Mỹ nhân hào kiệt - Anh hùng (Tiểu thuyết lịch sử) - Kỳ 26

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc tác phẩm “Mỹ nhân  hào kiệt - Anh hùng” là Tập XII trong Bộ tiểu thuyết lịch sử Việt Nam Diễn Nghĩa của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024. 

Kỳ 26.

Hùng Thắng đã liên kết với Thi Sách để khởi nghĩa nhưng việc bại lộ, Hùng Thắng cũng như Thi Sách bị giết chết. Bốn em trai của Hùng Thắng cũng bị Tô Định giết hại, chỉ có hai người trốn thoát. Thù nhà nợ nước, Xuân Nương đã lập căn cứ chống quân Hán ở trang Tuế Phòng, xã Hương Nội trên bờ sông Thao. Thi Bằng, em Thi Sách và là chồng Xuân Nương đem 1.000 nghĩa quân về theo Trưng Trắc.

18.Nữ tướng Mai Lan tham gia cuộc khởi nghĩa lớn của chị chồng là Lê Thị Hoa ở Huyện Dư Phát, Quận Cửu Chân, đã để cho chị lãnh đạo nghĩa quân, còn Mai Lan về tụ nghĩa ở Mê Linh.

19.Nữ tướng Thiện Nhân, Thiện Khánh là hai chị em sinh đôi, con ông Nguyễn Công, mẹ là Nhã Nương, quê ở làng Thời Cử, Đường An, huyện Khúc Dương, quận Giao Chỉ. Hai chị em giỏi võ nghệ, căm thù quân xâm lược, đã về tụ nghĩa dưới cờ với Trưng Trắc, Trưng Nhị.

  20.Lê Thị Lan quê quán Đường Lâm, Sơn Tây và em là Lê Anh Tuấn, đã khởi nghĩa chống Tô Định ở Đường Lâm, đã đánh cho quân Hán nhiều trận khiến chúng khiếp đảm, đã đem 1.000 quân về Mê Linh.

21.Quý Lan: quê quán Lĩnh Động, Chí Linh, Hải Dương,  phó tướng của Phạm Thị Trâm, khởi nghĩa ở Tây Châu, Nam Trực[1], quận Giao Chỉ.

22. Đỗ Thị Dung, quê quán làng Phi Hiển, Huyện Câu Lậu, quận Giao Chỉ[2]. Bố là ông Đốc Hinh bị Tô Định giết chết. Đỗ Thị Dung cùng em là Đỗ Xuân Quang khởi nghĩa chống Hán. Khi Trưng Vương khởi nghĩa, Đỗ Thị Dung, Đỗ Xuân Quang cùng em kết nghĩa là Chu Liên về Mê Linh tụ nghĩa.

23.Quách A- Khâu Ni, quê quán Bạch Hạc[3] quận Giao Chỉ, đã khởi nghĩa chống Hán ở trang viên Khâu Sa, Bạch Hạc, đem 1.000 nghĩa binh cùng Phó tướng Trương Thị Cả về Mê Linh tụ nghĩa.

24.Bà Chúa Bầu: Quê quán Lập Thạch[4], quận Giao Chỉ, đã khởi nghĩa chống Tô Định tại Lập Thạch, sông Lô, nhiều trận tấn công quân Hán, đem phó tướng Vũ Thị Thiết và 1.000 quân về tụ nghĩa ở Mê Linh.

25.Ông Cai: Quê quán Nam Nguyễn, Bà Vì, quận Giao Chỉ. (cùng quê Bà Thiện Man, thân mẫu Hai Bà Trưng).

26.Trịnh Thị Cực (Nàng Cực): Quê quán Thôn Quán Các, xã Tân Thịnh, huyện Nam Trực[5],quận Giao Chỉ. Chồng là Nguyễn Văn Hinh bị Tô Định giết hại. Nàng Cực khởi nghĩa, đánh giặc ở Căn cứ Điền Quy Cực, Giao Thủy. Hội nhập dưới cờ Mê Linh nhưng ở lại Nam Định lại để sau này tấn công Luy Lâu.

27. Ba chị em Bà Dưỡng: quê quán xã Đường Lâm, quận Giao Chỉ, cùng hai người em là ông Bỉnh và ông Bạc về Mê Linh.

28. Sa Giang: quê quán Trường Sa (Hồ Nam Trung Quốc) người Hán.

29.Tống Vĩnh Huy, quê quán Tiên Nha[6], quận Giao Chỉ.

30. Ba anh em họ Đào: Đào Chiêu Hiến, Đào Tam Lang (Đào Kỳ), Đào Đô Thống, lập căn cứ chống Hán ở trang Tiên Nha, Yên Lạc, Vĩnh Phúc. Đào Tam Lang, tên thật là Đào Kỳ, quê Cửu Chân (Thanh Hóa), Cha Là Đào Thế Kiệt, một lạc hầu yêu nước tại Cửu Chân. Đào Tam Lang văn võ song toàn. Năm 15 tuổi mồ côi cha mẹ, lấy vợ là Nguyễn Phương Dung quê ở trang Vĩnh Tế, xã Mai Lâm, huyện Lang Tài (Bắc Ninh), giỏi văn võ, dung mạo như hoa. Nguyễn Phương Dung đã khởi nghĩa chống quân Hán vì cha và hai em là Nguyễn Hiển và Nguyễn Minh bị Tô Định giết hại. Năm 40 hai vợ chồng đem 100 người nhà về Mê Linh theo bà Trưng.

31.Trần Thiếu Lan, quê ở hồ Động Đình (thuộc Hồ Nam Trung Quốc

32.Cả Lợi-em là Hai Lợi đã lập căn cứ chống Hán ở Vĩnh Tường, quận Giao Chỉ.

33.Đàm Ngọc Nga (Nàng Trăng, quê quán Thanh Thủy, Thanh Sơn, quận Giao Chỉ. .

34. Trần Nang, quê quán làng Thái Lai, Thượng Hồng,[7] quân Giao Chỉ, bố là Trần Hậu bị Tô Định giết chết, cùng chồng là Hùng Thiên Bảo khởi nghĩa, nhiều lần đã đánh cho giặc Hán phải tháo chạy. Trần Nang cùng chồng đem quân về với Mê Linh.

   35.Nàng Nước: Quê quán xã Kiêu Kỵ, huỵện Gia Lâm,        Giao Chỉ.

36.Quỳnh Nương, Quế Nương, quê quán châu Đại Man, Chiêm Hóa, Tuyên Quang.

37.Đinh Tĩnh Nương, Đinh Bạch Nương: Quê quán Hoa Lư, quận Giao Chỉ.

38.Trần Quốc: Đã khởi nghĩa chống Hán ở Hạ Tốn, Gia Lâm, Giao Chỉ, đem 2.000 quân và Phó tướng An Bình Lý, Thùy Nương về tụ nghĩa ở Mê Linh.

39.Nái Sơn, quê quán Lập Thạch, quận Giao Chỉ, phó tướng tham gia khởi nghĩa của Phạm Thị Trâm ở Nam Trực, quận Giao Chỉ.

40.Thánh Thiên, quê Yên Dũng, Bắc Giang.

41.Vương Thị Tiên, xã Gia Sinh, Gia Viễn, Câu Lậu, quận Giao Chỉ, đã khởi nghĩa chống Hán tại sơn trang Cự Lai, Động Hoa Lư, đem 2.000 nghĩa binh cùng phó tướng Đặng Văn Phúc về Mê Linh.

42.Đô Thiên, người Hán Quê quán Trường Sa, Hồ Nam, Lĩnh Nam. Đô Thiên (Trung nghĩa Đại tướng quân). Đô Thiên, làm quan, bạn với thứ sử Hán Trung là Trần Tự Sơn vốn là vị quan tốt, vua Hán bắt giam Trần Tự Sơn. Đô Thiên thấy bạn bị oan ức, từ quan. Quy thuận Hai Bà Trưng. Phong ông làm Động Đình Công, chức Trung Nghĩa Đại Tướng quân. Dưới trướng của Đô Thiên có Minh Giang được phong là phấn uy Đại Tướng.

43.Nhật Trực, ở làng Chu Phan, xã Trung Châu, Đan Phượng, Giao Chỉ,  Phó tướng của Lê Chân.

44. Hải Thềm, ở làng Chu Phan, xã Trung Châu, Đan Phượng, Giao Chỉ, phó tướng của Lê Chân.

45.Nàng Tía: quê quán Vĩnh Ninh, xã Vĩnh Quỳnh, huyện Thanh Trì, Giao Chỉ, đã khởi nghĩa đánh quân Hán.

46.Hướng Thiện, Quê quán Long Biên, Giao Chỉ, khởi nghĩa chống quân Hán, năm 40 về tụ nghĩa ở Mê Linh.     

47.Trần Thị Nguyệt là tì tướng, ở trang Mỹ Lộc, Thôn Mỹ Bổng, xã Việt Hùng, Vũ Thư, quận Giao Chỉ.

48.Chàng Út, ở làng Chu Phan, xã Trung Châu, Đan Phượng, quận Giao Chỉ.

49.Ba anh em Vịt: Chàng Vịt anh cả, chàng Vịt Hai, chàng Vịt Ba tham gia nghĩa quân Hai Bà Trưng

50. Đỗ Năng Tế, ba vợ là Tạ Cẩn Nương, Đặng Xuân Nương, Lý Thanh Nương đã về với hai Bà Trưng.

51. Bạch Đẳng-Cao Lôi: Quê Vĩnh Lại, xã Vĩnh Hào, huyện Vụ Bản, quận Giao Chỉ. Khi về với Bà Trưng, được cử đi khắp đạo Sơn Nam chiêu tập nghĩa binh, được nhân dân đón tiếp. Hai ông Bạch Đẳng và Cao Lôi kêu gọi nhân dân đánh giặc.

52. Lê Đô: Sinh ở đạo Sơn Nam, đất An Khê, làng Hiệp Lực, Quỳnh Phụ, quận Giao Chỉ. Cha là Lê Dương, làm quan ở huyện Phụ Phượng. Vợ mất sớm, cáo quan về bốc thuốc. Một lần đi đến trang Động Lực gặp một cô gái xinh đẹp là Trần Thị Á Nương cưới làm vợ. 10-8 năm Tân Mão, sinh con trai là Lê Đô. 7 tuổi Lê Đô học kiếm và binh thư. Lê Đô mở trường luyện võ, Binh sĩ lên 1 vạn người. Năm 40 Lê Đô đem nghĩa binh về Mê Linh.

 53. Nguyệt Độ-Nguyệt Thai (hai chị em). Năm 40 tập trung hào kiệt kéo về Mê Linh, được phong Tướng Tiến bộ Tiên Phong.

 54. Nguyễn Thị Hạnh. Sinh ở làng Tiên Châu, xã Chi Tiên. Giỏi văn chương võ nghệ, đã đưa 92 nghĩa binh về Mê Linh năm 40. Được giao Trưởng Lĩnh Tiền quân (đi tiên phong).

55. Hoàng Đức Công: Quê  Giáp Nhất xã Quang Trung, huyện Vụ Bản, quận Giao Chỉ đã chiêu mộ trai tráng về Mê Linh tụ nghĩa.

 56. Diệu Tiên Thần nữ: Quê ở Bắc Ninh, vùng sông Tiêu Tương có 9 anh hùng theo Bà Trưng, 6 tướng nam, ba tướng nữ: Diệu Tiên Thần Nữ (tướng) và con là Quảng Khánh Đại Vương, quê ở Xuân Thụ[8]. Pháp Hải Đại Vương con nuôi bà Diệu Tiên, quê ở là Thôn Cẩm Giang[9]. Tam Quang Đại Vương, quê ở thôn Hồi Quan[10]. Liễu Giáp Đại Vương quê Lũng Sơn, thị trấn Lim., huyện Tiên Du, quận Giao Chỉ.

57. Phương Dung công chúa quê ở thị trấn Lim, Huyện Tiên Du, quận Giao Chỉ .

58. Đệ nhất Đông Quân, Đệ Nhị Đông Quân, Đệ Tam Đông Quân quê ở khu vực nhánh nam sông Tiêu Tương, Thôn Hoài Trung, Thôn Hòa Thượng, xã Liên Bảo. huyện Tiên Du, quân Giao Chỉ.

(Còn nữa)

CVL

 

[1] Nay thuộc tỉnh Nam Định.

[2] . Nay là thôn Vậy, xã Cộng Hòa, Huyện Thiên Bản, tỉnh Nam Định

[3] . Nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

[4] . Nay thuộc tỉnh Vĩnh Phúc.

[5] . Nay thuộc tỉnh Nam Định.

[6] . Nay thuộc tỉnh Phú Thọ.

[7] . Nay thuộc tỉnh Hải Dương.

[8] . Nay là khu phố Xuân Thụ, phường Đồng Ngàn, Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.

[9] . Nay là khu phố Cẩm giang, phường Đồng Nguyên, Từ Sơn, Bắc Ninh.

[10] . Nay là xã Tương Giang, thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.