ giao cho Bộ Công thương là: Phát triển hệ thống cung ứng phân phối lương thực, thực phẩm bao gồm hệ thống bán lẻ, đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng của người dân. Bộ đã có các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ này, cụ thể: Quy hoạch và xây dựng chính sách, pháp luật: Ban hành Công văn số 10050/BCT-TTTN ngày 11/12/2018 nhằm phổ biến, hướng dẫn cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào các chương trình, đề án, dự án có nội dung hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia vào chuỗi phân phối sản phẩm Việt Nam tại thị trường trong nước; Bộ Công thương chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng “Chiến lược phát triển thương mại trong nước giai đoạn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035” và trình Thủ tướng Chính phủ xem xét phê duyệt; Tích cực, chủ động xây dựng đề án “Đổi mới phương thức kinh doanh tiêu thụ nông sản” theo đúng quy trình, tiến độ. Bộ đã có Văn bản số 1209/BCT-XNK ngày 24/02/2020 kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, giao các Bộ, ngành, UBND các tỉnh, Kết quả thực hiện 16 nhiệm vụ làm mới được giao cho các Bộ tại Quyết định số 712/QĐ-TTg.
PV: Ông có thể chia sẻ một số kết quả thực hiện của các địa phương thụ hưởng từ Chương trình "Không còn nạn đói" trong giai đoạn (2018 - 2021)?
Ông Lê Đức Thịnh: Có thể đánh giá chung các tỉnh đã nghiêm túc trong tổ chức triển khai Chương trình này. Về ban hành kế hoạch thực hiện: Đã có 16/28 tỉnh xây dựng và ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động Quốc gia “Không còn nạn đói (theo kế hoạch của giai đoạn 2018-2020 thực hiện tại 28 tỉnh có huyện nghèo, giai đoạn 2021-2025 dự kiến thực hiện tại 40 tỉnh có xã ĐBKK, huyện nghèo). Tuy nhiên, hầu hết các địa phương xây dựng còn chung chung, do đó trong thời gian tới Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ phối hợp với các Bộ, ngành trình Ban Chỉ đạo Quốc gia ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình để các tỉnh căn cứ ban hành cho phủ hợp với giai đoạn 2021-2025.
Triển khai công tác đào tạo bồi dưỡng: Để triển khai kế hoạch của Chương trình các địa phương đã phối hợp với các cơ quan có liên quan ở Trung ương đào tạo 51 lớp, 29 tỉnh với số lượng gần 2.000 người cho lực lượng cán bộ và người dân tham gia thực hiện chương trình.
Xây dựng các dự án cấp xã: UBND cấp tỉnh chỉ đạo sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với các cơ quan Trung ương xây dựng kế hoạch cấp xã điểm để triển khai Chương trình, đã có 26 xã đã xây dựng kế hoạch đây là cơ sở để nhân rộng ra toàn vùng cách làm trong thời gian tới đây.
Xây dựng mô hình điểm về nông nghiệp đảm bảo dinh dưỡng ở cấp xã: Các địa phương phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Kinh tế hợp tác và PTNT); Bộ Y tế (Viện dinh dưỡng) xây dựng 26 mô hình điểm để đánh giá làm cơ sở nhân rộng ra toàn vùng dự án.
Đánh giá kết quả thực hiện các dự án điểm: Sở Nông nghiệp và PTNT phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác và PTNT và các cơ quan có liên quan ở Trung ương tiến hành đánh giá kết quả thực hiện các dự án điểm, nhìn chung các dự án điểm đã thực hiện đảm báo yêu cầu đề ra bước đầu đã nâng cao được nhận thức của người dân và nâng cao hiệu quả sản xuất từ đó có thêm lương thực và thực phẩm bổ xung cho dinh dưỡng của người dân.
PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!