Chuyện kinh doanh

Vào mùa câu năm trước, một ao cá được khai trương với mức phí 300 nghìn đồng. Ông chủ nói, nếu không câu được cá gia chủ sẽ đưa cho người vào câu một con gà. Thế là mọi người kéo đến đến rất đông. Khi ra về, mỗi người đều mang theo một con gà. Tìm hiểu sâu người ta được biết, ông chủ vốn là người chuyên nuôi gà, ao cá này không có cá mà đây chỉ là một nghệ thuật “xả hàng tồn kho”.
aoca-1733798006.png

Vài tuần sau, một ao câu miễn phí được khai trương. Khác với ao trước, cá câu được trong ao phải mua với giá 150 nghìn đồng một cân. Kết quả cũng có rất nhiều người tìm đến. Điều kỳ lạ là, cho dù biết câu hay không, mỗi người câu một ngày đều mang được về hàng chục con cá. Ai cũng cảm thấy mình là người đi câu bậc Thầy.

Mãn mùa câu, người canh cổng ao bộc bạch, cá trong ao được mua từ chợ với giá 30 nghìn đồng một cân. Khách câu hứng khởi là bởi con trai ông chủ đã khéo léo mắc được những con cá chợ vào từng lưỡi câu. Các nhà kinh doanh gọi đây là phương thức “cải cách từ phía cung”

aoca1-1733798116.png

Ít tháng sau ao cá thứ 2, một ao câu khác lại được khai trương. Khác với những ao trước đó, ở ao cá này, người vào được phép tung lưới bắt cá với giá 100 nghìn đồng một cân. Chủ ao để cho khách hàng mặc áo tơi, đeo mũ rộng vành, giả thành một ngư dân chèo con thuyền nhỏ trải nghiệm cuộc sống sông nước.

aoca2-1733798117.png

Ao cá còn có người chuyên chụp ảnh chia sẻ, nhằm thu hút thêm đông khách hàng. Rất nhiều người tìm đến bắt cá; mỗi lần thả lưới họ đều kiếm được tới chục cân với niềm hoan hỉ, vui vẻ tột cùng. Cuối vụ tạm tính chủ ao được biết, với “đòn bẩy cải cách” này, mỗi ngày ao câu đã tiêu thụ hàng trăm cân cá và ngày đông khách lên vài, ba tấn.

Lấy cảm hứng từ cách làm của ba ao trước; ao câu miễn phí với mỹ nhân ngư lại được khai trương. Điều khác biệt là cá câu được mang đi không phải trả tiền. Với sự hấp dẫn chào hàng, rất nhiều người đã tìm đến với hy vọng được ăn trưa cùng người cá. Nhờ thu nhập từ phục vụ ăn uống cao hơn nhiều so với câu cá, mãn vụ ông chủ thu được lợi nhuận rất cao. Chia sẻ cùng bạn bè ông nói, đây là phương pháp“khai thác sâu nhu cầu khách hàng”, còn mỹ nhân ngư là ông dùng tiền mời đến chẳng tốn là bao!

Gần đây, ao cá khai trương khá nhiều, trở thành những dự án nóng. Đầu tư ao cá kiếm được nhiều tiền, nửa năm là thu hồi đủ vốn, một năm sau vốn tăng gấp đôi. Để huy động được thêm nguồn lực, chủ ao nói với khách hàng, bây giờ chúng tôi có kế hoạch khuyến khích hội viên. Người tham gia chỉ góp vốn một lần duy nhất 18 triệu đồng, hưởng chế độ ưu đãi hội viên vĩnh viễn, đồng thời được hưởng 1% cổ phần công ty, hàng năm chia hoa hồng ít cũng được tới 5 triệu đồng. Nếu như cần tiền, người tham gia còn có thể chuyển nhượng cổ phần. Nhẩm tính thấy lợi khá cao, không đợi đến trưa, hàng trăm người đã tìm đến giao tiền.

Trong khi ông chủ phấn chấn với thành công, người giúp việc canh cổng giữ ao buột miệng thốt ra: Năm ngoái, ông chủ đã vay ngân hàng 2 tỷ đồng, hôm nay là hạn cuối cùng phải trả nợ. Ngoài ra, chủ ao còn nợ nhân viên chúng tôi tới nửa năm tiền công.

Với chiêu “chứng khoán hóa tài sản” này, chủ ao đã có một thành công ngoạn mục.

Vào ngày khai trương ao cá thứ năm, truyền thông đã đưa tin rộng khắp, nhiều chủ doanh nghiệp tìm đến học hỏi kinh nghiệm. Sau những lời tri ân và chia sẻ, cuối cùng chủ áo giải thích, thực ra người canh cổng mới là đại cổ đông chỉ đạo mỗi lần cải cách thành công. Ông nghẹn ngào rơi nước mắt nói: “Trước kia tôi chỉ là người làm ăn bình thường, có thể thành công hôm nay là do tôi không ngừng học tập”. Đó chẳng qua cũng chỉ là: “Tri thức thay đổi vận mệnh, ý tưởng quyết định lối thoát” mà thôi!.

(Theo CFMVietnam 2017).