Nhà báo Vũ Xuân Bân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

BBT
Vừa qua, Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam đã có quyết định bổ nhiệm Nhà báo Vũ Xuân Bân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam.
img-9090-1721658101.jpeg

Nhà báo Vũ Xuân Bân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam

Theo Quyết định số 107/2024/QĐ - TCPTNT ngày 01/07/2024 của Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học phát triển nông thôn Việt Nam, Nhà báo Vũ Xuân Bân giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Biên tập Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, thời hạn bổ nhiệm 05 năm kể từ ngày 01/07/2024. 

Nhà báo Vũ Xuân Bân, sinh năm 1950, từng trải qua các vị trí công tác trong lĩnh vực báo chí: Nguyên Phóng viên Chiến trường GP10 - TTXVN; Nguyên Trưởng Ban biên tập tin trong nước TTXVN; Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử văn hiến Việt Nam; Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển.

Ngoài lĩnh vực báo chí, ông còn tham gia viết văn. Các tác phẩm của ông đã xuất bản: Tơ Vò - Tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 2018; Ứng nghiệm thành đạt - Tập truyện ký, NXB Hội Nhà văn, 2023; Cây thay lá - Tiểu thuyết, NXB Hội Nhà văn, 2024 về đề tài chống tiêu cực, tham nhũng quyền lực hấp dẫn bạn đọc, được công chúng mến mộ. 

Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, cơ quan ngôn luận của Hội Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam, là một tạp chí chuyên ngành uy tín trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã được Hội đồng Giáo sư Nhà nước xác nhận công bố công trình khoa học từ năm 2012, đạt chỉ số xuất bản: ISSN 1859 - 4700. Trong những năm gần đây, Tạp chí Khoa học Phát triển Nông thôn Việt Nam là kênh thông tin chuyên sâu về "Nông nghiệp sinh thái - bền vững, Nông thôn hiện đại - đáng sống, Nông dân hiện đại - văn minh" được Bộ Nông nghiệp và PTNT, UBND Thành phố Hà Nội tặng Bằng khen về thành tích tuyên truyền xây dựng Nông thôn mới, Chương trình OCOP, Quảng bá sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các vùng miền, Du lịch Nông thôn, Phát triển làng nghề bền vững...!