Dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2023 Triển vọng và những thách thức

Trong những nỗ lực cải cách kinh tế và xã hội, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam đã đặt nhiều mục tiêu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng và minh bạch ngân sách nhà nước. Ngày 25 tháng 10 vừa qua, Báo cáo Công khai Dự toán Ngân sách năm 2023 do Chính phủ trình Quốc hội đã được Bộ Tài chính công khai trên cổng thông tin điện tử của Bộ, đồng thời kêu gọi các tổ chức và mọi công dân đóng góp ý kiến.

Hưởng ứng lời kêu gọi này, ngày 10 tháng 11năm 2022 tại Hà Nội, Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) đã tổ chức Tọa đàm “Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2023 Triển vọng và thách thức” với sự tham gia của đông đảo đại biểu đến từ các cơ quan chính phủ, tổ chức nghiên cứu, tổ chức xã hội và cơ quan truyền thông  nhằm thảo luận và đóng góp ý kiến độc lậpvề Dự toán ngân sách này. Bài viết phản ánh một số vấn đề  diễn ra tại Tọa đàm này.

ss1-1668585659.png

Bức tranh thu chi ngân sách

Tình hình thực hiện Ngân sách nhà nước năm 2022

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 kéo dài kinh tế thế giới biến động phức tạp khó lường, việc điều chỉnh chính sách tài khóa, tiền tệ của nhiều quốc gia đã tác động mạnh đến thị trường tài chính, hoạt động đầu tư và thương mại toàn cầu. Nhờ kiềm chế tốt dịch bệnh và triển khai hiệu quả các giải pháp hỗ trợ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội, kinh tế vĩ mô cả nước được duy trì ổn định, các cân đối lớn được đảm báo. Theo đó, nhiệm vụ thu chi ngân sách nhà nước (NSNN)năm 2022 được thực hiện khả quan với tổng thu NSNN đạt trên 1.614,1 nghìn tỉ đồng, tăng 14,3% so với dự toán, đạt 17,2%GDP và tổng chi NSNN là 2.035,4 nghìn tỉ, tăng 14,1% so với dự tán.

Trong cơ cấu tổng nguồn thu, thu nội địa là chủ yếu chiếm 80%,thu từ dầu thô đạt 68 nghìn tỷ, chiếm 4,2%, cân đối từ hoạt động XNK đạt  15,3% và viện trợ khoảng 0,5%. Đối với  cơ cấu chi , chủ yếu là chi thường xuyên chiếm 55%, tiếp đó là chi đầu tư phát triển đạt 32,6%; chi trả nợ lãi chiếm 4,9% , còn laij là các khoản chi khác,7,5%.

Bội chi Ngân sách cả năm lên tới 421,3 nghìn tỷ đồng bằng 4,5%GDP. Trong đó, bội chi cho các cương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và các dự án cần đẩy nhanh tuến độ khoản 0,41% GDP

Nét nổi bật trong thực hiện chính sacha tài khóa 9 tháng đầu năm 2022 là thực hiện chính sách tài khóa hỗ trợ các chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội thông qua chính sách thu, chi.

Số tiền miễn giản thuế khoảng 53,3 nghìn tỷ đồng trong tổng số miễn giảm dự kiến 95 nghìn tỷ và số tiền gia hạn nộp thuế khoản 97,9 tỷ trong tổng số dự kiến là135 nghìn tỷ đồng..

Dự thảo NSNN 2023, vấn đề đặt ra với dự toán 2023 và trong trung hạn

Với chủ trương ưu tiên kiểm soát lam phát, chính sách tiền tệ ở những nền kinh tế lớn bị thắt chặt, khiến tăng trưởng kinh tế thế giới chậm lại; giá dầu, giá lương thực và nhiều mặt hang tiếp tục tăng cao tạo áp lực gây lạm phát. Mặt khác xung đột chính trị dịch bệnh và BĐKH…vẫn tiềm ẩn nhiều rủi rođối với kinh tế toàn cầu.

Ở trong nước, bên cạnh nền tảng phục hồi, bền kinh tế  vẫn tiếp tục đối mặt với những thách thức nội tại của năng suất, chất lượng ,hiệu quả thấp và sức chống chịu, năng lực cạnh tranh chưa cao. Ngoaì ra thị trường tài chính còn bị chi phối bởi những diễn biến phức tạp toàn cầu,

Từ mục tiêu vĩ mô năm 2023 cần  đạt là tăng trưởng GDP 6,5%, giữ giá tiêu dùng bình quân CPI ở mức tăng 4,5% và tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu 8%/năm ;  mục tiêu NSNN 2023 được hướng vào : Hỗ trợ phục hồi và phát triển KT-XH; Cơ cấu lại nợ công gắn với huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, kiểm soát lạm phát và đảm bảo các cân đối lớn; Đảm bảo nguồn cho cải cách tiền lương và chính sách bảo hiểm xã hội; và Đẩy mạnh thực hiện cơ chế tự chủ tự đảm bảo kinh phí hoạt động của khu vực sự nghiệp công lập.

ss2-1668585665.png

Công khai thgu chi Ngân sách

Với mục tiêu vĩ mô cần đảm bảo, dự thảo NSNN 2023 đã dự toán tổng thu cân đối NSNN là 1.620,7 nghìn tỷ đồng và tổng chi là 2,976,2 tỷ . Với dự toán này, tỷ lệ huy động vào NSNN 2023 bằng 15,7 GDP; trong đó nguồn thu từ thuế và phí khoảng 13,3% GDP. Theo đó, bội cjhi NSNN cả năm 2023 lên tới 455,5 nghìn tỷ đồng tương đương 4,42% GDP và nợ công  ước tính lên 44%-45% GDP, nợ Chính phủ khoảng 41%-42% GDP và  nợ nước ngoài chừng 41%-42% GDP

Phân tích cơ cấu thu NSNN dự kiến năm 2023 cho thấy, nguồn thu nội dịa chiếm 82,3%, tăng 3,2% so với mức thực hiện của năm 2022. Trong đó, thu dầu thô đạt 42 nghìn tỷ đồng giảm 38,2% so với mức thực hiện của năm 2022;  thu cân  đối từ hoạt động xuất nhập khẩu khoảng 239 nghìn tỷ đồng chiếm 14,8% toongrthu, nhưng giảm gần 3% so với ước thực hiện của năm trước.nguồn thu viện trợ đạt 5,5 tỷ đồng chiếm 0,3% tổng thu, chỉ bằng 70% mức thực hiện của năm 2022.

Về cơ cấu chi NSNN. Dự toán chi NSNN năm 2023 là 2.076,2 nghìn tỷ đồng ,tăng 16,3% so với dự toán của năm trước. trong đó chi thường xuyên là 56,5%, tăng 5,4% so với dự toán của năm 2022; chi đầu tư phát triển là 35%, tăng 38,1%  so với dự toán của năm trước đó; chi trả nợ lãi chiếm 5% tổng chi, nhưng cao hơn năm trước 3,2 nghìn tỉ đồng (3,3%)

Theo Bộ Tài chính với bội chi 455,5 nghìn tỷ đồng trong năm 2023, mức bội chi của Ngân sách Trung ương (NSTW) tương đương 4,18%GDP và của NSĐP là 0,24% GDP ; nợ công đến cuối năm 2023 sẽ lên khoảng 44%-45% GDP.

Để thực hiện dự toán NSNN năm 2023, Ban soan thảo đã nêu ra 7 nhóm giải pháp thực hiện tập trung vào các mặt dưới đây:

1.Thực hiện nhất quán mục tiêu ưu tiên giữ vững nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn, thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi và phát triển bền vững các lĩnh vực kinh tế-xã hội

2.Quyết liệt thực hiện các giải pháp tăng thu, hoàn thành dự toán thu được giao ở mức cao nhất để đảm bảo nguồn lực các mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội

3 Cơ cấu lại chi NSNN gắn với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, phát triển bền vững; nâng cao hiệu quả quản lý, phân bổ, sử dụng NSNN; tăng cường kỷ luật,kỷ cương tài cghinhs,đảm bảo tính bền vững,an ninh,an toàn tài chính quốc gia,

4. Nâng cao hiệu lực, hieeyj quả hoạt động của hệ thống chính trị gắn với tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, tinh giản biên chế, đổi mới cơ chế tài chính dơn vị sự nghiệp công lập;

5. Tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm lafcacs tập đoàn, tổng công ty nhà nước; đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp;

6. Hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế kiểm tra giám sát đảm bảo vận hành ổn định, an toàn thị trường tài chính và dịch vụ tài chính; xử lý nghiêm hành vivi phạm, thúc đẩy cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế;

7. Cải cách hành chính kết hợp chuyển đổi số quốc gia đồng bộ,toàn diện, xây dựng chính phủ điện tử; tiếp tục cải rthieenj thực chất môi trờng đầy tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gfia, tăng tính công khai, minh bạch.

3 Đánh giá dự thảo dự toán NSNN2023 kiến giaỉ của các nhà khoa học và đai biểu tham dự tọa đàm

Bàn về dự thảo NSNN2023,PGS.TS Vũ Sỹ Cường ở Học viện Tài chính Việt Nam cho biết, Dự thảo  dã có dánh giá cơ bản về sự thay đổi thu chi NSNN. Theo đó  đã thuyết minh về thay đổi các khoản thu chi, chi tiết hóa bổ sung mục tiêu cho Ngân sách địa phương; thay đổi cơ cấu chi tiêu theo hướng tích cực, nâng mức chi đầu tư phát triển từ 26,1% lên 35 % trong dự toán.

ss3-1668585670.png

Quốc hội thảo luận về NSNN

Phân tích cơ cấu thu-chi NSNN trong cả giai đoạn từ  năm  2000 đến nay ông cho biết ,tổng thu liên tực gia tăng (từ bình quân52,3% GDP của giai đoạn 2001-2005  tăng lên 68%  GDP những năm 2011-2015 và đến năm 2023 lên tới 82,3% GDP cả nước); cơ cấu chi có sự biến động, gia tăng trong những năm từ 2000 đến 2015 sau đó giảm dần, đến năm 2023 còn 56,4%. Cơ cấu thu chi NSNN giai đoạn 2000-2023 được thể hiện trong bảng số 1

Bảng 1   Cơ cấu thu chi dự toán NSNN giai đoan 2000-2023

STT

Chỉ  số

BQ2001-2995

2006-2010

2011-2016

2022

2023

1

Tỷ lệ thu nội địa %

52,3

58,9

68

-

82,3

2

Cơ cấu chi thg.xuyên %

52,2

55,2

53,5

55,0

56,5

3

Chi đầu tư phát triển%

31,2

28,8

23

26,1

27,8

Nguồn Bộ Tài chính và Vũ Sỹ Cường 2022

Cơ cấu thu chi NSNN có thay đổi động tích cưc; song vẫn còn nhiều han chế. Trước hết; dự toán chi đầu tư chưa cụ thể, thiếu những giải thích về khu vực cần ưu tiên và trong các chương trình mục tiêu quốc gia, chưa có danh mục về dự  án chi đầu tư NSNN ở cấp TW. Dường như do còn lo ngại về việc thưc hiện nên dự toán vẫn còn quá thận trọng trong huy động nguồn thu

Về những nội dung cần được quan tâm  thông qua diễn đàn tọa đàm

Trong thông tin báo chí về NSNN2023- Thác thức và triển vọng, Ban tổ chức Tọa đàm cho biết, việc giải ngân đầu tư công còn thường xuyên chậm trễ, đã ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và hoạt động của hệ thống doanh nghiệp. Dự thảo NSNN 2023 còn thiếu thông tin chi tiết về chi đầu tư, chưa có danh mục dự toán chi đầu tư của ngân sách. Do vậy, cần có những thảo luận chi tiết hơn về chi đầu tư công trong Dự toán NSNN 2023 cả ở trung ương và địa phương.

Đối với dự toán thu NSNN năm 2023 và kế hoạch TCNS 2023-2025, nhiều đại biểu cho rằng, dư toán tăng thu còn quá thận trọng. Trong bối cảnh vĩ mô hiện nay, dự toán chỉ tăng 3,25 % so với ước thực hiện 2022, giá dầu thô đang lên và kim ngạch XNK tăng manh, song dự toán nguồn thu từ những lĩn vực này lại giảm nhiều so với năm 2022. Lạm phát trong năm 2022 và 2023 đều  cao hơn 5% nhưng Tổng thu NSNN giai đoạn 2023-2025 chỉ tăng so với 3 năm 2020-2022,  là những năm đạt  tỷ lệ huy động vào NSNN 15,7%GDP. Tỷ lệ này, thấp hơn trung bình của giai đoạn 2016-2021với mức đạt bình quân 24,6 % tính theo GDP cũ hoặc 18,5 % nếu tính theo GDP đã được  điều chỉnh.

Theo các nhà phân tích, tỉ lệ thu ngân sách trên GDP giảm có thể giảm nhẹ gánh nặng thuế đối với người dân và doanh nghiệp. Nhưng nếu chi ngân sách vẫn cao, thì cân đối ngân sách sẽ gặp khó khăn. Thêm vào đó, thực tế gánh nặng thuế-phí đối với doanh nghiệp và người dân không,có khuynh hướng giảm thấp nên cần được cân nhắc để xây dựng sát hợp với thực tiễn  nhằm tránh những rủi ro. Nhiều đại biểu cho rằng, báo cáo chưa đề cập đề cập đến các phương án dự phòng trong trường hợp nguồn thu NSNN có biến động; chưa có những kịch bản khác nhau cho kế hoạch tài chính NSNN 3 năm sắp tới hoặc trong trung hạn.

Cơ cấu NSNN là vấn đề thu hút đươc sự quan tâm của nhiều đại biểu. Cơ cấu này có sự thay đổi với việc tăng mạnh chi đầu tư (chiếm 35 % tổng chi cân đối NSNN, tăng 2.4 % so với dự toán năm 2022) nhưng giải pháp cho giải ngân lại chưa rõ. Nếu tiếp tục giải ngân kém như những năm qua, sẽ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, tính thanh khoản của thị trường vốn và thị trường tiền tệ.

Ý kiến tham vấn từ những bên liên quan

Dự thảo dự toán NSNN năm 2023 đã được công khai đúng quy định của Luật NSNN năm 2015 trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính vào ngày 25 tháng 10 năm 2022. Bộ Tài chính có thể tổ chức họp báo, toạ đàm giới thiệu Dự thảo dự toán NSNN hàng năm nhằm tạo cơ hội cho các tổ chức và người dân tham gia góp ý cho Dự thảo, góp phần thực hiện các khuyến nghị từ kết quả khảo sát công khai ngân sách quốc gia (OBS).

Tại tọa đàm kỳ này, Nguyên Phó Chủ nhiệm Uy ban Tài chính (UBTC) Quốc hội khoá XIV TS.Bùi Đặng Dũng nhận xét“Theo dõi báo cáo của Chính phủ về Dựt oán NSNN 2023  và báo cáo Thẩm tra của Uỷ Ban Tài chình Ngân sách (UBTCNS ) Quốc hội, tôi thấy dự toán thu ngân sách năm 2023 quá thận trọng, thiếu tích cực”

Đến từ Họcviện Tài chính, PGS, TS. Vũ Sỹ Cường  chia sẻ“Sau nhiều năm, lập dự toán chi đâu tư vẫn là điểm yếu. Việc thực hiện dự toán chi đầu tư công vẫn còn là thách thức lớn”

Giám đốcTrung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chiến lượcViệt Nam (VESS), thành viên Liên minh Minh bạch Ngân sách (BTAP) PGS.TS.Nguyễn Đức Thành nhấn mạnh Tôi đồng tình với lo ngại chung của các đại biểu trong tọa đàm  là bản Dự thảo Báo cáo Công khai Dự toán NSNN năm 2023 đã phản ánh trách nhiệm giải trình chưa cao. Một số chỉ tiêu quan trọng như thu ngân sách cần được dự báo và đặt mục tiêu sát với thực tiễn của nền kinh tế. hiện nay. Thêm vào đó, cần có sự đánh giát thận trọng hơn về các rủi ro vĩ mô đã hiện hữu sẽ ảnh hưởng đến thu-chi ngân sách 2023. Đồng thời cần dự kiến những giải pháp tình thế khi những rủi ro có thể xảy ra. Có như vậy mới thể hiện được trách nhiệm của ban soạn thảo và chất lượng của báo cáo.