Sinh Vật Cảnh góp phần kiến tạo không gian xanh và bảo vệ môi trường

Hà Nội và các đô thị lớn hiện nay luôn phải đối mặt với áp lực về không gian xanh do mật độ dân số đông và sự gia tăng của các phương tiện giao thông. Để tạo thêm nhiều không gian xanh cho đô thị, cần có các giải pháp từ nhiều bộ ngành khác nhau. Tuy nhiên, một điểm sáng hiện nay là diện tích chuyên canh hoa và cây cảnh tại Hà Nội đang dần tăng lên, góp phần kiến tạo thêm những không gian xanh cho thủ đô. Để rõ hơn về điều này, chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Gia Thọ - Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội, và ông Vương Xuân Nguyên - Viện trưởng Viện Kinh tế - Văn hóa và Nghệ thuật.

 PV: Chúng ta có thể thấy rằng diện tích hoa và cây cảnh của Hà Nội đang ngày càng gia tăng, góp phần tô điểm cảnh quan và bộ mặt thủ đô. Xin ông Nguyễn Gia Thọ có thể chia sẻ thêm về vấn đề này để khán giả truyền hình hiểu rõ hơn không?

Ông Nguyễn Gia Thọ: Hà Nội và các đô thị lớn hiện nay luôn phải đối mặt với áp lực về không gian xanh do mật độ dân số đông và sự gia tăng của các phương tiện giao thông. Để tạo thêm nhiều không gian xanh cho đô thị, cần có các giải pháp từ nhiều bộ ngành khác nhau. Tuy nhiên, một tín hiệu đáng mừng là diện tích chuyên canh hoa và cây cảnh tại Hà Nội đang dần tăng lên, góp phần kiến tạo thêm những không gian xanh cho thủ đô. Năm 2023, thành phố Hà Nội có hơn 8.100 ha chuyên canh hoa và cây cảnh, đạt giá trị sản xuất khoảng 7.000 tỷ đồng. Đây là ngành nghề có giá trị cao nhất trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và đang ngày càng được quan tâm.

capture-00k-1725181168.PNG

Ông Nguyễn Gia Thọ, Chủ tịch Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội

Ngành sinh vật cảnh nói chung và Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội nói riêng mang lại giá trị rất lớn cho cuộc sống văn hóa, tinh thần, đặc biệt là trong bối cảnh thành phố đang ngày càng đô thị hóa. Các số liệu đã chứng minh giá trị của sinh vật cảnh đối với sự phát triển của thành phố. Năm nay, Hà Nội tổ chức kỷ niệm 70 năm giải phóng thủ đô, và Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội đã giao nhiệm vụ cho Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn kết hợp với Hội Sinh Vật Cảnh tổ chức Festival Sinh Vật Cảnh. Đây là một sự kiện quan trọng trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 75 năm giải phóng thủ đô, minh chứng cho vai trò quan trọng của ngành sinh vật cảnh tại Hà Nội và trên cả nước.

PV: Thưa ông Vương Xuân Nguyên, Sinh Vật Cảnh đã được coi là một trong bảy nhóm ngành phát triển nông thôn. Vậy điều này có ý nghĩa như thế nào đối với thành phố hiện nay?

Ông Vương Xuân Nguyên: Vâng, chúng ta biết rằng thú chơi Sinh Vật Cảnh đã có từ ngàn đời nay và đã được ông cha truyền lại qua nhiều thế hệ, trở thành một giá trị sâu sắc trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đặc biệt, 65 năm trước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phát động Tết trồng cây, khởi xướng cuộc cách mạng về cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Đến năm 2018, Chính phủ ban hành Nghị định 52, chính thức công nhận hoạt động sản xuất và kinh doanh Sinh Vật Cảnh là một trong bảy nhóm ngành phát triển nông thôn. Đây là bước tiến quan trọng trong việc chuyển đổi từ một thú chơi sang một ngành kinh tế sinh thái, góp phần xây dựng nông thôn mới và đô thị văn minh.

capturekmfp-1725181201.PNG

Ông Vương Xuân Nguyên, Viện trưởng Viện Kinh tế Văn hóa và Nghệ thuật

Hiện nay, thành phố Hà Nội đang triển khai đề án phát triển nông nghiệp đô thị, đưa hoa, cây cảnh và các loại cây trồng vào không gian sống. Điều này cũng là một trong những giải pháp quan trọng để ứng phó với biến đổi khí hậu và gia tăng diện tích cây xanh cho người dân thành phố. Hà Nội đang ở mức khoảng 2 mét vuông cây xanh trên đầu người, thấp hơn so với tiêu chuẩn từ 6 đến 8 mét vuông của các thành phố xanh. Ngành nông nghiệp Hà Nội đã có nhiều chuyển biến, phát huy giá trị văn hóa làng nghề, tổ chức các lễ hội như Festival hoa đào, quất cảnh, lễ hội sen và sắp tới là Festival Sinh Vật Cảnh lần thứ nhất. Đây là những tín hiệu đáng mừng để cụ thể hóa các mục tiêu trong Nghị định 52 của Chính phủ.

PV: Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội đã nối tiếp truyền thống cha ông trong lĩnh vực Sinh Vật Cảnh, vậy chúng ta có phương hướng gì để phát triển từ giá trị truyền thống này gắn với cuộc sống đô thị hiện nay?

Ông Nguyễn Gia Thọ: Sinh Vật Cảnh đã tồn tại từ thời ông cha ta và từng là thú vui của giới quyền quý. Tuy nhiên, với Nghị định 52, Sinh Vật Cảnh đã được công nhận là một ngành kinh tế xanh, sạch, mang lại giá trị kinh tế và tinh thần rất lớn. Số hội viên Sinh Vật Cảnh ở Hà Nội đã tăng từ 2.000 lên 11.000 người, cho thấy sự lan tỏa mạnh mẽ. Đây không còn là thú chơi mà đã trở thành một nét sống xanh, góp phần xây dựng và phát triển thủ đô.

PV: Festival Sinh Vật Cảnh Hà Nội 2024 sắp tới sẽ tạo nên điểm mới gì và giá trị của nó sẽ tác động như thế nào đến đời sống hiện nay?

Ông Vương Xuân Nguyên: Festival Sinh Vật Cảnh Hag Nội 2024 là dịp để kết nối nghệ nhân, doanh nhân, và các chủ nhà vườn trên toàn quốc, đồng thời thúc đẩy giao thương và lan tỏa giá trị văn hóa, nghệ thuật Sinh Vật Cảnh. Thông qua sự kiện này, chúng ta có cơ hội để giao lưu quốc tế và thúc đẩy ngành nông nghiệp sinh thái của Hà Nội phát triển theo hướng tích hợp với đô thị văn minh, đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế và văn hóa của thủ đô.

Phóng sự của VTC1

PV: Sinh Vật Cảnh gắn liền với câu chuyện phát triển kinh tế, thúc đẩy xã hội, tăng nền tảng giá trị nhiều hơn, đúng không ạ?

Ông Nguyễn Gia Thọ: Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội có một giá trị uy tín đối với sinh vật cảnh cả nước. Khi hội được Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cùng Sở Nông nghiệp tổ chức Festival lần thứ nhất này, chúng tôi đã phát công văn mời các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, đã có sự hưởng ứng nhiệt tình từ 52 tỉnh thành, kéo quân về Hà Nội tham gia. Mục tiêu của chúng tôi là trưng bày 1014 cây thế đẹp, tượng trưng cho 1014 năm Thăng Long - Hà Nội. Đồng thời, tại vị trí trang trọng nhất, chúng tôi sẽ trưng bày 70 cây có giá trị kinh tế và nghệ thuật cao, tượng trưng cho 70 năm Giải phóng Thủ đô. Hội Sinh Vật Cảnh Hà Nội hoạt động theo chủ trương "Hà Nội với cả nước, cả nước với Hà Nội," vì vậy, chúng tôi đã bỏ rất nhiều tâm huyết để tổ chức Festival này. Chúng tôi rất cảm động và cảm ơn sự hưởng ứng nhiệt tình của các anh chị em yêu sinh cảnh và các hội sinh cảnh từ các tỉnh thành vì Thủ đô thân yêu.

Ông Vương Xuân Nguyên: Dạ, tôi được biết đây là một trong 17 sự kiện lớn chào mừng 70 năm Giải phóng Thủ đô. Thành ủy, Ủy ban Nhân dân thành phố và Sở Nông nghiệp rất quan tâm. Trong dịp lễ Quốc khánh mùng 2 tháng 9, sự kiện này sẽ là một trong những địa điểm sôi động nhất. Không chỉ ngành nông nghiệp, mà cả ngành công an và các ngành khác cũng hướng về, tạo điều kiện tốt nhất để đón tiếp nghệ nhân, doanh nhân và chủ nhà vườn từ toàn quốc. Chúng tôi mong muốn lan tỏa giá trị về tình yêu quê hương, đất nước trong dịp kỷ niệm 70 năm này.

Xin cảm ơn hai ông!