Đặc biệt, sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 quy định “hoạt động sản xuất, kinh doanh Sinh Vật Cảnh” là một trong 07 nhóm ngành phát triển nông thôn, với những thế mạnh của vùng đất có truyền thống trồng hoa cây cảnh lâu đời, Ban chỉ đạo Chương trình số 04-CTr/TU của Thành ủy giai đoạn 2021-2025 cùng ngành Nông nghiệp và PTNT Hà Nội đã kịp thời quan tâm chỉ đạo và tạo nhiều điều kiện để ngành Sinh Vật Cảnh phát triển mạnh mẽ.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Rau quả TW - Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong giai đoạn 2018 - 2023, giá trị sản xuất, diện tích chuyên canh hoa cây cảnh của Hà Nội liên tục tăng trưởng. Cụ thể:
Stt |
2018 |
2019 |
2020 |
2021 |
2022 |
2023 |
Diện tích (ha) |
6.420 |
6.850 |
7.200 |
7.500 |
7.800 |
8.100 |
Giá trị sản xuất (Tỷ đồng) |
4.500 |
5.000 |
5.500 |
6.000 |
6.500 |
7.000 |
Sản lượng (Triệu cành) |
250 |
270 |
290 |
310 |
330 |
350 |
Đến nay, Thành phố đã công nhận 14 làng nghề về hoa, cây cảnh gồm: Làng nghề sinh vật cảnh thôn Cơ Giáo; Làng nghề sinh vật cảnh thôn Xâm Xuyên; Làng nghề truyền thống hoa cây cảnh Nội Thôn; Làng nghề truyền thống hoa đào Nhật Tân; Làng nghề truyền thống hoa Tây Tựu; Làng nghề hoa Đại Bái; Làng nghề hoa, cây cảnh Hạ Lôi; Làng nghề hoa, cây cảnh Liễu Trì; Làng nghề Quất cảnh Tứ Liên; Làng nghề trồng quất cảnh xã Tàm Xá; Làng nghề cây cảnh hoa giấy thôn Phù Đổng; Làng nghề Trồng hoa Mai trắng Thôn An Hòa; Làng nghề hoa, cây cảnh Tích Giang; Làng nghề trồng Đào, cây cảnh thôn Đông Thai. Và đến nay đã có 36 sản phẩm hoa cây cảnh được công nhận là sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên.
Theo thống kê của Hội Sinh Vật Cảnh thành phố Hà Nội, lĩnh vực hoa cây cảnh trên địa bàn Thành phố góp phần giải quyết việc làm thương xuyên và thời vụ cho khoảng 80.000 người. Sinh Vật Cảnh góp phần bảo vệ môi trường, tôn tạo cảnh quan thiên nhiên, di dích lịch sử, kiến tạo không gian sống trong lành; thu hút du lịch quảng bá hình ảnh Việt Nam - Đất nước - Con người. Trong những năm qua, hoạt động Sinh Vật Cảnh luôn hiện diện trong tất cả hoạt động, sự kiện kinh tế, văn hóa, chính trị lớn của Thủ đô, tiêu biểu là Triển lãm Sinh Vật Cảnh Việt Nam chào mừng Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội năm 2010. Và ở nhiều địa phương Sinh Vật Cảnh đã trở thành động lực trong xây dựng Nông thôn mới.
Tuy nhiên, những kết quả trên chưa thực sự tương xứng với tiềm năng lợi thế của một ngành kinh tế sinh thái có giá trị cao như Sinh Vật Cảnh. Mặt khác, quá trình đô thị hóa ở Hà Nội đã và đang diễn ra nhanh chóng đòi hỏi phải có thêm những chính sách ưu tiên phát triển nông nghiệp đô thị, nông nghiệp sinh thái bền vững, trong đó Sinh Vật Cảnh có vai trò rất quan trọng.