VAR và phạm vi ứng dụng trong xã hội
Từ VAR đầu tiên xuất hiện được viết tắt từ cụm từ Volt Amperes Reactive, đó là đơn vị công suất phản kháng, một khái niệm được sử dụng trong ngành kỹ thuật điện dùng để chỉ phần công suất điện Q được chuyển ngược về nguồn cung cấp trong mỗi chu kỳ phát điện. Giá trị của Q được tính theo công thức Q = U.I.sinφ.
Trong đó, Q là công suất phản kháng đơn vị tính bằng VAR với điện áp U có đơn vị tính bằng Volt; I là cường độ dòng điện đơn vị tính là Amper và φ là góc lệch pha U,
Tiến bộ công nghệ vi sinh đã tạo ra hàng loạt những dòng lan mới. Trong đó, hoa lan hàng VAR là một loài lan đột biến. Trong trường hợp này, VAR là từ viết tắt của Variation, nghĩa là đột biến. Hoa lan đột biến không mang đặc tính của những loài bình thường mà là vó sự sang trọng và khác biệt, thể hiện đẳng cấp của người sở hữu.
Lan VAR sở hữu những đặc điểm khác lạ hiếm gặp, sự khác biệt này tỉ lệ thuận với độ đặc biệt và giá trị giá của chúng thường cũng rất cao. So với các dòng lan thông thường, hoa lan hàng VAR không đơn thuần dùng để tiêu khiển, trang trí mà còn có giá trị kinh tế lớn, nhiều khi lên đến con số hàng tỷ VNĐ. Hiện nay, người ta đã và đang tìm cách nhân giống lan hàng VAR nhằm phát triển tối đa giá trị kinh tế mà nó mang lại.
Những năm gần đây, thuật ngữ VAR xuất hiện nhiều trong các giải bóng đá lớn, VAR đã không còn xa lạ đối với những người thường xuyên theo dõi bộ môn thể thao này.Theo Bách khoa toàn thư mở, trong tiếng Anh, cụm từ VAR được viết tắt từ: Video assistant referee nghĩa là video hỗ trợ trọng tài bóng đá, Hoạt động này giúp cho quyết định của trọng tài qua sử dụng những đoạn video ghi lại một cách chính xác. Vào năm 2018, Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế (IFAB) sau thử nghiệm ở nhiều giải đấu đã chính thức đưa VAR vào Luật bóng đá thế giới.
Bản chất của công nghệ VAR và việc vận hành trong bóng đá
Công nghệ VAR Là một công nghệ hiện đại được sử dụng để hỗ trợ trọng tài khi ra quyết định trong những tình huống đặc biệt của các trận đấu. Ở khía cạnh công nghệ số, hỗ trợ trọng tài trong thi đấu thể thao, nhất là bóng đá có vai trò rất quan trọng. Dù có trình độ cao và công tâm song vì diễn biến của các cuộc thi đấu rất nhanh và góc quan sát của trọng tài thường bị giới hạn nên không tránh khỏi khiếm khuyết. Công nghệ số là phương tiện thích hợp để có thể hỗ trợ các trọng tài nhằm có những quyết định chính xác. Do vậy, ý tưởng đưa công nghệ số vào hỗ trợ trọng tài đã được chú ý từ lâu.
Công nghệ VAR được sử dụng trong tình huống bao gồm xử phạt đền, phạt thẻ đỏ trực tiếp, làm rõ bàn thắng gây tranh cãi hoặc xác định lỗi của cầu thủ. Tiêu chuẩn để rút lại quyết định ban đầu là phải có "lỗi rõ ràng", còn quy trình để xem xét được bắt đầu bằng việc trợ lý trọng tài video (assistant video assistant referee - AVAR) xem lại tình huống nghi vấn trên màn hình hỗ trợ trọng tài trong phòng điều khiển video (video operation room - VOR)..
Phòng điều khiển VOR tập trung những đường truyền kết nối camera và hệ kết nối khác với trọng tài chính và trọng tài giám sát. Thực chất trong phòng VOR có 4 người với nhiện vụ hỗ trợ trọng tài trên sân bằng vidio. Nhiệm vụ của họ là đánh giá đúng tình huống thông qua video
Việc làm của VAR có thể xuất phát từ yêu cầu của trọng tài hoặc từ sự "kiểm tra" để xem có nên đưa ra khuyến nghị xem xét lại tình huống với trọng tài chính hay không. Nếu VAR không tìm thấy gì trong khi kiểm tra thì không cần thiết phải liên lạc với trọng tài. Nếu VAR tin rằng có thể đã có lỗi, họ sẽ liên lạc với trọng tài chính và đưa ra những đánh giá về vấn đề này.
Trọng tài chính có thể có thể xem xét để a) thay đổi quyết định theo lời khuyên của VAR ;(b) thực hiện việc xem xét lại hình ảnh trên sân (on-field review - OFR) ,bằng cách di chuyển tới một màn hình đường biên dọc, là khu vực xem xét, để xem lại qua màn hình với sự trợ giúp của trợ lý hoặc là (c) giữ nguyên quyết định ban đầu và không thực hiện OFR.
Trọng tài điều khiển được phép cho dừng trận đấu để rút lại quyết định hay thực hiện OFR, trừ khi một trong hai đội đang có cơ hội tấn công tốt. Dấu hiệu chính thức cho việc xem xét video là khi trọng tài dùng ngón trỏ vẽ một hình chữ nhật (ám chỉ màn hình). Trọng tài chính phải ra dấu hiệu này trước bất cứ OFR hay thay đổi quyết định nào. Những cầu thủ bước vào khu vực trọng tài đang thực hiện OFR cũng có thể bị phạt thẻ vàng,. Đối với các trọng tài, người thực hiện nhiệm vụ VAR và AVAR đều phải tuân thủ theo hướng dẫn khi thực hiện xem xét video.
Việc xem xét các bàn thắng, quyết định thổi phạt đền hay phạt thẻ đỏ, cần được xem xét từ thời điểm bắt đầu "giai đoạn kiểm soát tấn công", tức là từ lúc đội tấn công bắt đầu giành quyền kiểm soát bóng lần đầu hay từ lúc trận đấu được khởi đầu lại.
Để thực hiện công việc cần làm, một đội ngũ giám sát viên sẽ điều hành tại phòng quan sát video đặc biệt đặt tại Trung tâm. Đội ngũ này bao gồm 1 trọng tài giám sát video và 3 cố vấn trọng tài giám sát video theo dõi màn hình video trong mọi tình huống; những chuyên gia video tham gia quá trình này bằng việc lựa chọn những góc máy quay và tốc độ quay phù hợp để góp ý. Trên sân, hai camera đường biên sẽ di chuyển liên tục để bao quát mọi hoạt động trên sân. Tất cả các tín hiệu hình ảnh và âm thanh từ phòng quan sát video sẽ được điều hướng về phòng kỹ thuật video nằm trong sân vận động để trọng tài trong sân có thể tương tác.
Tùy tình huống cụ thể trên sân, đội ngũ VAR sẽ liên lạc với trọng tài qua một micro, trọng tài có thể ra hiệu liên lạc với đội ngũ VAR bằng cách trỏ ngón tay lên bộ micro gắn trên tai. Trọng tài và đội ngũ VAR sẽ trao đổi về tình huống diễn ra trên sân để đưa ra quyết định chính xác, khi đội ngũ VAR xác nhận tình huống cần được kiểm tra lại bằng công nghệ, trọng tài sẽ cho dừng trận đấu và ra hiệu bằng tay để kiểm tra camera. Trọng tài có quyền ra quyết định dựa trên tham vấn của đội ngũ VAR hoặc tự kiểm tra hệ thống camera nếu cần.
Hệ thống thông tin VAR. Trong phòng quan sát video, ngoài trọng tài và các trợ lý sẽ có một chuyên gia của FIFA tham gia. Chuyên gia này được quyền truy cập tối đa thông tin trao đổi giữa trọng tài và đội ngũ VAR, từ đó người này sẽ có nhiệm vụ điều phối các tình huống áp dụng công nghệ thông qua một thiết bị máy tính chuyên dụng. Hệ thống này cũng đồng thời truyền tải thông tin cho những đơn vị bắt sóng truyền hình đang thực hiện truyền hình trực tiếp để từ đó các bình luận viên có thể nắm bắt được thông tin cập nhật ngay từ trận đấu.
Đội ngũ VAR trong phòng quan sát là một đội ngũ đặc biệt tại trung tâm kỹ thuật phát sóng. Trung tâm này có nhiệm vụ thiết kế một hình chiếu đa màn ảnh để giải thích tình huống trên sân. bao gồm 3 hình ảnh. Trong đó, khung hình lớn nhất sẽ quay lại cận cảnh các góc camera về tình huống đã xảy ra, khung hình nhỏ trên cùng tập trung hình ảnh trọng tài ở mọi lúc mọi nơi để đảm bảo không có tín hiệu nào bị lỡ, và khung hình cuối cùng tập trung vào hình ảnh các cầu thủ và huấn luyện viên. Những nhóm hình ảnh này sẽ được truyền trực tiếp tới màn hình kiểm tra trong khu kiểm tra của trọng tài, nơi có thể xem lại các hình ảnh đã được xử lý để đưa ra quyết định
Khi trọng tài ra quyết định cuối cùng, màn hình lớn này sẽ hiển thị thông tin bằng chữ khổ lớn về vấn đề và hình chụp thể hiện tình huống đã xảy ra. Màn hình lớn sẽ thông báo tình huống được kiểm tra tại sân.
Lịch sử ra đời của công nghệ VAR trong bóng đá-quá trình nhìn lại
Dưới sự chỉ đạo của Hiệp hội bóng đá Hoàng gia Hà Lan (KNVB), VAR được ra đời từ dự án Refereeing 2.0 vào đầu những năm 2010. Hệ thống này đã được thử nghiệm trong mùa giải 2012–2013 của giải bóng đá vô địch quốc gia Hà Lan,. Vào năm 2014, KNVB đã gửi kiến nghị tới IFAB nhằm sửa đổi luật bóng đá. IFAB đã chấp thuận thử nghiệm và có kế hoạch đi tới việc áp dụng hoàn toàn trong đại hội thường niên của năm 2016. Lukas Brud, thư ký IFAB ngày ấy cho rằng "Với những công nghệ như 4G và Wi-Fi đang được sử dụng... phải giúp các trọng tài khỏi mắc phải những sai lầm mà ai cũng có thể thấy rõ ngay lập tức",
Thử nghiệm trực tiếp hệ thống VAR đã được bắt đầu vào tháng 8 năm 2016 với trận đấu giữa hai đội tại Major League Soccer. Quy trình xem xét video đã được giới thiệu một tháng sau đó trong một trận đấu giao hữu quốc tế giữa Pháp và Ý. Một "màn hình ngoài sân" đã được đưa vào sử dụng tại giải vô địch bóng đá thế giới cấp các câu lạc bộ trong năm 2016, thử nghiệm này đã cho phép trọng tài xem lại tình huống ngay trên sân.
VAR được sử dụng ở cấp độ quốc tế tại Cúp Liên đoàn các châu lục vào tháng 6 năm 2017 được đánh giá tích cực, hệ thống cũng được sử dụng tại giải vô địch bóng đá U-20 thế giới 2017.
Tại Úc trận đấu vào ngày 7 tháng 4 năm 2017 giữa 2 câu lạc bộ chuyên nghiệp cấp cao nhất đầu tiên sử dụng hệ thống VAR. Công ghệ VAR được giới thiệu với bóng đá chuyên nghiệp châu Âu tại Bundesliga và Serie A vào đầu mùa giải 2017-2018 và tại La Ligue 1 vào đầu mùa giải 2018-2019. Vào ngày 8 tháng 1 năm 2018, VAR được thử nghiệm lần đầu tiên ở Anh trong trận đấu giữa Brighton & Hove Albion và Crystal Palace tại Cúp FA 2017-2018. Trong ngày, VAR cũng đã được thử nghiệm lần đầu tại Cúp Liên đoàn bóng đá Pháp 2017-2018 với kết quả tốt.
Vào vào tháng 1 năm 2018, tại Ý đã mở trung tâm đào tạo VAR đầu tiên trên thế giới ở Coverciano và ngày 3 tháng 3 năm 2018, IFAB đã chính thức đưa VAR vĩnh viễn vào Luật bóng đá, nhưng việc sử dụng còn mang tính tùy chọn trong các giải đấu. Nguyên Chủ tịch giải Ngoại hạng Anh là Richard Scudamore từng chia sẻ, đưa VAR vào giải này là "không thể tránh khỏi". Vào ngày 27 9 năm 2018, UEFA công bố kể từ mùa giải 2019-2020, VAR sẽ được sử dụng tại giải đấu UEFA Champions League
Trong cuộc họp bàn của Hội đồng FIFA vào ngày 16 tháng 3 năm 2018, tổ chức này đã chính thức chấp thuận việc sử dụng VAR .Đây là giải đấu đầu tiên sử dụng VAR tại tất cả các trận đấu và tất cả các sân đấu trong suốt cả giải.
Giải vô địch bóng đá thế giới 2018 đánh dấu lần đầu tiên hệ thống này xuất hiện trong World Cup. Trên 335 tình huống đã được VAR kiểm tra trong vòng bảng, Theo FIFA, hệ thống VAR có tỷ lệ thành công 99,3%, lớn hơn so với quyết định đúng của trọng tài khi không có VAR là 95%. VAR cũng có mặt trong các trận đấu tại châu Âu trong Euro 2021 vào ngày 11 tháng 6 với 2 công ty chuyên về đổi mới công nghệ thể thao của nước Anh và Thụy Điển quản lý các camera, phần mềm VAR và những nhà điều hành video. Tại đấu trường châu Á, công nghệ VAR được cũng đã được Liên đoàn Bóng đá châu Á (AFC) sử dụng từ vòng tứ kết Asian Cup 2019 và tiếp đó là Vòng chung kết (VCK) U23 châu Á tại Thái Lan năm 2020, AFC đã lên kế hoạch sử dụng công nghệ VAR tại các trận đấu thuộc vòng loại thứ ba World Cup 2022 khu vực châu Á.
VAR đã giúp cho giải đấu 2018 trở thành kỳ World Cup ít tiêu cực nhất kể từ năm 1986. Sự gia tăng đột biến số quả phạt đền tại World Cup 2018 được cho là nhờ hệ thống VAR đã giúp phát hiện các pha phạm lỗi khó nhận biết.[Giám đốc kỹ thuật David Elleray của Hội đồng Hiệp hội Bóng đá Quốc tế cho rằng sự hiện diện của VAR khiến các cầu thủ biết rằng mình sẽ không thể thoát được bất cứ lỗi nào dưới hệ thống mới này.
Theo thống kê, trong mỗi trận đấu có sử dụng công nghệ VAR chi phí hêt khoảng 700 nghìn USD, tương đương khoảng 16 tỉ VNĐ.
Thay lời kết luận
Cho đến nay, việc sử dụng công nghệ VAR vẫn còn tranh cãi, nhưng tác dụng tích cực đã được khẳng định. Do nhận thức và sự chủ quan của con người trong quá trình ra quyết định ;VAR khó có thể thực hiện hoàn toàn chính xác 100%, song với thành công đạt tới 99,3% trong World Cup 2018, công nghệ VAR đã tạo được niềm tin cho giới ham mộ thể thao để bước vào gải vô địch bóng đá Thế giới kỳ này.
Công nghệ VAR đã kiểm soát được mọi hành vi trên sân cỏ, những hành vi không trong sáng dù nhỏ của cầu thủ thi đấu và những người điều hành đều bị phát hiện và xử lý, làm cho các trận đấu trở nên công bằng và có sức hấp dẫn hơn.
Từ sự phát triển vũ bão của Khoa học và Công nghệ, hy vọng công nghệ này ngày càng hoàn thiện để làm cho các cuộc thi đấu thể thao ngày càng hấp dẫn và minh bạch hơn.
Địa chỉ liên hệ: Lê Thành Ý
19b/668 ,Lạc Long Quân, Tây Hồ Hà Nội
SĐT: 0829848231
Email: lethanhy05@gmail.com