Nghề thủ công truyền thống Nhật Bản - Nét đẹp tinh tế từ bàn tay các nghệ nhân

24/02/2024 10:53

Việc phổ biến và giới thiệu những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật Bản tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp chất lượng và giá trị lịch sử của từng sản phẩm được phổ biến rộng rãi hơn với cộng đồng người Việt Nam. Đồng thời, việc giới thiệu các nét đặc trưng tại mỗi vùng miền của Nhật Bản cũng giúp người Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về văn hoá và con người của đất nước này. Từ đó, tạo ra cầu nối giao lưu và hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.

 Theo Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản, các nghề thủ công (tiếng Nhật gọi là 伝統工芸 技術/Dento Kogei Gijutsu) được chia thành tám nhóm gồm: Gốm, dệt may, sơn mài, gia công kim loại, chế tạo búp bê, tre, gỗ và giấy. Trong mỗi nhóm này lại chia thành các nhóm nhỏ hơn. Đây là những ngành nghề sản xuất hàng hóa tiêu dùng bằng tay, dưới sự hỗ trợ của những công cụ đơn giản để tạo ra những sản phẩm phô bày được vẻ đẹp của sự khéo léo, cùng kỹ thuật truyền thống. Đó phải là một nghề được duy trì từ lâu đời, từ đời này sang đời khác, như các ngành: rèn nông cụ, chế biến lương thực thực phẩm, sơn mài, chạm khắc… Đây cũng là định nghĩa  được Hiệp hội các nghề thủ công Nhật Bản sử dụng. Những người đủ điều kiện làm việc trong ngành thủ công như các cá nhân được gọi là nghệ nhân; thợ thủ công, hoặc nếu là nhóm thì phải có giấy chứng nhận thợ thủ công, hoặc chứng nhận nhóm.

Kougeihin – The Association for the Promotion of Traditional Craft Industries là tổ chức được bảo trợ bởi chính phủ Nhật Bản, chịu trách nhiệm quảng bá và phân phối những sản phẩm thủ công mỹ nghệ truyền thống Nhật Bản trải dài khắp các tỉnh thành nước Nhật. Các sản phẩm của Kougeihin được tạo ra bởi những nghệ nhân thủ công lành nghề với kỹ thuật được phát triển từ đời này sang đời khác. Mỗi sản phẩm đến từ nhiều vùng miền khác nhau đều mang đậm nét đặc trưng của mỗi địa phương.

Thả hồn vào những sản phẩm thủ công truyền thống độc đáo Nhật Bản

Gốm sứ

Gốm sứ Nhật Bản được biết đến ở Nhật Bản với tên gọi “Tojiki” (陶磁 器) hoặc “Yakimono” (や き も の), là một trong những nghề thủ công truyền thống có giá trị nhất của hàng thủ công Nhật Bản. Nó kết hợp giữa Nghệ thuật và Truyền thống, có một lịch sử lâu đời và phản ánh các giá trị của người Nhật trong suốt thời gian đó.

2-1708700198.jpg

Theo thời gian, nhu cầu về phong cách gốm sứ Nhật Bản ngày càng tăng, khiến các nghệ nhân địa phương đơn giản hóa thiết kế của họ, đạt đến đỉnh cao là tính thẩm mỹ, cân đối, độc đáo mà đồ gốm Nhật Bản được biết đến ngày nay. Đồ gốm Nhật Bản cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi các giá trị và những sự kiện của thời kỳ nó được tạo ra, các chuyên gia đồ gốm cũng có thể xác định thời điểm đồ gốm được tạo ra chỉ bằng cách nhìn vào các họa tiết, kiểu dáng...

Dệt may

3-1708700259.jpg

Bashō-fu, một loại vải dệt thủ công truyền thống từng được hoàng gia Ryukyu mặc, được sản xuất độc quyền tại Kijōka, một ngôi làng nhỏ ở quận Ōgimi ở phía bắc Okinawa. Các sợi vải tinh tế đến từ lá của itobasho, một loại chuối hoang dã; việc thu hoạch, kéo sợi, nhuộm tự nhiên và dệt vải đều được thực hiện tại địa phương. Sản xuất đã giảm trong những năm gần đây do sự thiếu của itobasho và sự mai một trong số lượng của những người thợ thủ công bashō-fu lành nghề. Phải mất tới ba tháng và phải kéo sợ tới 200 cây để dệt một bộ kimono bashō-fu; vì vậy, đây được coi như là một sản phẩm đắt giá đích thực, có thể lấy tới vài triệu yên, hoặc hàng chục ngàn đô la.

Sơn mài

Đồ sơn mài trong tiếng Nhật là 漆器, phát âm là Shiki. Các sản phẩm được làm bằng cách phủ sơn mài trên nền gỗ hoặc giấy, thường được tìm thấy trong các bộ đồ ăn như bát đĩa. Vì vậy, người thợ sơn mài phải có tay nghề điêu luyện và thành thạo. Tất nhiên, thành phẩm sơn mài đã được sấy khô và không có độc tính. Đặc trưng của đồ sơn mài Nhật Bản có lẽ là kiểu dáng hoa văn truyền thống. Có rất nhiều đồ sơn mài sử dụng các họa tiết truyền thống, nhìn thoáng qua có thể nhận ra ngay là sản phẩm sơn mài của Nhật Bản.

4-1708700303.jpg

Búp bê Kokeshi

Có từ thời Edo (1600-1868), búp bê Kokeshi là sản phẩm nổi tiếng của vùng Tohoku, đông bắc Nhật Bản, nơi có nhiều suối nước nóng và khu nghỉ dưỡng. Những con búp bê đầu tiên được các nghệ nhân nơi đây đẽo và bán cho du khách. Kokeshi là hình các bé gái có đầu tròn tương đối to và thân hình trụ. Nét mặt được họa bằng những đường nét đơn giản. Trên thân búp bê được phủ một lớp sáp mỏng. Họa tiết trên thân cũng đơn giản như hoa lá cỏ cây với những gam màu cơ bản như đen, đỏ, vàng và tím. Điểm hết sức độc đáo ở những con búp bê này là chúng không hề có chân tay.

5-1708700360.jpg

Búp bê Kokeshi truyền thống mang nhiều ý nghĩa về văn hóa tâm linh độc đáo của địa phương, là biểu tượng cho sự an lành. Họ tin rằng những đứa trẻ chơi với những con búp bê này sẽ được trời che chở và khỏe mạnh. Họ cũng tin tưởng búp bê Kokeshi hứa hẹn sẽ mang đến một vụ mùa bội thu. Một số khác mua con búp bê về để chúng bảo vệ ngôi nhà khỏi hỏa hoạn…

6-1708700397.jpg

Chế tác vật dụng từ tre trúc là ngành nghề thủ công truyền thống nổi bật ở các tỉnh Oita, Gifu hay Kyoto, những địa phương có nguồn tre trúc dồi dào. Nếu thấy những chiếc giỏ tre hơi cồng kềnh thì bạn có thể chọn chổi đánh trà Chasen dùng trong Trà đạo, quạt Uchiwa hay bộ gác đũa hoa anh đào duyên dáng.

7-1708700436.jpg

Edo Kiriko có nguồn gốc từ Edo, vốn là tên cũ của Tokyo. Sáng lập Edo Kiriko được cho là Kagaya Kyubei. Sau khi Kagaya Kyubei hoàn thành nghiên cứu của mình tại Osaka, một thành phố đã phát triển các phương pháp sáng tạo về sản xuất thủy tinh, ông quay trở lại Odenmacho, Edo và mở một cửa hàng thủy tinh sản xuất nhiệt kế và kính đeo mắt vào năm 1834.

16-1708700494.jpg

Đặc trưng của Edo Kiriko là kỹ thuật cắt sâu, dứt khoát, chính xác và tinh xảo. Nếu quan sát kỹ mặt cắt của sản phẩm, chúng ta dễ dàng nhận thấy vô số hoa văn hình học tinh xảo, giúp người sử dụng sản phẩm cầm nắm dễ dàng hơn. Ngoài ra, do được làm từ loại kính trong, kết hợp với đường cắt phức tạp nên Edo Kiriko phản chiếu ánh sáng lung linh của cầu vòng ngũ sắc.

Giấy Washi

17-1708700543.jpg

Quận Fukui ở miền Trung Nhật Bản nổi tiếng với Washi, một loại giấy được làm từ sợi của cây gampi, cây bụi mitsumata và bụi dâu. Vùng Goka, bao gồm 5 ngôi làng được gọi chung là “Echizen Washi no Sato”, đã làm giấy Washi từ thế kỷ VI; ngày nay có 67 nhà máy giấy ở đây, sử dụng cả phương pháp chế biến thủ công và công nghiệp.

Dao Sakai

18-1708700647.jpg

Dao Sakai là một thương hiệu dao nổi tiếng của Nhật Bản với hơn 600 năm lịch sử gắn liền với địa danh Sakai, một thành phố thuộc tỉnh Osaka. Cho đến nay, nghề làm dao thủ công ở đây vẫn giữ được những giá trị tinh túy nhờ duy trì được chất lượng cao, đa dạng về loại hình từ dao thông dụng cho đến dao chuyên dụng cho các đầu bếp chuyên nghiệp, đang ngày càng được người tiêu dùng trên khắp thế giới ưa chuộng.

a-1708700791.jpg

Magewappa (曲げわっぱ) là từ dùng để chỉ các sản phẩm thủ công được chế tác kỳ công, cẩn thận từng cái một bằng phương pháp truyền thống. Các sản phẩm magewappe phổ biến phải kể đến như hộp cơm bento, chén, bát, cốc, đĩa,… Magewappa có xuất xứ từ Akita, một trong 6 quận của Tohohku, được làm bằng cách ngâm nước hoặc hấp gỗ đã bào (thường là gỗ tuyết tùng hoặc gỗ bách) trước khi uốn thành các hộp cơm, giá hấp... Hương thơm tự nhiên và vân gỗ càng làm tăng sự ngon miệng cho thực khách.

Dù là bất kể nghề thủ công truyền thống Nhật Bản nào đi nữa thì nó cũng luôn chứa đựng bên trong những câu chuyện về lịch sử, về cái đẹp vô giá, về những giá trị tinh thần không thể nào có được lần hai. Nhật Bản nói riêng các quốc gia khác cần phải ý thức, bảo vệ và lưu truyền các làng nghề thủ công truyền thống của riêng mình cho muôn đời.

Sự kết hợp giữa Inter Art Saigon & Kougeihin

Inter Art Saigon là đơn vị thiết kế nội thất và thi công uy tín đến từ Nhật Bản, được thành lập năm 1996 bởi ông Shiosaki Hironao và ông Yuichi Hagi. Với hơn 27 năm kinh nghiệm, chúng tôi đặt mục tiêu trở thành công ty thi công và thiết kế nội thất hàng đầu Châu Á, cung cấp không gian và nội thất chất lượng cao. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản, Inter Art Saigon hợp tác cùng Kougeihin để mang đến Việt Nam những sản phẩm thủ công truyền thống đặc sắc của Nhật Bản. Mục đích của hoạt động này là để giới thiệu và quảng bá những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật Bản, lịch sử hình thành và quá trình sản xuất tới cộng đồng người Việt Nam. Từ đó chúng tôi cũng rất mong muốn mọi người biết đến và có thể phân biệt, so sánh được giữa đồ thủ công truyền thống chính thống của Nhật Bản và hàng thủ công không chính thống của Nhật Bản đang có trên thị trường Việt Nam hiện nay.

Việc phổ biến và giới thiệu những sản phẩm thủ công truyền thống của Nhật Bản tại Việt Nam có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp chất lượng và giá trị lịch sử của từng sản phẩm được phổ biến rộng rãi hơn với cộng đồng người Việt Nam. Đồng thời, việc giới thiệu các nét đặc trưng tại mỗi vùng miền của Nhật Bản cũng giúp người Việt Nam có cái nhìn tổng quát hơn về văn hoá và con người của đất nước này. Từ đó, tạo ra cầu nối giao lưu và hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia Việt Nam và Nhật Bản.

Xem chi tiết về sản phẩm thủ công truyền thống Nhật Bản tại đường link:

https://adornmuseum.com/vn/jpcrafts

Adorn Museum

Địa chỉ: O-1, TM.01, Tầng 1, Tòa nhà Orchid 1, Hado Centrosa Garden, Số 200, Đường 3/2, Phường 12, Quận 10, TP.HCM, Việt Nam.

Hotline: (+84) 28 3930 3428

Email: support@adornmuseum.com

Giờ hoạt động:

8:30 - 17:30, Thứ 2 – Thứ 6 & 8:30 - 12:00, Thứ 7.

PV
Bạn đang đọc bài viết "Nghề thủ công truyền thống Nhật Bản - Nét đẹp tinh tế từ bàn tay các nghệ nhân" tại chuyên mục Làng nghề. Hotline: 0846460404 - Liên hệ Quảng cáo: 0912563309