TS. Lê Thành Ý: Kinh tế xã hội trong đại dịch Covid 19 và hành động toàn diện để không ai bị bỏ lại ở phía sau trong chuyển đổi xanh

Đại dịch Covid-19 toàn cầu đã ảnh hưởng bất lợi đến hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Dịch bệnh đã và đang tiếp tục đe dọa sức khỏe của hàng triệu người dân, các nền kinh tế.và sinh kế của xã hội toàn cầu. Giống như những cuộc khủng hoảng đã từng diễn ra, người nghèo hoặc dễ bị tổn thương là những đối tượng gặp nhiều khó khăn nhất.

Cuối tháng 6 năm 2022 nhóm công Tác về biến đổi khí hậu (CCWG) ở nước ta đã cùng Tổ chức bảo tồn các loài hoang dã (WWF)và Viện Nghên cứu Frieedrich-Ebert(FES)tổ chức Hội thảo”Chuyển dịch công bằng, Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (BĐKH)toàn diện tại Việt Nam”, Tại Hội thảo ,các đại biểu đến từ các Bộ, Ban ngành; các tổ chức Tài nguyên -Môi trường, Tổ chức phi chính phủ, các nhà khoa học, đối tác trong và ngoài đã thảo luận về những cơ hội và thách thức trong lộ trình ứng phó với BĐKH(CWG2022).

Từ thực trạng đại dịch Covid-19 toàn cầu và những kiến giải của các nhà nghiên cứu và quản lý, bài viết đề cập đến tác động của đại dịch, giải pháp ứng phó; tiềm năng phục hồi xanh và những hành động toàn diện để không bỏ lại ai ở phía sau trong cuộc cách mạng chuyển đổi này.

Đại dịch Covid-19 toàn cầu và những tác động

Dịch viêm đường hô hấp do vi-rút Cô-rô-na (Covid-19) khởi phát tại Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, (Trung Quốc) được phát hiện vào ngày 08 tháng 12 năm 2019, sau đó diễn biến rất phức tạp . Đến ngày 06 tháng 02 năm 2020, số người chết do dịch bệnh lên tới 565, trong đó có 563 người ở Trung Quốc đại lục. Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh, ngày 31tháng 01 năm 2020  tổ chức Y tế Thế giới (WHO )tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu và ngày 11tháng 3 năm 2020, tổ chức này chính thức công bố dịch Covid-19 do vi-rút SARS-CoV-2 gây ra là đại dịch toàn cầu. Sự biến đổi khó lường của đại dịch còn được cảnh báo, bởi làn sóng dịch do những biến thể của virus SARS-CoV-2 có thể để lại những di chứng dai dẳng ảnh hưởng tới hệ cơ thể sau khi khỏi bệnh, được coi là nguy cơ đối với y tế cộng đồng. Cho tới nay, với hơn 200 triệu chứng đã được báo cáo,WHO đã bày tỏ mối lo ngại về tình trạng gọi là một trong những “góc khuất” chưa được tìm ra (TTXVN2022).

Ngoài thiệt hại về người, COVID-19 còn gây ra nhiều hệ lụy đối với các nền kinh tế như: làm đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, gián đoạn logistics, thiếu hụt và làm giá năng lượng tăng cao… Năm 2020 thế giới đã chứng kiến sự tàn của đại dịch COVID-19  vào nền kinh tế thế giới với 35% số doanh nghiệp bên bờ phá sản và hàng trăm triệu người mất việc làm; chưa kể đến, nhiều gói ngân sách khổng lồ chi cho phòng chống dịch bệnh khiến nợ công tăng vọt. Theo Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP), nhiều nước đang phát triển, phải chi ngân sách cao chưa từng có  khiến nợ công ở các nước thu nhập thấp tăng tới 12%, lên mức kỷ lục 860 tỷ USD trong năm 2020.

ll-1657784229.jpg

Di chuyển bệnh nhân trong đại dịch Covid-19

Đại dịch đã ảnh hưởng tiêu cực đến mọi thành phần kinh tế trong xã hội, mà người nghèo dễ bị tổn thương là những đối tượng phải gánh chịu hậu quả nặng nề, Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF),một dòng vốn chưa từng có tiền lệ với quy mô hàng trăm tỷ USD đã chảy ra khỏi những nền kinh tế mới nổi và đang phát triển. Cùng với thất thoát này, lượng kiều hối rất thiết yếu đối với hàng trăm triệu gia đình từ các nhóm lao động di cư được dự báo sẽ sụt giảm đáng kể (CCWG2021).

Từ những tác động trên đây, nhiêù doanh nghiệp nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) phải ngừng giao dịch; lao động trong chuỗi cung ứng bị mất viêc làm, số người thất nghiệp gia tăng. Khủng hoảng xã hội trên quy mô lớn làm gia tăng tình trạng bất  bình đẳng,. Phân biệt đối xử và loại trừ xã hội đã trở thành những vấn đề nhức nhối. Kết hợp thực tế đại dịch cùng với BĐKH đã tác động bất cân xứng tới nhóm người yếu thế cũng là những cảnh báo cho một tương lai còn nhiều bất ổn.

Liên quan đến môi trường và BĐKH có thể nhân thấy, đại dịch Covid-19 đang tác động bất lợi đối với đời sống xã hội. Phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí và nước cũng như  thiệt hại về môi trường ngày càng rõ nét. Tuy kết quả của việc suy giảm hoạt động giao thông vận tải và công nghiệp làm lượng dioxit carbon toàn cầu giảm 17%, nhưng lượng điện tiêu thụ lại gia tăng cao. Báo cáo năng lượng toàn cầu năm 2019 cho biết, trong cơ cấu nguồn điện Thế giới 64% là  nhiên  liệu hóa thạch với 38% từ than. Cùng với tác động của các ngành công nghiệp, BĐKH đang dẫn đến sự gia tăng nạn cháy rừng, Vấn nạn này đe dọa sinh kế và đa dạng sinh học của các hệ sinh thái cũng như phát thải đioxit carbon vào khí quyển. Theo các nhà nghiên cứu, những tác động tạm thời có thể bị đảo ngược trong trung và dài hạn khi ngành công nghiệp cố gắng bù lại những chỉ tiêu sản xuất bị giảm sút và những ngành kinh doanh không bền vưng trở thành những đối tượng hưởng lợi chính từ các gói kích thích kinh tế. Tác dộng từ những nỗ lực giảm nhẹ BĐKH và chuyển đổi nền kinh tế theo mô hình tăng trưởng carbon thấp tự phục hồi và thân thiện với khí hậu có nguy cơ suy giảm

Tại Việt Nam, ngày 01tháng 4 năm 2020 Thủ tướng chính phủ đã công bố dịch COVID-19 trên phạm vi cả nước. Trên 2 năm dịch bệnh xuất hiện đã gây nhiều tổn thất cho xã hội; kinh tế bị thiệt hại nặng, thu ngân sách giảm, nạn thất nghiệp gia tăng; các dịch vụ, kinh doanh mất nguồn thu nhập. Dịch bệnh cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tính mạng của người dân và an ninh, trật tự xã hội. Kể từ đầu đại dịch đến nay, Việt Nam có hơn một triệu người bị lây nhiễm, trên 22.700 ca  tử vong. Dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, các ngành, các cấp đã tập trung bảo đảm thực hiện mục tiêu kép, vừa chống dịch, vừa chăm lo phát triển kinh tế - xã hội,

Đại dịch Covid-19 đã gia tăng về cấp độ và mức ảnh hưởng, cần có hành động khẩn cấp để chuyển dịch hệ thống kinh tế, xã hội môi trường một cách bền vững và toàn diện, Tại COP26 ở Glasgow cuối năm 2021, Viêt Nam đã có những cam kết mạnh mẽ nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và sử dụng đất đai, quản lý rừng bền vững. Đây cũng là cơ hội để tận dụng  nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế để chuyển dịch sang một tương lai xanh và phát triển bền vững hơn.

Giải pháp ứng phó của các quốc gia và ở Việt nam

Để ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, hầu hết các quốc gia đều sử dụng biện pháp đóng cửa biên giới, hạn chế hoạt động kinh doanh và thương mại cả trong và ngoài nước; nhiêu nước đòi hỏi người dân ở nhà và tăng cường giãn cách xã hội. Việc hoạch định chính sách tại nhiều quốc gia dường như theo một lộ trình điều chỉnh tàì khóa và tiền tệ bằng cách bơm tiền vào nền kinh tế với đối tượng hưởng lợi chính là những tập đoàn kinh tế lớn. Theo nhiều nhận xét, việc phụ thuộc vào cơ chế ứng phó này có nguy cơ bỏ lỡ cơ hội nằm trong chính cuộc khủng hoảng, đó là khả năng tự phục hồi của các nền kinh tế thông qua đầu tư nhiều hơn vào công nghệ xanh, cũng như tiềm năng giảm nhẹ bất ổn xã hội và nguy cơ phải di dời bắt buộc đối với hàng triệu con người.

Một số Chính phủ đang đẩy mạnh sáng kiến kích thích kinh tế theo bướng phục hồi xanh và huy động những khoản ngân sách mà trước đây chưa thể đáp ứng, một số nước thuộc EU đã triển khai những sáng kiến xanh toàn diện như xây dựng luật BĐKH và chuyển dịch năng lượng nhằm phi carbon hóa hoàn toàn nền kinh tế hoặc công bố các kế hoạch kích thích khổng lồ trị giá hàng trăm tỷ Euro cho BĐKH.

Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm ứng phó với mối đe dọa từ đại dịch một cách toàn diện. Qua đó đã nới lỏng biện pháp hạn chế cách ly trong khi phần lớn các ngành kinh tế vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch do các chuỗi cung ứng toàn cầu còn bị gián đoạn và những thị trường xuất khẩu lớn như Mỹ và EU còn đóng cửa biên giới và áp dụng các biện pháp phong tỏa. Theo nhận xét của nhóm công tác BĐKH (CCWG), nền kinh tế Việt Nam đã nổi lên như một trong những đối tượng hưởng lợi trong cuộc khủng hoảng do các tập đoàn đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng và dịch chuyển sản xuất. Điều này khiến một số ngành kinh tế như dệt may và điện tử càng bị phụ thuộc nặng vào thị trường quốc tế. Do vậy, Việt Nam và nhất là những nhóm dễ bị tổn thương sẽ còn tiếp tục bị ảnh hưởng bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu.

Nhằm đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia cũng như để có đủ nguồn cung năng lượng trong phát truển kinh tế xã hội, lanh đạo Nhà nước đã có nhiều quyết sách. Trong đó, đáng lưu ý là Nghị quyết 55 về định hướng chiến lược Phát triển Năng lượng Quốc gia đến năn 2030 , tầm nhìn 2045; Quyết định13 về các dự án Điện mặt trời và hoàn thiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2021-2030. Nghị quyết 55 nhấn mạnh tham vọng xây dựng thị trường năng lượng cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả ; đồng thời cũng chỉ ra việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực năng lượng và sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả, bảo vệ môi trường là vô cùng quan trọng đối với toàn xã hội.

Tiềm năng phục hồi xanh về kinh tế xã hội của Việt Nam

Những sáng kiến kinh tế xanh có thể giảm thiểu tác động bất lợi về kinh tế của khủng hoảng Covid-19 và đẩy nhanh quá trình chuyển đổi trong khủng hoảng khí hậu toàn cầu. Vấn đề quan trọng là không được bỏ qua tiềm lực phục hồi xanh về mặt kinh tế xã hội trong quá trình chuyển đổi này. Chuyển đổi từ tư duy tăng trưởng truyền thống với mô hình kinh tế phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và thâm dụng tài nguyên sang mô hình bảo vệ môi trường, công bằng xã hội, đảm bảo an ninh lương thực và sức khỏe là những yếu tố cốt lõi trong phát triển bền vững; đây cũng là cơ hội để đất nước vươn mình cất cánh đi lên sau đại dịch.

Nền kinh tế đất nước sẽ được hưởng lợi từ tăng cường khả năng tự hồi phục và xây dựng những doanh nghiệp phat triển công nghệ carbon thấp và hiện đại phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh. Trong bối cảnh năng lượng tái tạo ngày càng trở nên cạnh tranh hơn và vai trò của năng lượng hóa thạch ngày một kém hấp dẫn, sự thay đổi này có thể mang lại sự phát triển kinh tế bền vững;tạo nhiều việc làm có chất lượng và nhất là cải thiện sức khỏe cộng đồng, đạt được mục têu phát triển bền vững và giữ cho nhiệt độ toàn cầu nằm trong giới hạn của thỏa thuận Paris  chỉ tăng dưới 1,50 C.

Hành động toàn diện để không bỏ lại ai ở phía sau trong chuyển đổi xanh

Hiện nay trong trạng thái “bình thường mới” người dân phải làm gì để giảm được những thiệt hại cả về người và của, góp phần khôi phục và phát triển kinh tế đất nước. Đây là trách nhiệm của mỗi người dân chứ không chỉ là trách nhiệm của nhà nước hay của một ngành nào.

Tại Hội thảo ”Chuyển dịch công bằng, Ứng phó với Biến đổi Khí hậu (BĐKH)toàn diện tại Việt Nam”giới khoa học và các nhà quản lý cho rằng, Việt Nam cần có cách tiếp cận toàn duện và đa chiều trong xây dựng, triển khai các chính sách và chiến lược ưng phó với BĐKH; cần đánh giá BĐKH ở các lĩnh vực khác nhau cả về kinh tế, y tế, nông nghiệp. quản lý đất đai, tài nguyên  nhằm tận dụng lơi thế quốc gia và tăng cường khả năng chống chịu. Theo đó , đảm bảo công bằng và đa dạng của sự tham gia trong mọi hoạt động ứng phó với BĐKH là một nhiệm vụ quan trọng; bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm người dễ bị tổn thương cần được lồng ghép xuyên suốt từ quá trình lập kế hoạch đến triển khai những hành động vì khí hậu.

Chia sẻ tại Hội thảo,Giám đốc chương trình khí hậu châu Á thuộc viện Friedrich-Erbert; Julia Behern cho rằng”Đảm bảo công bằng và đa dạng sự tham gia trong các hoạt động ứng phó với BĐKH là một nhiệm vụ quan trọng của các cơ quan, tổ chức cấp quốc gia cũng bhw tại các địa phương” Bà nhấn mạnh’ “Bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia của các nhóm dễ bị tổ thương như đồng bào dân tộc thiểu số, người khuyết tật… cần được lồng ghép xuyên suốt vào quá trình lên kế hoạch và triển khai các hành động vì khí hậu”.

Trao đổi về chuyển dịch công bằng, Giám đốc quốc gia tổ chức Sức khỏe Gia đình FHI 360 Nguyễn Thị Thu Nam nhận  xét “Chuyển dịch công bằng ngày càngđược nhìn nhận như một chiến lược chủ chốt nhằm đạt  các hành động vì khí hậu ở mức độ cao .Để có thể đánh giá tiềm năng này như  một  yếu tố đòn bẩy xuyên suốt trong đóng góp quốc gia tự quyết đinh(NDC)  cầnn mở ra như một góc nhìn về các nguyên tắc và thực hành chuển dịch công bằng.”

Cũng trong Hội thảo lần này, diễn giả, chuyên gia và các nhà nghiên cứu, quản lý cũng đã thảoluận cơ hội hợp tác giữa các tổ chức phi chính phủ và cac bên liên quan nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch xanh, Trung tâm Phát triển Nông thôn Bền vững (SDR) đã đưa ra những khuyến nghị nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch và hành động bảo vệ và quản lý rừng bền vững; tổ chức  chống đói nghèo toàn cầu  (CARE) và cứu trợ trẻ em (Save the Children )Việt Nam đã có những gợi ý nhằm đảm bảo bình đẳng giới và thúc đẩy sự tham gia của các tầng lớp dễ bị tổn thương trong chương trình ứng phó với BĐKH tại các địa phương và ở cấp quốc gia. Để tận dụng tiềm năng phục hồi xanh và không bỏ lại ai ở phía sau trong cuộc cách mạng chuyển đổi này, các tổ chức xã hội dân sự ,giới nghiên cứu và các nhà quản lý đã khuyến nghị lãnh đạo nhà nước cần cân nhắc, xem xét để :

Gắn kết các gói hỗ trợ phục hồi với những chiến lược phát triển xanh từ ngắn hạn đến dài hạn; Tăng cường hệ thống bảo trợ xã hội theo hướng bao trùm,. nhằm bảo vệ sức khỏe và thu nhập của người lao động, đặc biệt đối với nhóm dễ bị tổn thương; Chuyển đổi mô hình kinh tế từ phụ thuộc chủ yếu vào tăng trưởng GDP sang ưu tiên cho sức

khỏe, việc làm; chất lượng cuộc sống và môi trường lành mạnh; Phát triển thị trường, doanh nghiệp và việc làm thích đáng ,có khả năng tự phục hồi theo một lộ trình chuyển dịch công bằng; Xây dựng cơ chế khuyến khích nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch năng lượng hướng đến năng lượng tái tạo, đẩy mạnh quá trình phi carbon hóa ngành năng lượng để từ đó hình thành nền kinh tế bền vững với khả năng tự phục hồi cao; Triển khai mạnh mẽ những biện pháp nhằm bảo hộ kinh tế xã hội và môi trường, đặc biệt là bảo vệ quyền tiếp cận  lương thực -thực phẩm đầy đủ cho mọi tâng lớp nhân dân.

Thay cho lời kết

Các tổ chức xã hội toàn cầu đang có những đóng góp ý nghĩa vào phục hồi xanh với việc sử dụng năng lượng và tài nguyên hiệu quả, sản xuất và tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên  bền vững. Mạng lưới hành động khí hậu toàn cầu đại diện bởi trên 1.300 tổ chức xã hội dân sự ở hơn 130 quốc gia đang tích cực vận động các nhà hoạch định chính sách, giới khoa học, nhà quản lý và đông đảo công chúng nhằm tạo sự khác biệt trong nền kinh tế toàn cầu. Từ nhữngừ kết quả khởi đầu của cuộc cách mạng chuyển đổi xanh trong nền kinh tế nước nhà, người viết hy vọng khởi xướng không để ai bị bỏ lại ở phía trong cuộc chiến chống lại BBĐKH sẽ sớm thành công.