Đường Kách mệnh tên cuốn sách dựa trên bản gốc, có thể hiểu là Đường Cách mạng, ghi lại những quan điểm của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong các lớp đào tạo cán bộ, do "Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức ở Á Đông" phát hành. Cuốn sách được chuẩn bị vào những năm từ cuối 1924 đến1926 và được xuất bản vào năm 1927
Là tác phẩm lớn, một dấu mốc quan trọng trong hoạt động cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cuốn sách thể hiện rõ tư tưởng trong thời kỳ chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức tiến tới việc thành lập Đảng Cộng sản ở Việt Nam, đồng thời cũng là một văn kiện lý luận đầu tiên của Đảng, đặt cơ sở tư tưởng cho đường lối cách mạng Việt Nam.
Với cách viết súc tích, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, nội dung sách đã khái quát được bối cảnh lịch sử đất nước và chỉ ra con đường đấu tranh cách mạng của dân tộc mà đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Nhân chuẩn bị kỷ niệm 100 năm, ngày cuốn sách ra đời, bài viết tóm lược số nội dung cơ bản để cùng trao đổi.
Bố cục và nội dung súc tích của tác phẩm
Cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề, triển khai theo ba nội dung cơ bản. Đó là: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; Tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và rút ra những bài học cho Việt Nam nhằm xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng. Cụ thể đã đề cập tới 15 chủ đề sau đây:
(1) Tư cách của một người cách mệnh;
(2) Vì sao phải viết sách này?;
(3) Cách mệnh;
(4) Lịch sử cách mệnh Mỹ;
(5) Cách mệnh Pháp;
(6) Lịch sử cách mệnh Nga;
(7) Quốc tế 45;
(8) Phụ nữ quốc tế;
(9) Công nhân quốc tế;
(10) Cộng sản thanh niên quốc tế;
(11) Quốc tế giúp đỡ;
(12) Quốc tế cứu tế đỏ;
(13) Cách tổ chức công hội;
(14) Tổ chức dân cày
(15) Hợp tác xã.[1]
Trong mục Vì sao phải viết sách này?, Tác giả đã tóm tắt nội dung cuốn sách với mục đích nói để đồng bào ta hiểu rõ về bản chất cách mạng. Từ mục tiêu đề ra với ước mong đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh. Cuốn sách chỉ ra những hành động trong hai chữ: Cách mệnh, Cách mệnh và Cách mệnh!. Theo đó, đã coi Đảng cách mệnh (Đảng cộng sản) là nhân tố quyết định cho sự thành công.
Ngưyễn Ái Quốc xác định, khái niệm lực lượng cách mạng dựa trên tiêu chí "ai bị áp bức càng nặng thì lòng cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết" nên "công nông là gốc cách mệnh", không chỉ vì họ chiếm số đông trong dân chúng mà cơ bản là họ bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất, tàn bạo nhất. Người xem "học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ đều là bầu bạn cách mệnh của công nông".
Nguyễn Ái Quốc đã đến Quảng Châu (Trung Quốc). Tại đây, Người tập hợp những người Việt Nam yêu nước, thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên. Công việc đầu tiên Người làm là mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ với tư cách vừa là giảng viên chính, vừa là người tổ chức và hướng dẫn lớp học.
Từ năm 1925 đến 1927, Người đã tổ chức được 3 lớp học với tổng số trên 75 học viên cách mạng. Các bài giảng của Người là tài liệu chính cho học viên nghiên cứu, trao đổi. Đầu năm 1927, những bài giảng này đã được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức tập hợp lại và xuất bản thành sách với tên gọi Đường kách mệnh.
Chủ đề tư tưởng của tác phẩm là vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, tổng kết thực tiễn phong trào cách mạng trong nước và quốc tế; trình bày hệ thống những vấn đề cơ bản của lý luận cách mạng, làm cơ sở cho việc hoạch định đường lối cách mạng ở Việt Nam.
Ngoài lời đề tựa, Kết cấu của cuốn sách được phân chia theo từng vấn đề tập trung vào 15 chủ đề chính’, được triển khai theo 3 nội dung cơ bản: Những vấn đề lý luận cách mạng chung; Tổng kết các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam; Xác định phương pháp tổ chức và hoạt động cách mạng.
Trên tờ bìa cuốn sách, ngay dưới tên sách, là câu trích tác phẩm Làm gì? của V.I.Lênin, “Không có lý luận cách mệnh thì không có cách mệnh vận động... Chỉ có theo lý luận cách mệnh tiền phong, Đảng cách mệnh mới làm nổi trách nhiệm tiền phong, khẳng định vai trò và tầm quan trọng của lý luận đối với sự phát triển của phong trào cách mạng.
Mở đầu cuốn sách, Nguyễn Ái Quốc đã chỉ rõ: Mục đích của sách này là để nói cho đồng bào biết rõ:
(1) Vì sao chúng ta muốn sống thì phải cách mệnh.
(2) Vì sao cách mệnh là việc chung của cả dân chúng chứ không phải việc của một vài người;
(3) Đem cách mệnh các nước làm gương cho chúng ta soi;
(4) Đem phong trào thế giới nói cho đồng bào ta rõ;
(5) Xác định ai là bạn? Ai là thù ?
(6) Cách mệnh thì phải làm thế nào? Để rồi đạt đến mục đích cao nhất là “đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm cách mệnh”.
Đường Kách mệnh dưới góc nhìn của các nhà nghiên cứu
Phân tích nôi dung cuốn sách,, nhiều nhà nghiêc cứu cho rằng: Nội dung tác phẩm đã nhằm vào: xác định chuẩn mực đạo đức của người cách mạng, những người đã và đang tham gia trực tiếp vào sự nghiệp đầy gian khổ, hy sinh, nhưng vẻ vang của dân tộc. Ở đây, Nguyễn Ái Quốc
đã thể hiện quan niệm Lý luận cách mạng hàm chứa các giá trị nhân văn của cách mạng đó là sự nghiệp hào hùng, oanh liệt, vẻ vang và người cách mạng phải có nhân cách, đạo đức mới tiếp thu được tinh thần của lý luận, mới làm tròn nhiệm vụ cách mạng khó khăn. Người nêu ra 23 tiêu chuẩn, quy tụ trong 3 mối quan hệ cơ bản của một con người.
Đối với chính mình, có 14 tiêu chuẩn: Cần kiệm; Hoà mà không tư; Quả quyết sửa lỗi của mình; Cẩn thận mà không nhút nhát; Hay hỏi; Nhẫn nại (chịu khó); Hay nghiên cứu, xem xét; Vị công vong tư; Không hiếu danh, không kiêu ngạo; Nói thì phải làm; Giữ chủ nghĩa cho vững; Hy sinh; Ít lòng tham muốn về vật chất và biết giữ Bí mật.
Đối với người, có 5 chuẩn mực: Với từng người thì khoan thứ. Với Đoàn thể thì nghiêm. Có lòng bày vẽ cho người. Trực mà không táo bạo. Hay xem xét người.
Đối với công việc, có 4 tiêu chuẩn: cụ thể Xem xét hoàn cảnh kỹ càng. Quyết đoán. Dũng cảm. và Phục tùng đoàn thể.
Những phẩm chất này làm thành các giá trị về nhân cách con người đang định hình và xuất hiện trong phong trào cách mạng của dân tộc.
Tác phẩm Đường Kách mệnh giải quyết các vấn đề về nguyên nhân dẫn đến cách mạng, các loại cách mạng và vai trò của nó trong lịch sử.
Về Đảng chính trị, Đường cách mệnh coi Đảng cách mệnh (Đảng cộng sản) là nhân tố quyết định sự thành công. Người viết: “Trước hết phải có Đảng cách mệnh, để bên trong thì vận động và tổ chức dân chúng, phía ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp ở mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh mới thành công. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. “Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”.Quan điểm này đã khẳng định như một vấn đề nguyên tắc, đặt nền móng lâu dài cho công tác xây dựng Đảng cả về tư tưởng và lý luận.
Những chỉ dẫn cơ bản trên đây là nền tảng lý luận hình thành khối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất trong cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
Đường cách mệnh đã coi đoàn kết là nhân tố quan trọng nhất để bảo đảm thắng lơi của cách mạng Việt Nam. Theo tác giả cuốn sách “An Nam dân tộc cách mệnh thành công thì tư bản Pháp yếu, tư bản Pháp yếu thì công nông Pháp làm cách mệnh giai cấp cũng dễ. Và nếu công nông Pháp cách mệnh thành công, thì dân tộc An Nam sẽ được tự do”. Mối quan hệ đó chính là hai cánh của con chim muốn bay cao và bay xa.
Nguyễn Ái Quốc xác định, quốc tế là người trong thế giới, bất cứ nước nào, dân tộc nào cũng đều có mục đích như nhau và hợp sức nhau để đạt mục tiêu mong muốn’. Chúng ta làm cách mệnh thì phải liên lạc tất cả những Đảng cách mạng trên thế giới để chống lại tư bản và đế quốc chủ nghĩa. Người đã tổng kết kinh nghiệm các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới và rút ra bài học cho cách mạng Việt Nam. Đường cách mệnh đã giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới: (Cách mạng Mỹ 1776, cách mạng Pháp 1789 và cách mạng Nga 1917). Từ sự phân tích tính chất, nội dung các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Người đã có những kết luận mang tính so sánh với tiến tình vận động lịch sử: Mặc dầu có ý nghĩa to lớn trong tiến trình phát triển của nhân loại, nhưng các cuộc cách mạng này vẫn là những cuộc cách mạng không triệt để; chỉ có cuộc cách mạng tháng Mười Nga là cuộc cách mạng triệt để. Người viết: “Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phuc, tự do, bình đẳng thật su. Cách mệnh Nga đã đuổi được vua, tư bản, địa chủ rồi, lại ra sức giúp công, nông các nước và những dân tộc bị áp bức, các nước thuộc địa làm cách mệnh để đập đổ tất cả đế quốc chủ nghĩa và tư bản trển thế giới”.
Phân tích các cuộc cách mạng điển hình, đối chiếu với nhu cầu khách quan của cách mạng Việt Nam là Độc lập cho dân tộc, tự do, hạnh phúc cho nhân dân, Người đã rút ra Dân tộc ta phải đi theo con đường cách mạng tháng Mười Nga, tức là theo con đường cách mạng vô sản, con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Đường cách mệnh giới thiệu công lao to lớn của quốc tế I, Quốc tế II; phê phán đường lối của những người cơ hội trong Quốc tế II và chỉ ra, cách mạng Việt Nam là một bộ phận khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Để đảm bảo sự thắng lợi, cách mạng nước ta phải dựa vào Quốc tế III, tức Quốc tế Cộng sản. Học tập kinh nghiệm của thế giới, tác phẩm hướng dẫn cách thức tổ chức, vận động quần chúng: Cách mạng Việt Nam phải tổ chức ra các đoàn thể quần chúng như công hội, nông hội, phụ nữ, thanh niên... theo đường lối của cách mạng tháng Mười Nga, của Quốc tế Cộng sản. Điều đặc biệt là tác phẩm Đường cách mệnh, đã trình bày hoàn chỉnh lý luận về hợp tác xã như một hình thức tổ chức kinh tế - xã hội, có vai trò vận động quần chúng nông dân đứng lên làm cách mạng.
Đường Kách mệnh cho biết, HTX đầu tiên sinh ra ở Anh quốc, năm 1761 một số thợ dệt vải rủ nhau lập ra hội “làm vải cho tốt và bán bán giá trung bình trong làng xóm ‘. Năm1864 một hội mới lập ra với 999 đồng vốn, đến năm1923 đã phát triển, mở mang đưa số vốn lên trên 5,67 triệu tăng gấp trên 6,3 lần và doanh thu hơn 47,8 triệu với trên 4,58 triệu hội viên. Nhiều quốc gia như Nga, Anh, Pháp, Đan Mạch, Đức, Nhật Bản đều phát triển HTX. Cách làm tuy có khác nhau, nhưng mục đích đều hướng vào làm cho những người vô sản hóa ra anh em; giúp đỡ lẫn nhau, bỏ hết thói cạnh tranh theo đạo lý nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó.
HTX khác với các hội buôn vì hội buôn vì lợi riêng, còn HTX được xây dựng vì lợi ích chung. Theo xu hướng phát triển, thường có các loại hình HTX tiền bạc (tín dụng), mua bán và HTX sinh sản giúp nhau làm ăn. Tùy theo hoàn cảnh của từng nơi cẽ có các HTX khác nhau, nếu nhiều nơi đã thành lập các HTX như nhau thì các HTX cần có quan hệ với nhau để xây dựng thế lực mạnh hơn; các HTX tính chất khác nhau cũng nên liên kết lại.
Nghiên cứu giá trị lý luận và thực tiễn của tác phẩm, các nhà phân tích nhận thấy:
Về lý luận:
Đường cách mệnh, đã trình bày những điều cốt lõi của học thuyết cách mạng Mác - Lênin, phù hợp với điều kiện của một nước thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc hậu; khẳng định tính phổ biến của các nguyên lý của học thuyết trên phạm vi toàn cầu. Tác phẩm đánh dấu một giai đoạn mới trong nhận thức lý luận, góp phần phát triển sáng tạo nhiều vấn đề trong lý luận cách mạng Mác - Lênin.
Về giá trị thực tiễn:
Đường Kách mệnh đóng vai trò quan trọng để tuyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam, trong kết hợp phong trào yêu nước với chủ nghĩa Mác, tạo lập các tiền đề tư tưởng và lý luận cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tác phẩm Đường Kách mệnh khẳng định rõ xu hướng lựa chọn con đường cách mạng, vừa thoả mãn được các nhu cầu khách quan của đất nước, vừa phù hợp với xu thế thời đại sau cách mạng tháng Mười Nga.
Đường Kách mệnh đã trở thành cuốn sách gối đầu giường của nhiều thế hệ cách mạng Việt Nam; đây là tài liệu mẫu mực trong học tập, vận dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào giải quyết các vấn đề thực tiễn. Trong những giai đoạn lịch sử mang tính bước ngoặt, nhiều vấn đề liên quan đến con đường cách mạng đã được xây dựng, tổ chức, đoàn kết các lực lượng cách mạng, vai trò lãnh đạo của Đảng và xây dựng Đảng vững mạnh.
Nói về Cách mệnh, Nguyễn Áu Quốc đã phân chia làm hai thứ Một là Dân tộc cách mệnh như An Nam đuổi Pháp, Ấn Độ đuổi Anh, Cao Ly đuổi Nhật, Philíppin đuổi Mỹ, Tàu đuổi các đế quốc chủ nghĩa để giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân nước mình, và thứ hai là thế giới cách mệnh. Khi tất cả dân cày, thợ thuyên thế giới ở bất kỳ nước nào, nơi nào đều liên hợp như anh em một nhà, để đạp đổ tất cả bóc lột, bất công, làm cho nước nào, dân tộc nào cũng được hạnh phúc, làm cho thiên hạ đại đồng. Đấy chính là thế giới cách mệnh.
Hai thứ cách mệnh tuy có khác nhau, vì dân tộc cách mệnh thì sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chống lại cường quyền. Còn thế giới cách mệnh thì vô sản giai cấp đứng đầu đi trước. Nhưng 2 cách mệnh ấy vẫn có quan hệ với nhau.
Đường kách mệnh với sứ mệnh mở đường
Mùa xuân năm 1927, “Đường kách mệnh”, đã được Bộ Tuyên truyền của Hội Liên hợp các dân tộc bị áp bức xuất bản lần đầu tiên, tại Quảng Châu (Trung Quốc). Sách đã tập hợp những bài giảng của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc tại các lớp huấn luyện chính trị cho những cán bộ đầu tiên của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, mở liên tiếp trong hai năm 1925-1926, hàm chứa những tư tưởng lớn mang tính quốc gia và quốc tế vĩ đại về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh.
“Đường kách mệnh” đã giới thiệu tính chất, nội dung các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới, thông qua những nội dung này, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc chỉ rõ: Muốn sống thì phải làm cách mạng và muốn làm cách mạng thành công phải có Đảng lãnh đạo, có chủ nghĩa Mác - Lênin làm nòng cốt, phải có phương pháp cách mạng, phải gắn cách mạng Việt Nam khăng khít của phong trào cách mạng thế giới. Người khẳng định: cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp của toàn dân chứ không phải của một vài cá nhân, đoàn kết trong đảng, đoàn kết toàn dân tộc là một nhân tố quan trọng nhất bảo đảm thắng lợi cho cách mạng Việt Nam...
Cuốn sách không chỉ là tài liệu huấn luyện cán bộ, mà còn là tác phẩm truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời, là sự chuẩn bị về chính trị, tư tưởng, lý luận và tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này.
“Đường kách mệnh” trình bày một cách khái quát những quan điểm cốt lõi của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường cách mạng Việt Nam, con đường Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, trước hết phải tập trung vào nhiệm vụ “dân tộc cách mệnh”, giành lấy quyền tự do bình đẳng của dân của nước để chuẩn bị tiền đề cho thế giới cách mệnh.
Đối tượng của “dân tộc cách mệnh” là đánh đổ chính quyền thuộc địa Pháp với Chủ thể là toàn dân tộc, lấy quần chúng công nông làm nền tảng. Thông qua việc đánh giá cao sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước truyền thống và việc phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, “Đường kách mệnh” chỉ ra lực lượng cách mạng là: Công nông là người chủ cách mệnh, vì công nông bị áp bức nặng hơn, vì họ là thành phần đông nhất cho nên sức mạnh hơn hết, là tay không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả thế giới, cho nên họ gan góc”. “Học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ không cực khổ bằng công nông; chỉ là bầu bạn cách mệnh của công nông”…
Cùng với những định hướng cụ thể về mục đích, đối tượng, nhiệm vụ, lực lượng và tổ chức tiền phong lãnh đạo cách mạng giải phóng dân tộc, “Đường kách mệnh” cũng đồng thời nêu lên mô hình nhà nước trong tương lai khi cách mạng thành công.
Mặc dù đồng tình với tư tưởng dân chủ tiến bộ mà cách mạng Mỹ và cách mạng Pháp đã tuyên bố trong Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của Mỹ và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm 1791, nhưng theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi”, nên: Muốn dân tộc được độc lập, muốn nhân dân lao động khỏi thân phận người nô lệ, thì phải làm cách mạng một cách triệt để, không thể đi theo con đường cách mạng tư sản, không thể thiết lập mô hình nhà nước cộng hòa tư sản, , Người từng viết “Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc”.
Trước khi có “Đường Kách mệnh”, những bài viết của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” đều bị chính quyền Pháp và tay sai liệt vào hàng quốc cấm. Tuy nhiên, sự ngăn cấm của kẻ thù không cản được lòng say mê của những người yêu nước Việt Nam. Họ đã bí mật truyền tay nhau những sách báo bị cấm và hơn thế nữa, đã tình nguyện tham gia các tổ chức bí mật, tìm đường xuất dương đi tìm chân lý. Sau khi dự các lớp, huấn luyện đa số hăng hái về nước truyền bá ngay những điều đã học. Những hạt giống đỏ cùng với “Đường kách mệnh” và các sách báo cách mạng khác đã thâm nhập sâu vào phong trào công nhân, nông dân, tiểu tư sản trí thức, từng bước trang bị kiến thức cách mạng cho những con người tràn đầy nhiệt huyết, sẵn sàng xả thân vì lý tưởng. Và như vậy “Đường kách mệnh” còn tiếp tục mang sứ mệnh mở đường đi tới tương lai. ./.