Hà Nội sắp diễn ra nhiều hoạt động của Hội đồng Thủ công Thế giới tại Việt Nam

Từ ngày 14-16/02/2025, tại Hà Nội, Hội đồng Thủ công Thế giới tổ chức trao tặng Bằng công nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu và có nhiều hoạt động thúc đẩy công tác bảo tồn và phát triển làng nghề tại Việt Nam. 

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội, nhằm thiết thực Mừng Đảng, Mừng Xuân, Mừng Đất nước bước vào “Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” và thúc đẩy giao lưu, hợp tác kết nối văn hóa, quảng bá hình ảnh Việt Nam – Đất nước – Con người và Thủ đô Hà Nội với bạn bè quốc tế, đặc biệt là trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, hợp tác quốc tế trong việc bảo tồn và phát triển các làng nghề truyền thống, trao đổi, hợp tác, xúc tiến thương mại giữa các thành phố trong Mạng lưới các Thành phố Thủ công Sáng tạo Toàn cầu. Đồng thời, khẳng định cam kết của Thủ đô Hà Nội trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa quốc gia. UBND thành phố Hà Nội giao Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội tổ chức Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025 từ ngày 14-16/02/2025 tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long (Ba Đình – Hà Nội).

img-9272-1738715397.jpeg
img-9270-1738714968.jpeg
img-9271-1738714992.jpeg
Một số mô hình khu trưng bày Lụa Vạn Phúc.

Với hơn 1350 làng nghề và làng có nghề, Hà Nội có nhiều lợi thế để đẩy mạnh phát huy di sản văn hóa làng nghề gắn với chiến lược phát triển du lịch, nông nghiệp sinh thái nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, phát triển kinh tế bền vững cho khu vực nông thôn. Luật Thủ đô năm 2024, Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2024-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được thông qua là đòn bẩy, tạo điều kiện cho các làng nghề phát triển bền vững và trở thành một trong năm trụ cột phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô. Việc 02 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc vừa được Hội đồng Thủ công thế giới ghi danh là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu không chỉ khẳng định những giá trị văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc trên trường quốc tế, mà còn là cơ hội để quảng bá hình ảnh văn hóa Việt Nam ra thế giới. Sự kiện này sẽ đóng góp vào việc nâng cao nhận thức cộng đồng về nghề thủ công truyền thống và thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn bền vững trên địa bàn Thủ đô.

img-9222-1738715170.jpeg
img-9225-1738715170.jpeg
img-9221-1738715170.jpeg
Một số phối cảnh khu trưng bày Gốm sứ Bát Tràng.

Thông qua việc tổ chức trang trọng Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu và Sự kiện trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội, năm 2025 nhằm mục đích: Tôn vinh những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống, nghệ thuật đặc sắc của hai làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc, khẳng định vị thế và vai trò quan trọng của các làng nghề trong việc bảo tồn và phát triển di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia; Khẳng định vị thế hình ảnh, thương hiệu làng nghề của Thủ đô Hà Nội trên trường quốc tế; nhằm góp phần tôn vinh và phát huy làng nghề, phố nghề trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Thể hiện niềm tự hào, trân quý danh hiệu là Thành phố nằm trong mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu mà Hội đồng Thủ công thế giới trao tặng là sự ghi nhận của cộng đồng Quốc tế về đóng góp tích cực của Thủ đô Hà Nội - mảnh đất trăm nghề - Thành phố sáng tạo, năng động hội nhập nhưng vẫn giữ những nét truyền thống của Việt Nam; Tạo không gian giao lưu, học hỏi giữa các nghệ nhân, thợ giỏi trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật và phát triển các mối quan hệ hợp tác lâu dài trong lĩnh vực thủ công mỹ nghệ; khuyến khích sự đổi mới, sáng tạo trong thiết kế và sản xuất các sản phẩm, nhằm mở rộng thị trường, nâng cao giá trị thương mại, và khả năng cạnh tranh của sản phẩm; Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa làng nghề, thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, trải nghiệm góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, tạo thêm cơ hội việc làm và nâng cao đời sống cho người dân.

img-9303-1738715281.jpeg
img-9304-1738715282.jpeg
img-9302-1738715281.jpeg
Một số hình ảnh phối cảnh tại sự kiện.

Sự kiện giàu ý nghĩa này, đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Hội đồng Thủ công thế giới, lãnh đạo và nghệ nhân tiêu biểu đến từ các thành phố trong Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu, cộng đồng nghệ nhân, thợ giỏi Việt Nam với chuỗi hoạt động chính như sau:

- Lễ khai mạc và đón bằng công nhận 02 làng nghề gốm sứ Bát Tràng, dệt lụa Vạn Phúc là thành viên Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng tạo toàn cầu diễn ra vào 19h30 ngày 14/02/2025;

Trưng bày, trình diễn, tạo tác sản phẩm làng nghề tiêu biểu của Thành phố Hà Nội và làng nghề nằm trong Mạng lưới các thành phố Thủ công sáng toàn cầu để giao lưu các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tiêu biểu giữa các quốc gia từ ngày 14-16/02/2025, với các phân khu chức năng: Không gian gốm Bát Tràng; Không gian lụa Vạn Phúc; Không gian các làng nghề ứng cử viên tiềm năng của Hà Nội; Không gian của một số làng nghề các tỉnh, thành phố; Không gian của các nghệ nhân, làng nghề quốc tế; Không gian văn hóa trà và các sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô Hà Nội; Sân khấu khai mạc; Khu cây cảnh, sinh vật cảnh; Khu ánh sáng và các hoạt động trong khuôn khổ Sự kiện;

Hội nghị giữa Lãnh đạo thành phố Hà Nội với Lãnh đạo Hội đồng Thủ công thế giới và 03 Thị trưởng các thành phố Kokand, Rishtan, Margilan của Uzbekistan và Đại sứ quán của Uzbekistan dự kiến tổ chức vào lúc 09h ngày 15/02/2024;

Tổ chức đưa đoàn quốc tế đi thăm quan, làm việc tại các địa phương, làng nghề, các di tích lịch sử, di sản văn hóa của Thủ đô: Để trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm phát triển các làng nghề đã được công nhận nằm trong mạng lưới Hội đồng Thủ công thế giới; gặp gỡ giao lưu giữa các nghệ nhân trong mạng lưới Hội đồng Thủ công thế giới với các nghệ nhân, thợ giỏi của làng nghề Hà Nội về cải tiến mẫu mã bao bì, sản phẩm, xây dựng thương hiệu…

- Tại sự kiện cũng sẽ diễn ra các hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại; giao lưu văn hóa, nghệ thuật, ẩm thực đặc sắc; đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá giới thiệu hình ảnh làng nghề Thủ đô; và các hoạt động tăng cường giao lưu hữu nghị giữa các quốc gia tham dự sự kiện.