Đầu năm đôi nét lạm bàn về lịch và sử dụng lịch

Dịp Tết năm con Mèo, Quý Mão 2023 nhiều người đã tốn công bàn cãi về lịch; không ít ý kiến cho rằng nên bỏ cái Tết âm lịch mà chỉ nên dùng tết Tây.Người Việt sử dụng cả Dương lịch và Âm lịch, nhưng phần nhiều không để ý tìm hiểu nên không nắm rõ bản chất vấn đề; thậm chí hiiểu sai khiến nhiều người lầm tưởng, cái sai được lan truyền rộng và mang lại những tác hại khó lường.Từ thực tế diễn ra, bài viết tổng hợp một số nội dung cơ bản để rộng đường trao đổi

1. Âm Dương lịch và cốt lõi của việc làm lịch

c1-1675834947.png

Dương lịch là việc phân chia sắp xếp thời gian thành ngay, tháng, năm theo vòng quay của Trái đất quanh Mặt trời. “Dương lịch” mang hàm, nghĩa là “Lịch Mặt trời”còn Âm lịch là việc phân chia sắp xếp thời gian theo vòng quay của Mặt trăng quanh Trái đất,Âm lịch”còn mang nghĩa là “Lịch theo trăng”,

 “Dương lịch” và “Âm lịch”đều mang nghĩa “sắp xếp theo thời gian  “Dương” và “Âm” là hai từ của Kinh Dịch. Theo đó, mọi vật, mọi hiện tượng trong Vũ trũ đều tạo thành bởi hai mặt đối lập“Dương (+) và “Âm” ( - ) . Con người và mọi sinh vật đều gồm hai giới, “Dương” là đàn ông, giống đực, và “Âm” là đàn bà, thuộc giống cái.

Thiên văn cổ  cho rằng , Trái đất là trung tâm Vũ trụ, còn có hai thiên thể lớn nhất Mặt trăng và Mặt trời la 2 vật thể đối lập, Mặt trời được gọi  là “Thái Dương”, còn Mặt trăng là “Thái Âm”,.  Từ xa xưa, người phương Đông đã biết làm lịch theo vòng quay của Mặt trăng quanh Trái đất. Sau này, khi tiếp thu Lịch Mặt trời của Phương Tây, thì gọi là Nhật lịch”hoặc Dương lịch” còn lịch phương Đông là“Âm lịch” và đôi khi còn gọi là “Nguyệt lịch”

Từ khi ra đời, cốt lõi của việc làm Lịch thường gồm 3 bước đó là: Đo thời gian quay được 1 vòng của Trái đất quanh Mặt trời và của Mặt trăng.Thứ hai: Qui định số tháng của một năm, để tính ra số ngày của 1 tháng Và Thứ ba: Qui định thứ tự của năm, để xác định vị trí của  năm cụ thể trong hàng ngàn, triệu năm.

2 Lịch mặt trời và mặt trăng đôi nét lạm bàn

2.1 Đối với Lịch Mặt trời:

Bình thường ta tưởng Mặt trời quay quanh trái đất, nhưng thực ra Quả đất quay quanh Mặt trời. Trên hai ngàn hai trăm năm trước, người phương Tây đã đo được thời gian của 1 vòng quay là 365 ngày và qui định đó là 1 năm. Mỗi năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng có 30 ngày rưỡi và để làm tròn số ngày của tháng,người ta đã quy định: Tháng giêng có 31 ngày, tháng hai 28 ngày, tháng ba 31 ngày, tháng tư 30 ngày, tháng năm 31 ngày, tháng sáu 30 ngày, tháng bảy 31 ngày, tháng tám 31 ngày, tháng chín 30 ngày, tháng mười 31 ngày, tháng mười một 30 ngày, tháng mười hai 31 ngày. Mỗi tuần có 7 ngày, mỗi ngày có 24 giờ.

c2-1675834956.png

Sau khi chúa Giê su chết, Phương Tây thống nhất chọn ngày đầu tiên của năm  Dương lịch sau ngày sinh của Giê  su 1 tuần, tức là ngày mồng một tháng giêng năm thứ nhất (số 1).Sau qui định trên mới có ngày sinh của chúa Giê su ( 25 tháng 12 năm -1). Cũng nhờ qui định này, nhân loại mới có những thứ tự của năm.

Khoảng thế kỷ thứ 6, người Phương Tây đo đạc lại, kết quả là thời gian quay quanh Mặt trời của Quả đất là 365 ngày 6 giờ. Như vậy, nếu một năm có 365 ngày, thì mỗi năm sẽ thiếu 6 giờ, sau 4 năm sẽ thiếu đi 24 giờ, bằng 1 ngày. Việc này dẫn đến sau 120 năm, Lịch sẽ bị sai lệch mất 1 tháng, và 720 năm sau sẽ lệch đi 6 tháng, nghĩa là đảo lộn 4 mùa, Những nhà làm lịch đã quyết định sửa đổi bằng cách cứ sau 4 năm lại thêm 1 ngày vào 29 tháng 2. Người Việt Nam, gọi ngày “thừa” này là ngày “nhuận và tháng 2 Dương lịch gọi  là tháng “nhuận”. Chữ “Nhuận” “” nghĩa là “xen vào giữa, thừa ra”.

Vào thế kỉ thứ 9, thời gian 1 vòng quayquanh Mặt trời của Trái đất rút lại ,không phải là 365 ngày 6 giờ, mà là 365 ngày 5 giờ 48 phút 16 giây,đã thừa 11 phút 44 giây. Như vậy là cứ sau 400 năm, thì sẽ thừa ra 78 giờ bằng 3 ngày + 6 giờ.. Các nhà làm lịch đã quyết định sửa lại. Cứ sau 4 thế kỷ lại sẽ bỏ bớt 3 ngày nhuận, 29/2 của 3 Thế kỉ . Ba ngày bị bỏ được qui định là ngày nhuận đầu tiên, của năm đầu tiên, Qui định này giúp bỏ bớt được 3 ngày nhưng vẫn còn dư 6 giờ, Số năm tương ứng với số dư là 24 giờ của 1 ngày là 1600 năm. Từ đây phải thêm 1 qui định, cứ 16 thế kỷphải thêm 1 ngày nhuận vào năm đầu tiên của Thế kỉ .Câu chuyện này đã dẫn đến nhiều bất ổn trong Lịch sử., Đến Thế kỉ 20, lịch mới đã bỏ đi 16 ngày nhuận (của những năm 100, 200, 300, 500, 600, 700, , 900, 1000, 1100, , 1300, 1400, 1500,, 1600,, 1700, 1800, 1900), dẫn đến kết quả là Lịch mới “chạy trước” lịch cũ và ngày cách mạng tháng 10 Nga đã rơi vào ngày 7/11/1917  trước ngày 25/10/1917 đúng 16 ngày.

2.2.Với Lịch Mặt trăng:

Hơn 2000 năm trước, người ta đã đo được khoảng thời gian giữa hai kì trăng tròn, là 29 ngày rưỡi, gọi là 1 tháng. Trong tiếng Hán“Tháng” và “Trăng” cùng viết bằng một chữ “Nguyệt”, không như trong tiếng Việt, “Tháng” và “Trăng” là hai từ, thể hiện hai khái niệm khác nhau.

Để làm tròn số ngày trong 1 tháng,  Người Trung Hoa qui định Tháng Lớn là Đại Nguyệt, có 30 ngày và Tháng Nhỏ (Tiểu Nguyệt) chỉ có 29 này. Người Việt  dùng Âm lịch gọi là “Tháng đủ” và “Tháng thiếu”. Âm Lịch giúp con người xác định được ngày Trăng tròn, và ngày Thủy triều dâng cao nhất,

Với Âm Lịch, mỗi năm chỉ có 12 tháng bằng 354 ngày. Nếu so với chu kỳ biến đổi khí hậu (BĐKH}, thì mỗi năm bị hụt mất 11 ngày, Và như vậy, sau 18 năm lịch sẽ sai lệch so với thiên nhiên 6 tháng và 4 mùa sẽ bị đảo lộn, Sau nhiều năm quan sát, người ta nhận thấy, 1 năm nếu chỉ có12 tháng thì không phù hợp với sự biến đổi thiên nhiên, và họ qui định, cứ sau ba năm thì phải thêm vào 1 tháng nhuận.

Khoảng trên 1000 năm trước, giơi khoa học phương Đông đã quan sát, đo đạc, và nhận được những kết quả giống như ở Phương Tây,nghĩa là một năm có 365 ngày 6 giờ, và thời gian quay vòng trung bình của Mặt trăng quanh Quả đất là 29,534 ngày. ’Người phương Đông đã không hủy bỏ Lịch cũ, họ đã cải tiến nâng cao “Lịch Nguyên thủy” thành “Âm Lịch”, và gọi Lịch này là “Âm – Dương Lịch” Sự giống nhau giữa “Dương lịch” và “Âm – Dương Lịch” thể hiện trên các mặt:Thời gian của 1 năm là 365 ngày 5 giờ 48 phút 16 giây; Mỗi năm có 12 tháng.; mỗi ngày chia thành 24 giờ với 12 giờ buổi sáng (AM) và 12 giờ buổi chiều (PM),

Âm Dương Lịch chia mỗi ngày thành 12 giờ với những tên gọi riêng cho từng giờ, Giờ Tý từ 0 giờ đến hết 1 giờ, giờ Sửu từ 2 giờ đến hết 3 giờ; giờ Dần từ 4 giờ đến hết 5 giờ; giờ Mão từ 6 giờ đến hết 7 giờ; giờ Thìn từ 8 giờ đến hết 9 giờ; giờ Tỵ từ 10 giờ đến hết 11 giờ; giờ Ngọ từ 12 giờ đến hết 13 giờ; giờ Mùi từ 14 giờ đến hết 15 giờ; giờ Thân từ 16 giờ đến hết 17 giờ;giờ Dậu từ 18 giờ đến hết 19giờ; giờ Tuất từ 20 giờ đến hết 21 giờ; giờ Hợi từ 22 giờ đến hết 23 giờ.

Sư khác biệt giữa “Dương lịch” và “Âm -Dương Lịch” đó là Công việc làm lịch. Làm Lịch Âm Dương lịch, công việc không đơn giản bởi hàng ngàn phép tính phức tạp, rắc rối, liên quan đến những thông số của Mặt trăng, Trái đất, Mặt trời,và  nhiều  qui ước vô cùng phức tạp. Hàng năm, để lập nên Âm-Dương lịch của năm tiếp theo, phải mở Hội nghị, tập hợp những nhà làm Lịch chuyên nghiệp, kỳ cựu, thảo luận, tính toán. Tuy nhiên vẫn gặp nhiều rắc rối,.Ví như năm Mậu Thân (1968), Miền Bắc Việt Nam tính theo múi giờ thứ 7, còn Miền Nam lại theo múi giờ thứ 6, theo qui tắc tính toàn thì ngày Âm lịch của 2 miền chênh lệch nhau 1 ngày, dẫn đến kết quả: ngày 30 Tết của Miền Bắc lại là ngày 01 Tết của Miền Nam!

 Ngày Tiết : Dương lịch có 8 “ngày Tiết”, 8 “ngày Tiết” này giúp xác định 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông trên Trái đất: Trái đất tự quay xung quanh mình theo trục Bắc – Nam, 1 vòng hết 24 giờ, tạo ra ngày và đêm; đồng thời Trái đất lại quay vòng quanh Mặt trời trong 365 ngày và gần 6 giờ, tạo thành 1 năm. Mặt phẳng mà Trái đất quay quanh Mặt trời gọi là Mặt phẳng Hoàng đạo. Trong suốt quá trình quay quanh Mặt trời, trục tự quay Bắc-Nam của Trái đất luôn giữ một Phương không đổi, Phương này lệch với mặt phẳng Hoàng đạo 23 độ rưỡi. Nhờ có độ lệch này mà trên mặt Quả đất có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông. Nếu không có độ lệch thì trên Mặt đất, quanh năm khí hậu như nhau.

Những Ngày Tiết hoàn toàn xác định bởi vị trí của Quả đất trong vòng quay quanh Mặt trời. Mỗi mùa có 91 ngày, và mỗi Ngày Tiết nói trên cách nhau hơn 45 ngày. Tám Ngày Tiết này gần như cố định trong Dương lịch: Lập xuân vào ngày 6/2, Xuân Phân ngày 21/3, Lập hạ ngày 6/5, Hạ chí ngày 21/6, Lập thu ngày 6/8, Thu Phân ngày 21/9, Lập Đông ngày 6/11và  Đông chí vào ngày 21 tháng  12.

Âm -Dương lịch cũng có những Ngày Tiết. Nhưng,không được sắp xếp theo thứ tự chặt chẽ như trong Dương lịch, mà biến hóa vô cùng rắc rối, cho nên các nhà làm Lich phải khổ công mới tính ra được ngày Âm lịch của nhưng ngày Tiết. Nó không cố định như trong Dương lịch, mà mỗi năm một khác.

c3-1675834964.png

3. Thay lời kết luận

Nhiều người ngày nay vẫn lầm tưởng rằng có hai thiên thể lớn nhất là Mặt trời và Mặt trăng. Nhưng thực ra Mặt trời lớn gấp khoảng 10 triệu lần Mặt trăng, Mặt trời là nguồn phát năng lượng và ánh sáng, còn Mặt trăng thì nhỏ bé, không phát ra ánh sáng, mà chỉ phản chiếu ánh sáng của Mặt trời. Mọi tác động lên thiên nhiên và sinh quyển đều xuất phát từ Mặt trời. Mặt trăng chỉ tác động lên Mặt đất hai việc, một là trăng sáng ban đêm, hai là thủy triều lên xuống theo tuần trăng, triều lên cực đại vào ngày Rằm. Ngoài ra các loại sinh vật sống trong nước biển, về mặt sinh học cũng chịu tác động của thủy triều, như tôm cua lột vỏ theo tuần trăng.

Âm lịch phân chia thời gian theo tuần trăng, ngày tháng của Âm lịch hoàn toàn phụ thuộc vào vị trí tương đối giữa Mặt trăng và trái đất, trong khi Mặt trăng không có tác dụng gì đối với Nông nghiệp. Nhiều người Việt Nam vẫn gọi Âm lịch là Nông Lịch..Lầm tưởng này có lẽ xuất phát từ chỗ, Âm lich có thêm 16 Ngày Tiết, tên của mỗi Ngày Tiết nghe ra có vẻ liên quan đến Nông nghiệp và trồng trọt, như Vũ Thủy là thời tiết mưa ẩm ướt, mưa phùn, có gió thổi nhẹ;. Kinh trập: nghĩa là sâu nở; Cốc vũ: mưa rào; Mang chủng: thu hoạch ngũ cốc Xử thử: hết nóng….Hàn lộ: sương mù lạnh giá…. Tiểu hàn: hơi lạnh và. Đại hàn: rất lạnh …v   .v …

Tại Trung Hoa, vào năm 1911 Lãnh tụ cách mạng Tôn Trung Sơn, sau khi lật đổ chế độ phong kiến hàng ngàn năm, đã từng ra lệnh chính quyền nhà nước chỉ dùng Dương lịch, và khuyến cáo nhân dân không nên dùng Âm lịch.

Ở Việt Nam, tháng 9/1945 Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đã quyết định không dùng Âm lịch trong công vụ, nhưng không khuyến cáo nhân dân không nên dùng Âm lịch.

 Người Việt Nam có tục làm Giỗ Tổ Tiên, với ý nghĩ  ngày Giỗ là ngày hàng năm tưởng nhớ người đã khuất, vào đúng ngày ra đi. ngày Giỗ của năm nay theo Âm lịch, và ngày Giỗ năm sau thường  sai lệch nhau hơn 10 ngày theo quy luật của tự nhiên. Người  Việt cũng rất coi trọng ngày Tết, coi đó là ngày Lễ lớn có nhiều ý nghĩa trong năm. Ngày Tết thực ra chỉ là ngày mở đầu của một năm. Từ khi người Việt dùng Lịch thì cũngbắt đầu ăn Tết vào ngày mồng một tháng giêng, ngày đó gọi là Nguyên,Đán hoặc là Xuân Tiết nghĩa là ngày lễ mùa Xuân. Từ bản chất lịch pháp, ngày tháng theo Âm lịch không gắn liền với trời đất, thiên nhiên, khí hậu, nên hàng ngàn năm nay dân tộc ta ăn Tết vào ngày vô định của trời đất.Bỏ Âm lịch, dùng Dương lịch, thì đương nhiên ngày Tết sẽ là ngày mồng một tháng giêng Dương lịch, Ngày Tết cổ truyền vô cùng ý nghĩa vẫn giữ được nguyên vẹn Nguyên Đán đầunăm không hề thay đổi

Dương lịch tuy khoa học, thuận lợi cho người dùng, nhưng hiện có  điềuchưa thuận. Đó là, mỗi năm có 365 ngày, trong khi mỗi tuần lễ có 7 ngày, mỗi năm có 52 tuần lễ, dư 1 ngày dẫn đến “Thứ trong tuần” của “Ngày, Tháng” năm nay sẽ lệch so với “Thứ trong tuần” của cùng “Ngày, Tháng” của năm sau, Điều này làm mất tính đồng nhất, gây bất tiên cho người dùng. Cách khắc phục đơn giản là quy định Ngày cuối cùng của năm được đặt bằng một tên riêng nào đó, không nằm trong bảy “Thứ” của tuần lễ, và như vậy Dương Lịch sẽ là 1 Bản đồng nhất giống như  “Ngày nhuận” 29/2 sẽ có tên “Thứ” riêng, “Thứ nhuận” ,

Hy vọng những diều gợi ra sẽ là một tham khảo có ích đối với các nhà hoạch định chính sách nước nhà./.