Bài viết mới nhất từ Lê Thành Ý
Trái phiếu Đông Á mới nổi và Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu
Khu vực Đông Á mới nổi bao gồm những nền kinh tế thành viên ASEAN: Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc); Hồng Kông, Đài Loan và Hàn Quốc. Lãi suất trái phiếu khu vực gia tăng trong bối cảnh được củng cố và dự báo sẽ tiếp tục neo cao trong thời gian tới. Báo cáo của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) cho biết, ”Dòng vốn trái phiếu rút khỏi các thị trường khu vực đã lên tới 20 tỉ USD trong tháng 3 và tháng 4”. Theo ấn bản của báo cáo “Giám sát Trái phiếu Châu Á” công bố vào hạ tuần tháng 6 năm 2024 giảm phát chậm củng cố khả năng lãi suất gia tăng trong thời gian dài và sẽ thúc đẩy lãi suất trái phiếu ngắn hạn và dài hạn ở cả những nền kinh tế phát triển và các thị trường khu vực. Bài viết đề cập tới thực trạng trái phiếu khu vực và Việt Nam trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Báo cáo điểm lại cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam của Ngân hàng Thế giới
Mức tăng trưởng dự kiến của Việt Nam là bao nhiêu? Động lực tăng trưởng là gì? Diễn biến kinh tế và địa chính trị toàn cầu có ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế? và Chính phủ có lựa chọn chính sách gì? là những vấn đề được đề cập trong ấn phẩm Điểm lại một báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam do Nghân hàng Thế giới công bố trong hạ tuần tháng 4 năm nay.
Tạp chí khoa học trong sửa đổi Luật báo chí
Tạp chí khoa học là sản phẩm báo chí xuất bản định kỳ để công bố kết quả nghiên cứu và thông tin về khoa học chuyên ngành. Ở nước ta, Luật Báo chí 2016 chí cho phép cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật Giáo dục đại học; tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ được thành lập tạp chí khoa học. Đây là quy định chung liên nhưng chưa có tiêu chí và điều kiện cụ thể về những bài đăng tải nên đã dẫn đến số lượng tạp chí nhiều nhưng chất lượng lại thấp; tính thông tin, cổ vũ, tuyên truyền còn lấn át tính phát hiện, phản biện, tranh luận khoa học.và đặc biệt tình trạng báo hóa tạp chí điện tử phát triển tràn lan đã gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Hồ Chí Minh nhân cách thời đại của người Cộng sản từ góc nhìn sử học Hoa Kỳ
Josephine Stenson, Giáo sư nổi tiếng của Đại học Florida Atlantic, bang Florid (Hoa Kỳ) là nhà sử học có nhiều công trình nghiên cứu thực tế dựa trên nguyên tắc khoa học về các vĩ nhân trên thế giới. Đối với bà, sự thật chỉ là sự thật và không hề có sự đánh tráo bằng những lời đồn thổi. Những công trình nghiên cứu về vĩ nhân của bà luôn tạo được niềm tin của giới sử học. Nhà sử học này đã bén duyên với công trình nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh đáng kính, xuất phát từ chính sự nghi hoặc về nhân cách vĩ đại của một con người mà theo bà, trên thế giới này khó ai làm được.
Từ thành công của y học phương Đông, cùng suy ngẫm về bảo tồn văn hoá truyền thống
Những năm đầu thế kỷ XX, khi đến với chủ nghĩa Mác-Lê Nin, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã rút ra nhận xét rất tinh tế đó là, trong nghiên cứu, những công trình của Mác còn có nhiều khoảng trống về kinh tế-xã hội phương Đông.
Làng nghề trên địa bàn Hà Nội
Những năm gần đây, làng nghề Hà Nội đã phục hồi và phát triển với trên 1350 làng, chiếm 67% tổng số làng nghề trong cả nước. Nền kinh tế thành phố đã chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tạo nhiều việc làm và mở ra hướng đi mới đẻ hình thành các chuỗi cung ứng trong công nghiệp hóa hiện đại hóa (CNH-HĐH) đất nước.
Chợ rùa trên mạng xã hội và thực trạng rùa ở Việt Nam
Với trên 2,91 tỷ người dùng Facebook và hơn 2,24 tỷ người sử dụng mạng Youtube trên toàn cầu, mạng xã hội đã trở thành vũ khí không thể thiếu trong cuộc sống. Mạng xã hội cung cấp thông tin, tiện ích giải trí đồng thời cũng là công cụ quan trọng của thương mại trực tuyến. Tận dụng khả năng kết nối từ xa,có thể che dấu được danh tính, mạng xã hội đã trở thành một kênh giao dịch, trao đổi động vật hoang dã (ĐVHD) và những sản phẩm từ những loài này.
Kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương dưới góc nhìn của các tỏ chức và chuyên gia quốc tế
Kinh tế Đông Nam Á và Việt Nam trong khu vực Đông Á-Thái Bình Dương dưới góc nhìn của các tỏ chức và chuyên gia quốc tế
Công khai chỉ số ngân sách cấp tỉnh Việt Nam năm 2021
Ngày 28 tháng 9 năm 2022 tại Hà Nội, Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lược Việt Nam (VESS) dã phối hợp cùng Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI) tổ chức Lễ công bố Chỉ số Công khai ngân sách tỉnh POBI 2021. Công khai, giúp người dân hiểu rõ, có cách nhìn và đánh giá dúng đắn về việc sử dụng hiệu quả ngân sách là trách nhiệm của các tổ chức công quyền.
Chỉ số Kinh doanh Liêm Chính Việt Nam
Hướng tới nền kinh tế và doanh nghiệp phát triển bền vững, tính liêm chính trong kinh doanh là vấn đề được xã hội quan tâm rộng rãi . Trong xu thế kinh tế toàn cầu suy giảm, ngày 21 tháng 9 /2022, Liên doàn Thương mại và Công nghiệp Viêt Nam (VCCI) đã phối hợp cùng Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNDP) giới thiệu bộ Chỉ số Kinh doanh Liêm chính Viêt Nam (VBII). Bài viết đề cập đến những nội dung cơ bản về chủ đề này’
Kinh tế vĩ mô vững mạnh- yếu tố then chốt để Việt Nam phục hồi nhanh
Trong báo cáo Triển vọng phát triển Châu Á (ADO) 2022, nhận định về kinh tế Việt Nam, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng, đã tăng trưởng tốt trong bối cảnh kinh tế toàn cầu còn nhiều bất ổn. Chuỗi cung ứng lương thực thực phẩm được khôi phục đã góp phần thúc đẩy sản xuất nông nghiệp trong năm, tuy nhiên chi phí đầu vào cao đã kìm hãm sự phục hồi của nhiều lĩnh vực. Theo thông cáo báo chí phát đi từ Hà Nội ngày 21 tháng 9 năm 2022, ADB giữ nguyên triển vọng dự báo tăng trưởng với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) tăng 6,5% trong năm 2022 và 6,7% năm 2023.
Quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên trong biến đổi khí hậu
Cuối tháng 8 năm 2022 tại Hà Nội, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT)dã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tại Việt Nam tổ chức Đối thoại chính sách cấp cao về Hợp tác Quản lý Bền vững Tài nguyên Thiên nhiên trong bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH).
TS Lê Thành Ý: Ưu tiên phát triển sau khủng hoảng Covid-19
Khủng hoảng COVID-19 là cú sốc lớn, làm thế giới mất đi hàng triệu mạng sống cùng với suy thoái kinh tế và theo nhiều dự báo, quá trình khôi phục sẽ không đồng đều, để laị những vết thương khó lành.. Đại dịch diễn ra trong bối cảnh toàn cầu hoá chậm lại và tình trạng dễ bị tổn thương sẽ tạo ra những dòng chảy ngầm là thách thức của toàn nhân loại.
TS. Lê Thành Ý: Kinh tế xã hội trong đại dịch Covid 19 và hành động toàn diện để không ai bị bỏ lại ở phía sau trong chuyển đổi xanh
Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã ảnh hưởng bất lợi đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh đã và đang tiếp tục đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân, các nền kinh tế.và sinh kế của xã hội toàn cầu. Giống như những cuộc khủng hoảng đã từng diễn ra, người nghèo hoặc dễ bị tổn thương là những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất.
TS. Lê Thành Ý: Đồng hành để phát triển xanh
Khởi đầu những năm 2000, Liên hợp quốc đề ra 8 mục tiêu phát triển thiên nhiên kỷ; đến năm 2015, tổ chức này lại xác định 17 mục tiêu phát triển bền vững. Theo đó, tăng trưởng xanh một nội dung quan trọng của phát triển bền vững đã trở thành quá trình kết hợp hài hòa giữa 3 trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường.
TS. Lê Thành Ý: Khởi nguồn và phát triển từ Himalaya của Giáo sư nhãn khoa Ernst Muldashev
Vật liệu sinh học kỳ diệu và những khám phá mới về hình học nhãn khoa đã dẫn dắt giáo sư Ernst Muldashev và những nhà khoa học Nga dấn thân vào hành trình tìm đến Himalaya để khám phá về nguồn gốc loài người.
TS. Lê Thành Ý: Công nghệ VAR trong cuộc sống
Là tên viết tắt bằng những chữ cái đầu tiên trong cụm từ tiếng Anh, thuật ngữ VAR ra đời trong cách mạng công nghiệp với sự xuất hiện của dòng điện xoay chiều, VAR được mở rộng khi ngành sinh học cho ra đời hàng loạt những giống lan đột biến. Cụm từ này được xã hội đặc biệt quan tâm từ giải bóng đá Thế giới năm 2018 với việc vận dụng tiến bộ công nghệ VAR vào hỗ trợ công tác trọng tài.
TS. Lê Thành Ý: Nông nghiệp đô thị xanh trong xu thế toàn cầu và ở Việt Nam vấn đề rút ra từ thưc tiễn miền Đông Nam bộ
Phát triển nông nghiệp đô thị là một hướng đi khả thi để giải quyết những bất cập liên quan đến xây dựng đô thị sinh thái bền vững trong tương lai.. Ngày nay nông nghiệp đô thị xanh đã trở thành xu thế phát triển tất yếu ở hầu hết các quốc gia.
TS. Lê Thành Ý: Lợi thế nhỏ có thể gặt hái được thành công lớn
Đã có nhiều công trình nghiên cứu giới thiệu về ông, song nguyên lý kinh tế của Pareto vẫn chưa được nhiều người biết đến, Bài viết tổng hợp một số nội dung chủ yếu về con người và sự nghiệp của Vilfredo Pareto để cùng trao đổi.