Báo cáo Điểm lại nhấn mạnh, sau giai đoạn giảm tốc của năm 2023, nền kinh tế Việt Nam đang phục hồi tích cực. Xuất khẩu hồi phục, tiêu dùng và đầu tư tư nhân trên đà tăng trưởng. Theo giá so sánh và trong điều kiện thị trường còn biến động, xuất khẩu được dự báo tăng 3,5% trong năm 2024. Mức tăng này phản ánh nhu cầu toàn cầu dần cải thiện và lĩnh vực bất động sản trong nước sẽ phục hồi vào cuối 2024 và cả năm sau. Khi các nhà đầu tư và người tiêu dùng lấy lại niềm tin, tổng đầu tư và tiêu dùng tư nhân sẽ gia tăng cùng tổng cầu thế giới được cải thiện, nhiều khả năng nền kinh tế sẽ tăng 5,5% trong năm 2024.
Báo cáo Điểm lại những nội dung cốt lõi
Báo cáo cho rằng, tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế thông qua chính sách tài khóa để củng cố sự phục hồi có tầm quan trọng đặc biệt. Theo đó, cần đẩy nhanh tốc độ triển khai các dự án đầu tư hạ tầng được tài trợ bởi nguồn lực công. Điều này giúp kích thích mạnh nền kinh tế với tiềm năng tăng trưởng là 0,1% GDP của mỗi mức tăng 1% đầu tư công. Trong bối cảnh dư địa cắt giảm lãi suất bị hạn chế bởi chênh lệch giữa lãi suất thị trường trong nước và thế giới, đầu tư công là một nội dung quan trọng.
Cùng với thu chi ngân sách có thể bị suy giảm khi chi tiêu công được đẩy mạnh hơn, thâm hụt ngân sách đươc dự báo sẽ tăng lên 1,6% GDP vào năm 2024, trước khi giảm xuống 1,1% vào năm 2025. Điều này phù hợp với Chiến lược Tài khóa trong giai đoạn 2021-2030.
Đảm bảo ổn định của khu vực tài chính là điều quan trọng. Tập trung quản lý rủi ro tiềm ẩn liên quan đến nợ xấu gia tăng, bao gồm cả giá trị tài sản giảm trên thị trường bất động sản và vùng đệm vốn của các ngân hàng thương mại còn mỏng. Suy giảm của thị trường bất động sản có thể dẫn đến nguồn vốn của các ngân hàng suy yếu. Theo W.B “Đầu tư vào dự án hạ tầng công tạo ra nhiều lợi ích lâu dài bên cạnh việc kích thích kinh tế”. Giám đốc Khu vực Đông Á và Thái Bình Dương của W.B về Kinh tế Vĩ mô, Thương mại và Đầu tư Sebastian Eckardt cho biết “Nỗ lực tăng cường quản lý đầu tư công sẽ giải quyết được điểm nghẽn cơ sở hạ tầng quan trọng về năng lượng, giao thông và hậu cần được cho là nền tảng để tăng trưởng kinh tế dài hạn của Việt Nam.”
Chuyên đề đặc biệt của báo cáo Điểm lại đã đưa ra những khuyến nghị nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, góp phần tăng trưởng năng suất của nền kinh tế. Báo cáo đã nhấn mạnh, sự cần thiết phải có một môi trường thuận lợi hơn do rào cản mang tính cơ cấu còn tồn tại trong nhiều lĩnh vực, bao gồm cả rào cản pháp lý và thiếu hụt kỹ năng ngày một gia tăng. Mặt khác, tỷ lệ hấp thụ công nghệ thấp gia tăng và những thách thức tài chính ở giai đoạn đầu đòi hỏi những hỗ trợ từ các tổ chức công quyền.
Để nuôi dưỡng các doanh nghiệp đổi mới sáng tạo, Việt Nam cần phải, Đổi mới chương trình hỗ trợ hệ sinh thái quan trọng của chương trình 844 theo hướng xây dựng các doanh nghiệp sẵn sàng tiếp nhận đầu tư. Hoạt động này bao gồm cả cải thiện cơ chế hỗ trợ, tạo thuận lợi cho các nhà quản lý tư nhân trong thành lập các quỹ đầu tư trong nước và nâng cao năng lực của các bên liên quan đến hệ sinh thái vườn ươm và hỗ trợ phát triển ý tưởng sáng tạo.
Đơn giản hóa các quy định là điều cần thiết nhằm đẩy nhanh nhịp độ cải cách để giải quyết những rào cản pháp lý đối với quỹ đầu tư trong nước đối với đầu tư váo doanh nghiệp khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo và đơn giản hóa các thủ tục tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư từ bên ngoài vào Việt Nam, đặc biệt đối với đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tăng cường đóng góp của giới học thuật và nghiên cứu công Theo hướng này, cần tạo điều kiện cho các đại học và tổ chức nghiên cứu công, nhằm đóng góp thiết thực cho hoạt động khởi nghiệp, thông qua việc hỗ trợ phát triển ý tưởng, đào tạo khởi nghiệp và đổi mới qua các mô hình hợp tác công tư. Theo đó, khu vực nghiên cứu công có thể đóng vai trò to lớn hơn bằng hiện đại hóa khuôn khổ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ và nỗ lực nghiên cứu những nội dung phù hợp với tiềm năng thương mại hóa và xây dựng năng lực của các tổ chức nghiên cứu trong chuyển giao công nghệ hiệu quả cho các công ty khởi nghiệp.
Những nét mới của kinh tế vĩ mô Viêt Nam
Trong cập Nhật Kinh Tế Vĩ Mô Việt Nam năm 2024, W.B cho biết Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng vừa phải, đạt 0,47% trong tháng 4 năm 2024 so với 0,02% cùng kỳ năm trước, IIP đã cải thiện tăng 6,3% so cùng kỳ giảm của tháng 4 năm 2023. Tuy nhiên, hiệu suất giữa các tiểu ngành không đồng đều với tốc độ tăng trưởng ít tương đồng (máy móc thiết bị tăng 8,1%, máy tính và sản phẩm điện 4,6%, sản phẩm gỗ 5,4% và xe có động cơ 3,2%.)
Chỉ số quản trị mua hàng (PMI) tăng trở lại, đạt 50,3 tăng so với 49,9 trong tháng 3 cho thấy, triển vọng sản xuất công nghiệp được cải thiện nhờ vào số lượng đơn hàng mới được phục hồi
Trong hoạt động thương mại và dịch vụ, doanh số bán lẻ còn yếu, được ghi nhận bởi tăng trưởng không đáng kể, chỉ tăngt 0,06% so với tháng trước, tăng 2,07% so với cùng kỳ năm trước và thấp hơn nhiều so với mức trung bình đạt được trước đại dịch là 11,5%, của giai đoạn 2017-2019. Thực tế còn cho thấy, nhu cầu tiêu dung suy yếu đối với cả hàng hóa và dịch vụ.
Xuất nhập khẩu hàng hóa chưa ổn định. Dữ liệu được điều chỉnh theo mùa trong tháng 4 năm 2024 cho thấy, sự sụt giảm cả trong xuất khẩu và nhập khẩu. Xuất khẩu giảm tháng thứ ba liên tiếp. Trong tháng 4 ở mức 1,6% với xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc và Nhật Bản đều giảm. Nhập khẩu cũng giảm 0,6% trong tháng so với mức tăng 3,74% của tháng trước đó.
Vốn FDI tiếp tục ổn định trong 4 tháng đầu năm 2024 với cam kết và giải ngân FDI lũy kế tính đến cuối tháng 4 năm 2024 tương ứng đạt 9,3 tỷ USD và 6,3 tỷ USD, tăng 20,8% và 8,6% so với cùng kỳ năm trước. Sản xuất, chế biến và bất động sản vẫn là những lĩnh vực được quan tâm.
Lạm phát chung tăng nhanh trong khi lạm phát lõi giữ ổn định. Chỉ số giá tiêu dung (CPI) đã tăng lên 4,4% trong tháng 4 so với 4,0% trong tháng 3. Thực phẩm và nhà ở tiếp tục là tác nhân chính gây ra lạm phát CPI kể từ tháng 9 năm 2022, với giá ở một số phân khúc thị trường nhà ở tăng ở các thành phố lớn. Lạm phát cơ bản duy trì ổn định ở mức 2,8% trong tháng 4 /2024.
Tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy, đầu tư tư nhân tiếp tục yếu. Cuối tháng 3 năm 2024, tín dụng trong nền kinh tế tăng 1%, đạt mức tăng trưởng 11,2%, thấp hơn so với mức trần dự kiến là 15% trong năm.
Cán cân Thanh toán Quốc tế (BOP) đạt thặng dư cuối năm 2023, tỷ giá hối đoái chịu áp lực do đồng đô la USD mạnh lên. Chỉ số đô la Mỹ tăng từ 102,4 vào cuối tháng 12 năm 2023 đã lên mức 105,1 vào cuối tháng 4 năm 2024, gây áp lực lên nhiều tỷ giá hối đoái trên thế giới. Tỷ giá trung tâm VNĐ/USD đã tăng 2% so cùng kỳ.
Theo W.B, nhu cầu bên ngoài và trong nướcc diễn biến trái chiều đã dấy lên mối lo ngại về tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Nhà chức trách có thể thực hiện các hành động để hỗ trợ nền kinh tế. Triển vọng giảm lãi suất của Mỹ vẫn chưa chắc chắn và do chênh lệch lãi suất hiện tại giữa thị trường trong nước và thị trường quốc tế khiến các phương án chính sách tiền tệ tiếp tục bị hạn chế.
Về những diễn biến gần đây của nền kinh tế vĩ mô
Phân tích, cập nhật nhứng diễn biến kinh tế vĩ mô gần đây trong nền kinh tế Việt Nam, W.B nhận thấy
Sản xuất công nghiệp tăng trưởng vừa phải. Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP), đạt 0,47% tháng 4 năm 2024 so với 0,02% của cùng kỳ năm trước. Chỉ số IIP được cải thiện tới 6,3% so cùng kỳ suy giảm vào tháng 4 năm 2023.
Chỉ số PMI đã tăng trở lại trên mức 50 (đạt 50,3) cho thấy triển vọng sản xuất công nghiệp được cải thiện nhẹ với số lượng đơn đặt hàng gia tăng trở lại trong tháng 4.
Doanh số bán lẻ tăng yếu. Tăng trưởng doanh số bán lẻ ghi nhận ở mức tăng 0,06% trong tháng 4, giảm từ mức 0,94% vào tháng 3 năm 2024. So với cùng kỳ năm 2023, doanh số bán lẻ chỉ tăng 2,07% trong tháng 4 năm 2024, so cùng kỳ trong tháng 3 và thấp hơn nhiều so với mức trung bình đạt được trước đại dịch (11,5% trong những năm 2017-2019). Thực tế diễn ra cho thấy, nhu cầu tiêu dùng yếu đối với cả hàng hóa và dịch vụ. Doanh số bán hàng hóa (khoảng 80% tổng doanh số bán lẻ) đạt mức tăng trưởng 0,25% vào tháng 4 năm 2024, giảm từ mức 1% trong tháng 3. Tương tự, doanh số bán dịch vụ cũng giảm trong tháng 4 năm 2024 với tốc độ tăng trưởng chậm lại là 0,29% so với 1,2% của một tháng trước đó. Sự giảm tốc độ tăng trưởng doanh số bán lẻ hàng hóa và dịch vụ có thể là do niềm tin của người tiêu dùng ở mức thấp và do nền kinh tế tăng trưởng chậm trong năm 2023.
Xuất nhập khẩu hàng hóa chưa ổn định. Dữ liệu thương mại hàng hóa được điều chỉnh theo mùa vụ trong tháng 4 năm 2024 cho thấy, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều giảm, chỉ dấu này cho thấy, sự phục hồi không chắc chắn sau suy thoái của hoạt động xuất nhập khẩu. Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4 năm 2024 giảm tương ứng 1,6% và 0,6%. Sự sụt giảm xuất khẩu trong tháng 4 phần lớn ở 2 nhóm sản phẩm máy móc và thiết bị, giảm 2,41% và hàng dệt may giảm khoảng 1,7%. Xuất khẩu sang EU, Hàn Quốc và Nhật Bản trong nhóm các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam đều giảm lần lượt ở mức 1,3%, 5,4% và 3,9% so với tháng trước.
So với cùng kỳ năm 2023, cả xuất khẩu và nhập khẩu đều đạt tốc độ tăng trưởng khá cao, lần lượt là 11% và 18,8% vào tháng 4 năm 2024, so cùng kỳ đạt thấp của tháng 4 năm 2023.
Cam kết FDI đạt 4,3 tỷ USD cao hơn 38,5% so với cùng kỳ năm 2023 trong đó lĩnh vực sản xuất công nghiệp chế tạo chế biến và bất động sản vẫn là hai lĩnh vực chính được quan tâm.
Giải ngân FDI ghi nhận mức tăng trưởng vững chắc trong hai tháng đầu năm 2024 (cao hơn 9,8% so với hai tháng đầu năm 2023 1,3 tỷ USD).
Lạm phát chỉ số giá tiêu dung (CPI) tăng nhanh trong khi lạm phát lõi giữ ổn định. Lạm phát CPI đã tăng lên 4,4% trong tháng 4 từ mức 4,0% trong tháng 3. Sự gia tăng xuất hiện trên diện rộng. CPI trong ngành vận tải được thúc đẩy bởi giá dầu tăng 14,6% (dầu thô Brent) phản ánh sự mạnh lên của đồng đô la Mỹ và xung đột tiếp diễn ở Châu Âu và Trung Đông. Giá thực phẩm và nhà ở tiếp tục là tác nhân chính gây ra lạm phát CPI kể từ tháng 9 năm 2022, với giá phân khúc thị trường nhà ở tăng cao tại nhữngg thành phố lớn. Lạm phát cơ bản duy trì ổn định ở mức 2,8% vào tháng 4 năm 2024, tương đương với mức trung bình của ba tháng đã qua.
Tăng trưởng tín dụng chậm cho thấy đầu tư tư nhân tiếp tục suy yếu. Sau suy giảm trong hai tháng đầu năm 2024, tín dụng cho nền kinh tế tăng nhẹ 1% trong tháng 3. So với cùng kỳ năm 2023, đến cuối tháng 3 năm 2024 tăng trưởng tín dụng đạt 11,2% dưới mức tăng trưởng dự kiến 15% của NHNN trong năm. Mặc dù môi trường lãi suất tương đối thấp, nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng lại khá chậm, điều này, phản ánh sự thận trọng của người tiêu dùng và nhà đầu tư trước những tín hiệu kinh tế trái chiều.
Cán cân Thanh toán Quốc tế (BOP) có thặng dư vào cuối năm 2023, tỷ giá lại chịu áp lực do đồng đô la Mỹ mạnh lên. Chỉ số đô la Mỹ mạnh lên từ cuối tháng 12 năm 2023 đã tạo áp lực lên nhiều tỷ giá hối đoái trên thế giới. Ngân hàng Nhà nước đã kiểm soát thị trường thông qua việc tăng tỷ giá trung tâm đồng thời áp dụng một số biện pháp can thiệp và thắt chặt dần thanh khoản, dẫn đến sự gia tăng lãi suất liên ngân hàng qua đêm từ 0,51% vào cuối năm 2023 lên 4,6% trong tháng 4 năm 2024. Mặt khác, tỷ giá VNĐ/USD trên thị trường tự do lại tăng tới 8% trong cùng giai đoạn.
Việc thực thi ngân sách tiếp tục được đẩy mạnh để hỗ trợ nền kinh tế. Lũy kế thu ngân sách 4 tháng đầu năm 2024 tăng 10,1% so với cùng kỳ năm 2023, đạt 733,4 nghìn tỷ đồng vào cuối tháng 4. Lũy kế chi tiêu công đạt xấp xỉ 522,2 nghìn tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2024, cao hơn 4,4% so với cùng kỳ năm 2023. Giải ngân đầu tư công đến cuối tháng 4 năm 2024 đạt 115 nghìn tỷ đồng, bằng 14,7% dự toán vốn ngân sách hàng năm được Quốc hội thông qua và cao hơn 4,5% so với cùng kỳ năm 2023.
Thay cho lời kết
Từ những tồn tại và hạn chế nêu ra, theo chuyên gia của W,B cần tiếp tục theo dõi nhu cầu bên ngoài và trong nước với những diễn biến trái chiều làm dấy lên mối lo ngại về tốc độ phục hồi của nền kinh tế. Các nhà chức trách có thể thực hiện các hành động để hỗ trợ nền kinh tế, bao gồm thông qua giải ngân ngân sách đầu tư và thực hiện cải cách cơ cấu giúp tăng năng suất của khu vực tư nhân.
Triển vọng giảm lãi suất của Mỹ vẫn chưa chắc chắn và với chênh lệch lãi suất hiện tại, các lựa chọn chính sách tiền tệ tiếp tục bị hạn chế.